Khái niệm cảm biến phân loại và vai trò trong tự động hóa

cảm biến sensor

Cảm biến là một trong những thiết bị tự động hoá được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực công nghiệp, truyền thông và đời sống. Vậy khái niệm cảm biến, phân loại và vai trò của thiết bị trong các hệ thống tự động hoá là gì. Cùng tham khảo qua bài viết này của ATPro nhé!

Cảm biến là gì?

Cảm biến đo mức nước

Cảm biến là cái tên không quá xa lạ trong lĩnh vực điện tử-công nghiệp. Thiết bị cảm biến được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp. Như xử lý nước, dây chuyền sản xuất, đóng gói, giám sát năng lượng, chế biến thực phẩm, trong chăn nuôi/trồng trọt, trong lĩnh vực giao thông,….

Đây là một thiết bị điện tử có chức năng nhận biết các trạng thái, quá trình hoá học hay vật lý trong môi trường cần giám sát. Biến đổi thành tín hiệu điện để thực hiện thu thập thông tin. Thông tin xử lý cho ra tham số định tính hoặc định lượng của môi trường. Nhằm phục vụ các nhu cầu nghiên cứu khoa học kỹ thuật hay dân sinh. Hay còn gọi ngắn gọn là đo đạc, phục vụ trong truyền và xử lý thông tin, điều khiển các quá trình khác.

Xem nhanh top 12 cảm biến công nghiệp tốt được nhiều người tin dùng tại ATPro

Các loại cảm biến thông dụng

Một số các tiêu chí phân loại thông dụng của cảm biến:

Nguyên lý hoạt động: Cảm biến được phân loại theo nguyên lý hoạt động. Bao gồm: Cảm biến điện trở, Cảm biến điện dung, Cảm biến ánh sáng, Cảm biến nhiệt độ,…

Tín hiệu ra: phân loại theo tín hiệu ra. Như: tín hiệu điện áp, tín hiệu tần số, tín hiệu số, tín hiệu dòng điện,…

Đo lường vật lý: Cảm biến được phân loại theo thông tin vật lý mà chúng đo lường. Bao gồm: Cảm biến gia tốc, Cảm biến áp suất, Cảm biến lực, Cảm biến khoảng cách,…

Đo lường hoá học: độ ẩm, độ PH, các ion và các hợp chất đặc hiệu,…

Ứng dụng: Cảm biến được phân loại dựa trên ứng dụng của chúng. Bao gồm: Cảm biến định vị, Cảm biến hình ảnh. Hay cảm biến môi trường: Đo các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, khí, độ ồn,…

Kết nối: Một số cảm biến được phân loại dựa trên phương thức kết nối với hệ thống khác. Bao gồm: Cảm biến analog, Cảm biến kỹ thuật số, Cảm biến không dây (như Bluetooth, Wifi,…),…

Phân loại cảm biến là một nhiệm vụ phức tạp do sự đa dạng và tiến bộ không ngừng của công nghệ. Các tiêu chí phân loại khác nhau tùy thuộc vào ngữ cảnh sử dụng và mục đích cụ thể. Bên cạnh các tiêu chí đã đề cập, còn nhiều tiêu chí khác. Như phạm vi đo lường, độ chính xác, độ nhạy, độ tin cậy, chi phí, kích thước và cách lắp đặt.

Vai trò của cảm biến trong các hệ thống tự động hoá

Cảm biến là một thành phần quan trọng trong các hệ thống thông minh và hệ thống tự động hoá. Thiết bị giúp nâng cao hiệu quả và độ chính xác của quá trình làm việc. Cảm biến đang được phát triển và cải tiến công nghệ. Nhằm đáp ứng nhu cầu của các ứng dụng mới và phát triển hệ thống thông minh.

Xem thêm Cảm biến là gì? Mua cảm biến Sensor chính hãng ở đâu giá rẻ

Tại các nhà máy hiện đại, giải pháp kết nối và cảm biến đang được sử dụng phổ biến trong môi trường khắc nghiệt nhất. Cảm biến có chức năng hỗ trợ giám sát tình trạng máy móc và thu thập dữ liệu trong các hệ thống internet công nghiệp. Đây là một trong những yếu tố cần thiết để thay đổi phương thức sản xuất. Hướng đến quản lý sản xuất hiệu quả trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0.

Cảm biến siêu âm là gì? Cấu tạo và các ứng dụng thực tế
Cảm biến sóng âm được sử dụng trong cánh tay robot

>> Xem thêm: Cảm biến IoT và các ứng dụng của cảm biến.

Các lưu ý khi lựa chọn cảm biến 

Thị trường có rất nhiều loại cảm biến đến từ nhiều thương hiệu khác nhau. Để lựa chọn một thiết bị cảm biến phù hợp với ứng dụng thực tế, phù hợp với nhu cầu. Sẽ không hề đơn giản đối với mỗi khách hàng. Sau đây, là một số điểm cần lưu ý khi lựa chọn cảm biến:

  • Cần xác định mục đích sử dụng cảm biến để làm gì?
  • Xác định rõ yêu cầu đo lường bao gồm dải đo, độ chính xác, độ nhạy, độ phân giải và thời gian phản hồi.
  • Thiết bị sẽ hoạt động trong môi trường như thế nào? Đảm bảo cảm biến được thiết kế để hoạt động ổn định trong môi trường này.
  • Kiểm tra độ tin cậy và tuổi thọ của cảm biến.
  • Xem xét khả năng giao tiếp. Bao gồm kiểu giao tiếp như analog, digital, fieldbus, Ethernet. Và giao thức truyền thông phù hợp với hệ thống tự động hoá của mỗi doanh nghiệp.
  • Đảm bảo cảm biến được lựa chọn tương thích và dễ dàng tích hợp vào hệ thống tự động hoá. Bao gồm phần cứng và phần mềm.

Một số loại cảm biến bán chạy tại ATPro Corp

Tốt hơn hết, nên chọn một địa chỉ có uy tín mua cảm biến. Bạn sẽ được tư vấn sản phẩm cảm biến phù hợp với ứng dụng. Tất cả nhu cầu sẽ được giải quyết trong thời gian nhanh nhất. Hỗ trợ bảo hành theo các chính sách của từng hãng. Tại ATPro, chúng tôi chuyên phân phối và cung cấp thiết bị cảm biến công nghiệp uy tín trong nhiều năm qua. Đồng thời khách hàng sẽ có nhiều sự lựa chọn sản phẩm từ bình dân đến cao cấp.

Thiết bị cảm biến quang Autonics (mã BEN5M-MFR)

Cảm biến quang

Loại cảm biến quang Autonics (mã BEN5M-MFR) được bảo hành 12 tháng, xuất xứ Hàn Quốc. Có kích thước nhỏ gọn: 50x50x18mm. Loại phát hiện phản xạ gương, trong khoảng cách 5m ± 10%. Thường được triển khai trong các hệ thống đếm sản phẩm.

Thiết bị cảm biến nhiệt độ hồng ngoại RK310-03

CẢM BIẾN NHIỆT ĐỘ HỒNG NGOẠI RK310-03

Một thiết bị cảm biến đến từ thương hiệu Rika Cảm biến nhiệt độ hồng ngoại RK310-03 . Có kích thước nhỏ gọn, sử dụng trong môi trường công nghiệp khắc nghiệt. Tín hiệu đầu ra 4-20mA, 0-5V, RS485 tùy chọn, thích hợp với nhiều ứng dụng và bộ điều khiển. Được ứng dụng trong các lĩnh vực y tế, công nghiệp xây dựng, thực phẩm và công nghiệp hóa chất,…

Cảm biến đo mực chất lỏng bằng sóng radar RKL-02 

Cảm biến đo mực chất lỏng bằng sóng radar RKL-02 đo mực chất lỏng sử dụng sóng radar để đo lường mức độ chất lỏng trong bồn, bể chứa hoặc ống dẫn,…Được sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp như đo lường mức độ nước sông, hồ, hóa chất, dầu khí, xử lý nước thải, nhà máy thủy điện,…

MÁY ĐO MỰC CHẤT LỎNG BẰNG SÓNG RADAR RKL-02

Trên đây là tổng hợp thông tin khái niệm cảm biến, vai trò cảm biến trong tự động hoá công nghiệp. Ngoài ra, tôi còn nêu rõ một số cách lựa chọn cảm biến đúng với các ứng dụng hàng ngày. Trong hoạt động sản xuất, điều khiển công nghiệp, các hệ thống tự động hoá. Mong rằng bài viết này sẽ mang lại cho bạn đọc cái nhìn tổng quan về thiết bị cảm biến công nghiệp. Từ đó ứng dụng vào hoạt động sản xuất, điều khiển tự động cho nhà máy của mình.

Liên hệ ngay với ATPro Corp hôm nay, để được tư vấn chi tiết và báo giá tốt. Hân hạnh được phục vụ quý khách.

Tham khảo ngay các sản phẩm đang được bán chạy nhất tại ATPro

ATPro việt nam

ATPro - Cung cấp phần mềm SCADA, quản lý điện năng, hệ thống gọi số, hệ thống xếp hàng, đồng hồ LED treo tường, đồng hồ đo lưu lượng nước, máy tính công nghiệp, màn hình HMI, IoT Gateway, đèn tín hiệu, đèn giao thông, đèn máy CNC, bộ đếm sản phẩm, bảng LED năng suất, cảm biến công nghiệp,...uy tín chất lượng giá tốt. Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

Ứng Dụng Cảm Biến Áp Suất Trong Hệ Thống Công Nghiệp Hiện Đại

Có thể nói, cảm biến áp suất là một thành phần không thể thiếu, giúp [...]

Hướng Dẫn Cách Lắp Đặt Và Bảo Dưỡng Cảm Biến Quang Hiệu Quả, Đơn Giản

Cảm biến quang là thiết bị quan trọng trong các hệ thống tự động hóa, [...]

Tích Hợp Cảm Biến Độ Ẩm Trong Các Thiết Bị IoT Mang Lại Những Lợi Ích Gì?

Trong kỷ nguyên công nghệ số, Internet vạn vật (IoT) đang thay đổi cách chúng [...]

Bạn Đã Biết Cách Hiệu Chuẩn Cảm Biến Nhiệt Độ Để Đảm Bảo Độ Chính Xác?

Hiệu chuẩn cảm biến nhiệt độ là bước quan trọng để đảm bảo thiết bị [...]

Cảm Biến Áp Suất Là Gì? Các Loại Cảm Biến Áp Suất Phổ Biến Hiện Nay

Cảm biến áp suất là thiết bị có vai trò quan trọng trong nhiều ngành [...]

Hướng Dẫn Cách Hiệu Chuẩn Cảm Biến Độ Ẩm Để Đạt Độ Chính Xác Cao

Cảm biến độ ẩm là thiết bị quan trọng trong nhiều ngành & lĩnh vực [...]

Để lại một bình luận