Cấu Trúc Hệ Thống IoT Gồm Có Mấy Phần Chính

Cấu Trúc Hệ Thống IoT

Trong kỷ nguyên công nghệ số, hệ thống IoT (Internet of Things) đang nổi lên như một xu hướng tất yếu. Mở ra một thế giới kết nối và tương tác không giới hạn giữa các thiết bị, vật thể thông qua mạng Internet. Từ ngôi nhà thông minh đến nhà máy sản xuất hiện đại, IoT đang góp phần thay đổi cách con người sống và làm việc. Các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực cũng nhanh chóng ứng dụng công nghệ này. Nhằm tối ưu vận hành, thấu hiểu khách hàng hơn và đưa ra những quyết định chiến lược chính xác, gia tăng giá trị cho tổ chức. Vậy, cấu trúc hệ thống IoT gồm mấy phần chính? Hãy cùng khám phá trong bài viết dưới đây của ATPro Corp!

Hệ thống IoT xu hướng phát triển hiện nay

Trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển, Internet of Things (IoT) đang trở thành một trong những xu hướng quan trọng định hình tương lai của nhiều ngành công nghiệp. IoT không chỉ mang lại khả năng tự động hóa các quy trình sản xuất và kinh doanh, mà còn giúp các doanh nghiệp giảm chi phí lao động, tiết kiệm tài nguyên và tối ưu hóa hiệu suất hoạt động. Thông qua việc thu thập và phân tích dữ liệu theo thời gian thực, IoT giúp giảm thiểu lãng phí, cải thiện chất lượng dịch vụ, đồng thời tăng tính minh bạch trong giao dịch với khách hàng, tạo nên lợi thế cạnh tranh bền vững. Nhờ vào những lợi ích thiết thực đó, IoT ngày càng khẳng định vai trò không thể thiếu trong đời sống hiện đại và hứa hẹn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ cùng với sự tiến bộ không ngừng của các công nghệ như AI, điện toán đám mây và mạng 5G.

Tìm hiểu cấu trúc hệ thống IoT gồm mấy phần chính? 

Tuỳ thuộc vào yêu cầu và độ phức tạp của hệ thống, hệ thống IoT được mở rộng với các tầng thiết bị bổ sung nhằm tăng cường khả năng quản lý dữ liệu, đảm bảo tính bảo mật cũng như đơn giản hóa quy trình bảo trì, bảo dưỡng. Tuy nhiên, về cơ bản, một hệ thống IoT tiêu chuẩn thường được cấu thành từ bốn tầng chính bao gồm: 

Cấu trúc hệ thống IoT

Tầng các thiết bị trường thu thập dữ liệu (Perception Layer)

Đây là tầng đầu tiên, có nhiệm vụ thu thập dữ liệu từ các thiết bị vật lý. Như các loại cảm biến (nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, ánh sáng…), camera, bộ truyền động, thẻ RFID… sẽ ghi nhận các thông số, trạng thái và tình hình hoạt động của đối tượng cần giám sát. Dữ liệu sau đó được chuyển đến các tầng trên để xử lý.

Với sự hỗ trợ của các công nghệ truyền thông không dây, tầng này ngày càng linh hoạt và chính xác trong việc thu thập dữ liệu thời gian thực.

Tầng mạng (Network Layer)

Tầng mạng đóng vai trò là cầu nối trung gian, chịu trách nhiệm truyền tải dữ liệu từ các thiết bị thu thập ở tầng thiết bị trường đến trung tâm xử lý hoặc nền tảng lưu trữ như máy chủ hoặc đám mây. Quá trình truyền dữ liệu diễn ra thông qua nhiều giao thức và công nghệ khác nhau. Chẳng hạn như Wi-Fi, Zigbee, Bluetooth, 4G/5G, Ethernet hoặc LoRa, tùy thuộc vào phạm vi ứng dụng và yêu cầu của hệ thống. Bên cạnh nhiệm vụ truyền dữ liệu, tầng mạng còn đảm bảo các yếu tố quan trọng như bảo mật thông tin, định tuyến chính xác và giảm thiểu rủi ro mất mát dữ liệu trong quá trình truyền tải. Nhờ vậy mà hệ thống IoT vận hành một cách ổn định, liền mạch và đáng tin cậy trong môi trường thực tế có nhiều yếu tố gây nhiễu.

Tầng xử lý dữ liệu (Processing Layer – Middleware / Cloud Layer)

Tại tầng này đóng vai trò trung tâm trong hệ thống IoT, nơi dữ liệu thu thập được phân tích, xử lý, lưu trữ và chuyển hóa thành thông tin có giá trị. Những nền tảng như điện toán đám mây (Cloud Computing), máy chủ (Server), hoặc các công nghệ trí tuệ nhân tạo và học máy (AI/ML),…Dùng để thực hiện các tác vụ như phát hiện bất thường, đưa ra dự đoán, tự động hóa phản ứng hoặc tối ưu hiệu suất vận hành. Giúp tổ chức dữ liệu một cách khoa học mà còn hỗ trợ đưa ra quyết định nhanh chóng và chính xác. Nhờ khả năng xử lý mạnh mẽ, tầng này góp phần quan trọng trong việc chuyển đổi dữ liệu “thô” thành những thông tin có ý nghĩa. Phục vụ tốt cho các ứng dụng quản lý, giám sát và điều khiển trong thực tiễn.

Tầng ứng dụng (Application Layer)

Đây là tầng nối giữa hệ thống IoT và người dùng cuối, các dữ liệu sau khi được xử lý sẽ được trình bày dưới dạng giao diện trực quan như bảng điều khiển (dashboard), phần mềm quản lý, hoặc các ứng dụng di động. Người dùng trực tiếp giám sát, điều khiển và tương tác với hệ thống, từ đó đưa ra các quyết định nhanh chóng và chính xác dựa trên thông tin được cung cấp. Tầng ứng dụng đóng vai trò tối ưu hoá vận hành, nâng cao trải nghiệm và giá trị sử dụng của toàn bộ hệ thống IoT. Một số ví dụ điển hình cho tầng này bao gồm: hệ thống nhà thông minh (smarthome), giám sát sức khỏe từ xa, quản lý tiêu thụ năng lượng, hay giám sát và điều khiển dây chuyền sản xuất trong công nghiệp.

Các ứng dụng phổ biến của hệ thống IoT

Với khả năng kết nối và chia sẻ dữ liệu theo thời gian thực, IoT đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và chất lượng cuộc sống.

  • Quản lý chất thải: Giúp theo dõi mức đầy của thùng rác, tối ưu hóa lộ trình thu gom, giảm chi phí và nâng cao vệ sinh môi trường.
  • Quản lý và lập kế hoạch đô thị: Thu thập dữ liệu giao thông, ánh sáng, tiếng ồn… để hỗ trợ quy hoạch đô thị thông minh, bền vững.
  • Quản lý môi trường: Giám sát chất lượng không khí, nước, độ ẩm… nhằm phát hiện sớm các nguy cơ ô nhiễm và đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.
  • Phản hồi trong các tình huống khẩn cấp: Hệ thống cảm biến và thiết bị IoT hỗ trợ phát hiện cháy nổ, tai nạn, thiên tai, từ đó tự động cảnh báo và điều phối ứng phó nhanh chóng.
  • Quản lý các thiết bị cá nhân: Giúp theo dõi và điều khiển các thiết bị điện tử, đồ gia dụng từ xa thông qua smartphone hoặc hệ thống điều khiển trung tâm.
  • Tự động hóa ngôi nhà (Smart Home): Điều khiển đèn, máy lạnh, rèm cửa, hệ thống an ninh… giúp tiết kiệm năng lượng và tăng tiện nghi cho người dùng.
Các ứng dụng phổ biến của hệ thống IoT

Tham khảo: Hệ Thống IoT Là Gì? Lợi Ích Và Ứng Dụng Của Hệ Thống IoT

Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp IoT toàn diện và đáng tin cậy, ATPro Corp là một trong những địa chỉ uy tín tại Việt Nam chuyên cung cấp các thiết bị phần cứng, phần mềm và hệ thống IoT được thiết kế theo yêu cầu. Với đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm và công nghệ hiện đại, ATPro Corp cam kết mang đến cho doanh nghiệp của bạn giải pháp công nghệ tối ưu, chất lượng cao và hiệu quả bền vững.

Tham khảo ngay các sản phẩm đang được bán chạy nhất tại ATPro

  • Có sẵn:
2.366.000 
  • Có sẵn:
3.230.000 
  • Có sẵn:
1.900.000 
  • Có sẵn:
1.491.730 
  • Có sẵn:
6.548.000 
  • Có sẵn:
  • Có sẵn:
  • Có sẵn:
12.900.000 
  • Có sẵn:
3.500.000 
  • Có sẵn:
250.000 
ATPro việt nam

ATPro - Cung cấp phần mềm SCADA, MES, quản lý điện năng, hệ thống gọi số, hệ thống xếp hàng, đồng hồ LED treo tường, đồng hồ đo lưu lượng, máy tính công nghiệp, màn hình HMI, IoT Gateway, đèn tín hiệu, đèn giao thông, đèn máy CNC, bộ đếm sản phẩm, bảng LED năng suất, cảm biến công nghiệp,...uy tín chất lượng giá tốt. Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

Ứng Dụng IoT Để Giảm Chi Phí Năng Lượng Cho Nhà Cao Tầng

Khi chi phí năng lượng ngày càng leo thang, việc tối ưu hóa vận hành [...]

Tổng Hợp Các Lợi Ích Của Việc Ứng Dụng IoT Cho Ngành Dược Phẩm

Trong thời đại công nghệ số phát triển, IoT (Internet of Things) trở thành xu [...]

Ứng Dụng Của IOT Trong Sản Xuất Ngành Điện, Công, Nông Nghiệp, Thuỷ Sản Hiện Đại

Từ ngành điện với hệ thống giám sát lưới điện thông minh, đến công nghiệp [...]

IoT trong Smarthome Là Gì? Lợi Ích Và Ứng Dụng Của IoT Trong Smarthome

Trong thời đại công nghệ số bùng nổ mạnh mẽ, IoT (Internet of Things) đã [...]

Ứng Dụng IoT Trong Xây Dựng Quản Lý Công Trình Hiện Đại

Công nghệ Internet of Things (IoT) đã mở ra tiềm năng to lớn trong việc [...]

Ứng Dụng Của IoT Trong Hệ Thống Quản Lý Nước

Ngày nay, nguồn tài nguyên nước ngày càng khan hiếm và yêu cầu quản lý [...]