Cảm biến tiệm cận là loại cảm biến được sử dụng trong nhiều lĩnh vực và hoạt động cuộc sống hàng ngày. Bài viết này, ATPro Corp sẽ giới thiệu cấu tạo cảm biến tiệm cận, nguyên lý hoạt động và các yếu tố lựa chọn phù hợp. Nào cùng theo dõi bài viết này của ATPro nhé!
Cảm biến tiệm cận là gì?
Cảm biến tiệm cận (hay còn gọi là Công tắc tiệm cận hoặc PROX) sẽ phản ứng khi có vật ở gần cảm biến. Khoảng cách chỉ có vài mm để phát hiện vị trí máy. Cảm biến thường phát hiện vị trí cuối của chi tiết máy và tín hiệu đầu ra của một chức năng khác của máy. Đặc biệt nổi bật của loại cảm biến công nghiệp này chính là hoạt động tốt ngay cả trong những môi trường khắc nghiệt nhất.
Cảm biến tiệm cận được sử dụng vì nó có nhiều lợi ích quan trọng.
- Phát hiện vật thể trong môi trường xung quanh. Không cần tiếp xúc hay tác động lên vật thể.
- Khả năng đo lường khoảng cách đến vật thể một cách chính xác.
- Cảm biến tiệm cận được thiết kế hoạt động đáng tin cậy trong môi trường khắc nghiệt và có khả năng chống nhiễu tốt.
- Kích thước nhỏ gọn và có thể được tích hợp vào các thiết bị và hệ thống khác nhau một cách dễ dàng.
- Một số cảm biến tiệm cận được thiết kế hoạt động ở chế độ tiêu thụ thấp và chỉ hoạt động khi cần thiết. Giúp giảm tải năng lượng và kéo dài tuổi thọ pin hoặc nguồn điện.
- Giá thành thấp hơn các loại cảm biến quang.
Các cấu tạo của cảm biến tiệm cận
Loại cảm biến tiệm cận thông thường sẽ có 4 phần chính. Bao gồm: phần cảm biến, bộ cảm nhận, mạch dao động và bộ phận tín hiệu đầu ra.
Có 2 loại cảm biến tiệm cận phổ biến hiện nay:
Cảm biến tiệm cận điện dung: phát hiện được hầu hết các vật thể và điều chỉnh được độ nhạy của cảm biến. Chẳng hạn, Cảm biến điện dung AUTONICS CR18-8DN được ATPro Corp phân phối. Có khả năng phát hiện mọi vật liệu bao gồm kim loại, sắt, đá, nhựa, nước…
Cảm biến tiệm cận điện cảm: chỉ phát hiện các đối tượng là kim loại (không phát hiện các đối tượng có cấu tạo không phải là kim loại).
Cảm biến tiệm cận có nguyên lý hoạt động như thế nào?
Hầu hết các loại cảm biến tiệm cận đều hoạt động dựa trên nguyên lý trường điện từ. Thu nhận tín hiệu trong khoảng bán kính tối đa 30mm. Chỉ cần tín hiệu trong khoảng cách này thì thiết bị sẽ tự động gửi đến bộ xử lý để điều khiển.
Nếu như vật thể kim loại di chuyển về phía trường này, dòng điện xoáy trong vật sẽ tạo ra. Điều này gây ra tác động giống như máy biến thế. Làm cho năng lượng trong cuộn phát hiện giảm đi, dao động giảm xuống. Đồng thời độ mạnh của từ trường giảm và mạch giám sát phát hiện mức dao động cũng giảm đi. Và sau đó thay đổi đầu ra cuối cùng sẽ phát hiện ra vật.
Do nguyên lý hoạt động của cảm biến tiệm cận sử dụng trường điện từ. Nên cảm biến tiệm cận có tính năng vượt trội hơn so với cảm biến quang điện. Có khả năng hoạt động tốt kể cả trong môi trường khắc nghiệt .
>> Xem thêm: Cảm biến siêu âm là gì? Cấu tạo và các ứng dụng thực tế
Các yếu tố lựa chọn cảm biến tiệm cận
Mỗi loại cảm biến sẽ có tính năng và đặc điểm riêng, khi lựa chọn sẽ phụ thuộc vào từng ứng dụng thực tế và một số yếu tố khác. Để lựa chọn một cảm biến tiệm cận phù hợp, hãy cân nhắc các yếu tố sau:
- Phạm vi cảm biến: nên lựa chọn cảm biến có phạm vi phù hợp với ứng dụng thực tế;
- Điện áp hoạt động: Đảm bảo rằng cảm biến hoạt động trong phạm vi điện áp của hệ thống.
- Đầu ra: Xác định bạn cần đầu ra analog hay kỹ thuật số. Tuỳ thuộc vào các yêu cầu ứng dụng của mỗi hệ thống.
- Khả năng tương thích vật liệu: Xác định cảm biến có thể phát hiện đối tượng cụ thể mà bạn định đo/giám sát.
- Cân nhắc môi trường hoạt động: Xem xét các yếu tố như độ ẩm, nhiệt độ, khả năng gây nhiễu,…
- Độ chính xác và độ tin cậy: Đánh giá các thông số kỹ thuật của cảm biến. Về độ chính xác và độ tin cậy để xác định rằng cảm biến đáp ứng mức hiệu suất của hệ thống ứng dụng.
- Tuỳ chọn gắn kết: Xem xét các tuỳ chọn gắn có sẵn. Nhằm đảm bảo cài đặt thích hợp trong ứng dụng của bạn.
Xem thêm Cảm biến là gì? Mua cảm biến Sensor chính hãng ở đâu giá rẻ
Các ứng dụng của cảm biến tiệm cận
- Hệ thống tự động hóa công nghiệp: để phát hiện vật thể và điều khiển các quy trình sản xuất. Kiểm đếm sản phẩm trên dây chuyền sản xuất, kiểm tra sự hiện diện của vật thể trong quy trình sản xuất hoặc kiểm tra đúng/sai trong quá trình lắp ráp,…
- Trong xe hơi: Trong xe hơi, cảm biến tiệm cận được sử dụng để phát hiện sự tiếp cận của vật thể trong các hệ thống cảnh báo và tránh va chạm. Trong hệ thống cảnh báo va chạm khi lùi xe, hệ thống đỗ xe tự động hoặc hệ thống tránh va chạm tự động.
- Điện tử tiêu dùng: Trong các thiết bị điện tử như điện thoại di động, máy tính bảng,… chức năng sử dụng để tắt màn hình khi đưa điện thoại gần tai trong cuộc gọi.
- Trong hệ thống an ninh: Cảm biến tiệm cận có thể được sử dụng trong các hệ thống an ninh để phát hiện sự tiếp cận không mong muốn.
- Cảm biến tiệm cận trong robot và thiết bị tự động: cảm biến tiệm cận được sử dụng để phát hiện vật thể và định vị trong không gian. Chúng có thể được sử dụng để hướng dẫn robot di chuyển trong môi trường, tránh vật cản,…
Xem nhanh top 12 cảm biến công nghiệp tốt được nhiều người tin dùng tại ATPro
Trên đây là một số những chia sẻ thông tin về cấu tạo cảm biến tiệm cận cũng như các yếu tố lựa chọn cảm biến phù hợp.
Hãy liên hệ ngay với ATPro Corp qua số hotline để được hỗ trợ tư vấn và báo giá nhanh chóng. Rất hân hạnh hợp tác cùng quý khách.
Tham khảo ngay các sản phẩm đang được bán chạy nhất tại ATPro
ATPro - Cung cấp phần mềm SCADA, quản lý điện năng, hệ thống gọi số, hệ thống xếp hàng, đồng hồ LED treo tường, đồng hồ đo lưu lượng nước, máy tính công nghiệp, màn hình HMI, IoT Gateway, đèn tín hiệu, đèn giao thông, đèn máy CNC, bộ đếm sản phẩm, bảng LED năng suất, cảm biến công nghiệp,...uy tín chất lượng giá tốt. Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.
Bài viết liên quan
Ứng Dụng Cảm Biến Áp Suất Trong Hệ Thống Công Nghiệp Hiện Đại
Có thể nói, cảm biến áp suất là một thành phần không thể thiếu, giúp [...]
Th6
Hướng Dẫn Cách Lắp Đặt Và Bảo Dưỡng Cảm Biến Quang Hiệu Quả, Đơn Giản
Cảm biến quang là thiết bị quan trọng trong các hệ thống tự động hóa, [...]
Th6
Tích Hợp Cảm Biến Độ Ẩm Trong Các Thiết Bị IoT Mang Lại Những Lợi Ích Gì?
Trong kỷ nguyên công nghệ số, Internet vạn vật (IoT) đang thay đổi cách chúng [...]
Th6
Bạn Đã Biết Cách Hiệu Chuẩn Cảm Biến Nhiệt Độ Để Đảm Bảo Độ Chính Xác?
Hiệu chuẩn cảm biến nhiệt độ là bước quan trọng để đảm bảo thiết bị [...]
Th6
Cảm Biến Áp Suất Là Gì? Các Loại Cảm Biến Áp Suất Phổ Biến Hiện Nay
Cảm biến áp suất là thiết bị có vai trò quan trọng trong nhiều ngành [...]
Th6
Hướng Dẫn Cách Hiệu Chuẩn Cảm Biến Độ Ẩm Để Đạt Độ Chính Xác Cao
Cảm biến độ ẩm là thiết bị quan trọng trong nhiều ngành & lĩnh vực [...]
Th6