Cảm biến đo mức nước hay còn gọi là cảm biến đo mực nước được sử dụng khá rộng rãi trong các hệ thống máy móc công nghiệp. Việc đầu tư các loại cảm biến đo báo mức nước này đòi hỏi người dùng cần có những kiến thức tối thiểu về nguyên lí hoạt động, cách sử dụng, công dụng của chúng. Ngoài ra việc lựa chọn theo giá thành cũng là một đặc điểm cần đáng lưu ý. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hệ thống phân loại được các cảm biến đo mức nước trên thị trường hiện nay và giúp bạn chọn lựa riêng cho mình những sản phẩm phù hợp nhất.
Các loại cảm biến đo mức nước báo đầy và cạn (ON – OFF)
Cảm biến đo mức nước báo đầy cạn trong bình nhựa – kính
Chức năng chính của cảm biến báo đầy cạn là đo mức nước trong các vật thể chứa như nhựa, kính. Việc đo lường và hiện thị thường rất ít thiết bị có thể làm được điều này. Cảm biến này được lắp đặt trên bình dạng thằng đứng, một số trường hợp khác có thể lắp đặt trên các loại bề mặt cong. Với độ nhạy cực cao, cảm biến báo đầy cạn này sẽ luôn trả về cho người sử dụng những kết quả chính xác nhất.
Ưu điểm: Giá thành rẻ, độ nhạy cao → Độ chính xác cao.
Nhược điểm: Chỉ áp dụng cho kính và nhựa, không áp dụng cho các dung môi có nhiệt độ cao.
Cảm biến đo mức nước báo đầy cạn dạng điện dung
Các loại cảm biến để đo mức nước này cũng có độ chính xác khá cao. Khi chất lỏng chạm vào bề mặt tiếp xúc của cảm biến thì ngay lập tức, một loại xung sẽ xuất hiện dưới dạng xung relay.
Ưu điểm: Ứng dụng được trong hầu hết các chất lỏng, chất rắn cần đo. Khác với loại 1, thì loại cảm biến thứ 2 này chịu được nhiệt độ và áp suất rất cao. Để có tính tùy biến cao hơn, thì mỗi môi trường hoặc nhiệt độ luôn có sự thay phiên của những model phù hợp với dung môi.
Cảm biến đo mức nước đầy và cạn thông qua chất kết dính – Keo – Xi Măng
Đối với các chất liệu kết dính như keo hoặc xi măng, ta không thể sử dụng loại cảm ứng xoay tay hoặc điện dung như ở trên được. Thay vào đó phải dùng một số vật liệu đặc trưng để kết quả báo về là chính xác nhất. Vật liệu thường sử dụng nhấ là PTFE và PEEK. Hai chất liệu này giúp cảm biến chống lại chất dính nhưng vẫn đảm bảo được độ chính xác khá cao.
Các loại cảm biến báo mức chất lỏng liên tục (Output 4-20mA)
Cảm biến báo mức nước liên tục siêu âm không hiển thị
Đây là loại cảm biến đo mức nước không tiếp xúc với độ chính xác khá cao trong các sản phẩm cùng chức năng. Nguyên lí hoạt động của cảm biến này sẽ là phóng các tia siêu âm trong không khí đến chất lỏng. Ở đây sẽ xuất hiện hiện tượng sóng siêu âm bị phản hồi lại. Từ sự phản xạ này có thể xác định được khoảng cách từ đầu của cảm biến siêu âm không hiển thị tới mức nước. Do đó, có thể tính toán chính xác được mức nước hiện tại là bao nhiêu.
Cảm biến báo mức nước liên tục bằng sóng siêu âm có hiển thị
Ưu điểm vượt trội của sóng siêu âm có hiển thị so với cảm biến sóng siêu âm không hiển thị: Hiển thị được khoảng cách, khối lượng và thể tích, dễ dàng cài đặt các giá trị đo lường mong muốn một cách dễ dàng và chính xác hơn. Dùng trong được các môi trường nước, hóa chất, thực phẩm, dầu các loại chống cháy nổ.
Nhược điểm: Không sử dụng được trong bồn chứa có nhiệt độ và áp suất cao. Bị ảnh hưởng khi bề mặt chất lỏng có gợn sóng, bồn chứa và các khu vực có sóng khác.
Cảm biến báo mức nước liên tục bằng điện dung
Đây là loại sản phẩm khá cao cấp và tinh vi với tín hiệu Output là 4 – 20mA. Từ đây dễ dàng cài đặt các tiếp điểm giúp xuất ra các tín hiệu cần thiết.
Xem thêm CẢM BIẾN ĐO CHÊNH ÁP CẦU THANG VÀ CÁC ỨNG DỤNG PHỔ BIẾN
Ưu điểm: Tiết kiệm, độ chính xác cao. Đo lường dung dịch với mực chất lỏng với tỉ lệ nhỏ nhất là 100mm. Cảm biến báo mức nước điện dung có thể sử dụng trong một số môi trường khắc nghiệt như: Nhiệt độ, áp suất cao, môi trường điện môi khác như xăng, dầu, hỗn hợp pha trộn của xi măng, hạt nhựa.
Nhược điểm: Không sử dụng loại cảm biến này trong các môi trường có chứa cánh khuấy.
Cảm biến đo mức nước liên tục bằng áp suất
Khác hoàn toàn với các phương pháp đo bằng siêu âm hay điện dung, cảm biến đo mực nước liên tục bằng áp suất sử dụng nguyên lí chênh lệch áp suất. Sự chênh lệch này biểu thị ở hai tiếp điểm của điểm cần đo với áp suất của khí quyển.
Ưu điểm: Khâu lắp đặt hệ thống khá đơn giản, độ chính xác của thiết bị cực kì cao. Cực đại khoảng cách cần đo là 200m. Quá trình đo lượng nước không phụ thuộc vào kích thước của bồn chứa nước. Điều này khá thuật tiện khi tiến hành đo ở những công trình quy mô lớn sử dụng trong công nghiệp.
Nhược điểm: Chỉ nên dùng khi đo áp suất nước vì các dung môi khác sẽ trả về kết quả không chính xác bằng. Không phù hợp khi đo ở các loại bồn chứa có nhiệt độ và áp suất cao hơn mức bình thường.
Cảm biến đo mức nước liên tục bằng radar
Phương pháp đo mực nước bằng cảm biến có sử dụng radar được coi là tiên tiến nhất. Độ chính xác cực cao khi sai số chỉ 1mm. Loại cảm biến này chia thành 2 loại:
- Radar tiếp xúc
- Radar không tiếp xúc
Cảm biến mức nước liên tục bằng radar tiếp xúc hoạt động giống với cảm biến nước sóng siêu âm. Cảm biên không tiếp xúc thì giống với cảm biến đo mức nước sử dụng điện môi.
Ưu điểm: Độ chính xác cao, gần như là tuyệt đối. Tùy biến, tinh chỉnh cao nên được sử dụng đo hầu hết các dung môi. Ngoài ra còn hoạt động tốt trong môi trường nhiệt độ và áp suất cao (Rất ít cảm biến làm được điều này).
Nhược điểm: Giá thành tương đối cao so với các loại cảm biến đo mức nước khác trên thị trường.
Cách chọn loại cảm biến báo mức nước
Để chọn được loại cảm biến đo mức nước phù hợp nhất, ta cần phải xét thêm thông qua một số tiêu chí bắt buộc dưới đây:
- Xác định kiểu mà ta cần đo: Báo đầy cạn hay là báo liên tục
- Xác định được các loại chất lỏng cần đo: Nước, hỗn hợp hay dung môi khác
- Đối với cảm biến báo đầy cạn: Chọn cảm biến có độ giài cực đại và cực tiểu phù hợp với bồn chứa và kích thước ước tính cần đo.
- Đối với cảm biến báo liên tục: Xác định được loại đo mức và các khoảng cách cần đo.
- Nhiệt độ và áp suất: Phải xác định được nhiệt độ và áp suất phù hợp để chọn thiết bị. Trên thị trường các tiêu chí về nhiệt độ và áp suất của các loại máy thường là khác nhau.
- Giá thành: Giá thành của cảm biến phải phù hợp với tài chính của dự án. Cần tham khảo giá trước khi đưa ra những quyết định phù hợp.
Xem nhanh top 6 cảm biến đo nước tốt được nhiều người tin dùng tại ATPro
Bài viết trên ATPro đã trình bày cho bạn khá nhiều kiến thức về các loại cảm biến đo báo mức nước trong công nghiệp. Mỗi loại có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Do đó, bạn cần phải xác định được rõ ràng mục đích, nhu cầu sử dụng và giá thành có thể chi trả để tránh chọn lầm thiết bị cảm biến.
Tham khảo ngay các sản phẩm đang được bán chạy nhất tại ATPro
ATPro - Cung cấp phần mềm SCADA, quản lý điện năng, hệ thống gọi số, hệ thống xếp hàng, đồng hồ LED treo tường, đồng hồ đo lưu lượng nước, máy tính công nghiệp, màn hình HMI, IoT Gateway, đèn tín hiệu, đèn giao thông, đèn máy CNC, bộ đếm sản phẩm, bảng LED năng suất, cảm biến công nghiệp,...uy tín chất lượng giá tốt. Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.
Bài viết liên quan
Ứng Dụng Cảm Biến Áp Suất Trong Hệ Thống Công Nghiệp Hiện Đại
Có thể nói, cảm biến áp suất là một thành phần không thể thiếu, giúp [...]
Th7
Hướng Dẫn Cách Lắp Đặt Và Bảo Dưỡng Cảm Biến Quang Hiệu Quả, Đơn Giản
Cảm biến quang là thiết bị quan trọng trong các hệ thống tự động hóa, [...]
Th7
Tích Hợp Cảm Biến Độ Ẩm Trong Các Thiết Bị IoT Mang Lại Những Lợi Ích Gì?
Trong kỷ nguyên công nghệ số, Internet vạn vật (IoT) đang thay đổi cách chúng [...]
Th7
Bạn Đã Biết Cách Hiệu Chuẩn Cảm Biến Nhiệt Độ Để Đảm Bảo Độ Chính Xác?
Hiệu chuẩn cảm biến nhiệt độ là bước quan trọng để đảm bảo thiết bị [...]
Th7
Cảm Biến Áp Suất Là Gì? Các Loại Cảm Biến Áp Suất Phổ Biến Hiện Nay
Cảm biến áp suất là thiết bị có vai trò quan trọng trong nhiều ngành [...]
Th7
Hướng Dẫn Cách Hiệu Chuẩn Cảm Biến Độ Ẩm Để Đạt Độ Chính Xác Cao
Cảm biến độ ẩm là thiết bị quan trọng trong nhiều ngành & lĩnh vực [...]
Th7