CTR Là Gì? Bật Mí Các Phương Pháp Tối Ưu CTR Trong SEO Hiệu Quả Nhất

CTR là gì

Hiện nay, để đánh giá một website/trang web có trải nghiệm tốt đối với người dùng, người ta thường dựa trên chỉ số CTR. CTR đóng vai trò quan trọng trong việc đo lường hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo trực tuyến. Vậy CTR là gì? Bài viết dưới đây ATPro sẽ giúp bạn hiểu rõ tất cả những khía cạnh liên quan đến Click Through Rate & các phương pháp tối ưu CTR trong SEO hiệu quả nhất. Theo dõi ngay!

CTR là gì?

CTR được viết tắt từ cụm từ Click Through Rate, tạm dịch: tỷ lệ nhấp. CTR là chỉ số thể hiện tỷ lệ nhấp hay tỷ lệ click chuột. 

  • Trong Google Ads & Facebook Ads, chỉ số CTR đo lường tỷ lệ giữa số lần nhấp vào quảng cáo trên tổng số lần quảng cáo hiển thị 
  • Trong SEO (Search Engine Optimization), chỉ số CTR là tỷ lệ người dùng nhấp vào đường link trên tổng số lần hiển thị của đường link này
  • Trong yêu cầu truy vấn, CTR được xác định bằng số lần nhấp chuột trên tổng số lần truy vấn 
CTR là chỉ số thể hiện tỷ lệ nhấp hay tỷ lệ click chuột
CTR là chỉ số thể hiện tỷ lệ nhấp hay tỷ lệ click chuột

CTR cực kỳ quan trọng trong quảng cáo online, đặc biệt trên 2 nền tảng Google & Facebook. Chỉ số CTR thường được sử dụng để đánh giá tiêu chí hiệu quả của từng chiến dịch quảng cáo, doanh thu & lượt tiếp cận của khách hàng. 

Nếu chỉ số CTR càng cao, đồng nghĩa chiến dịch quảng cáo, kế hoạch SEO hoặc từ khóa bạn lựa chọn đang thực sự đạt hiệu quả & thu hút được khách hàng quan tâm nhấp vào. 

Cách tính CTR trong AdWords & SEO có sự khác nhau. Cụ thể: 

  • CTR trong SEO được tính theo công thức: CTR = [Clicks (Tổng số lần nhấp vào đường link)/Impressions (Tổng số lần hiển thị)] * 100
  • CTR trong AdWords được tính theo công thức: CTR = [Clicks (Tổng số lần nhấp vào quảng cáo)/Impressions (Tổng số lần hiển thị)] * 100

Tóm lại, công thức chung được sử dụng để tính CTR là: CTR = [Clicks (Số lần nhấp chuột)/Impressions (Số lần hiển thị)] * 100.

Công thức tính chỉ số CTR
Công thức tính chỉ số CTR

Tỷ lệ CTR (Click Through Rate) bao nhiêu là tốt?

Trên thực tế, không có 1 con số chính xác nào là tốt với CTR. Mỗi ngành/lĩnh vực sẽ có 1 tỷ lệ đo lường CTR khác nhau & phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như: thời điểm triển khai kế hoạch SEO, chiến lược marketing, chiến dịch quảng cáo,… Thông thường:

  • Với AdWords, CTR 2% trở lên được xem là tốt & lý tưởng. Cao nhất & ổn định nhất là ở mức 4 – 5%
  • Với Facebook, CTR tốt được đặt ra là 0.9%
Tỷ lệ CTR bao nhiêu là tốt?
Tỷ lệ CTR bao nhiêu là tốt?

Bật mí các phương pháp tối ưu CTR trong SEO hiệu quả nhất 

Mặc dù CTR không phải là yếu tố quyết định đến traffic & chuyển đổi. Thế nhưng, tối ưu CTR lại là cách đơn giản & hiệu quả nhất giúp sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng, đặc biệt với tệp khách hàng tiềm năng. 

Kiểm tra CTR trên công cụ hỗ trợ

Để biết được bài viết hay quảng cáo của bạn có đang gặp vấn đề ở CTR hay không, hãy truy cập vào GSC (Google Search Console) để lấy dữ liệu phân tích từ Google. Tại đây, bạn có thể theo dõi các chỉ số cơ bản như: số lần hiển thị, số lần nhấp chuột,… 

Kiểm tra CTR trên Google Search Console
Kiểm tra CTR trên Google Search Console

Lựa chọn từ khóa phù hợp 

Có 2 nguyên nhân khiến tỷ lệ CTR giảm do từ khóa, đó là:

  • Trong hầu hết các bài viết trên website, từ khóa chính không xuất hiện nhiều trong toàn bộ nội dung hoặc không xuất hiện ở các vị trí cần thiết. Dẫn đến việc nội dung không được đánh giá cao, không được hiển thị nhiều vì thế số lượt click giảm
  • Từ nguyên nhân trên, có thể Google “bắt” nhầm từ khóa phụ có lượt tìm kiếm thấp hơn. Điều này cũng khiến tỷ lệ CTR giảm đáng kể 

Chính vì vậy, bạn cần rà soát lại từ khóa & tiến hành tối ưu lại sao cho mật độ từ khóa chính chiếm 1 – 2% trong toàn bài viết. Đặc biệt, nên đặt từ khóa ở các vị trí quan trọng như: trong title, thẻ heading, đoạn sapo, đoạn kết bài,… 

Tối ưu lại thẻ tiêu đề (title) & thẻ mô tả (meta description) chuẩn SEO

Thẻ tiêu đề & thẻ mô tả xuất hiện trong trang tìm kiếm chính là “chìa khóa” thu hút khách hàng vào website của bạn. Do đó, tại 2 thẻ này cần chứa từ khóa & thẻ tiêu đề phải thật hấp dẫn. 

Tối ưu lại thẻ tiêu đề & mô tả
Tối ưu lại thẻ tiêu đề & mô tả

Tối ưu lại URL cho các bài viết

URL quá dài hoặc URL không chứa từ khóa SEO cũng là 1 trong những nguyên nhân khiến Google & khách hàng không đánh giá cao bài viết của bạn. Trong nhiều trường hợp, URL chứa các ký tự lạ sẽ khiến khách hàng cảm thấy e ngại vì lo sợ đây là link rác, không an toàn & có thể chứa virus.

Vậy nên, hãy kiểm tra lại URL của tất cả bài viết trên website xem đã chứa từ khóa hay cụm từ khóa liên quan đến nội dung bài viết chưa. Mặc dù, tối ưu lại URL đồng nghĩa bài viết của bạn phải index lại từ đầu. Tuy nhiên, nếu URL đang mắc phải 1 trong các lỗi kể trên, việc tối ưu để cải thiện CTR là điều nên làm.

Tối ưu lại nội dung bài viết

Tối ưu lại nội dung bài viết bằng cách cập nhật nội dung mới ở thời điểm hiện tại cho các chủ đề đã cũ giúp bài viết của bạn trở nên mới mẻ & hiện đại hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần kiểm tra lại chất lượng hình ảnh bài viết xem có bị mờ nhòe không, còn hiển thị trong bài viết không,… 

Tối ưu lại nội dung cho các bài viết
Tối ưu lại nội dung cho các bài viết

>>> Xem thêm: Traffic Là Gì? Các Phương Pháp Tăng Traffic Website Hiệu Quả, Nhanh Chóng

Bài viết trên đây là 1 số nội dung cơ bản về CTR mà ATPro muốn chia sẻ đến quý bạn đọc. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ Click Through Rate là gì, phương pháp tối ưu CTR trong SEO hiệu quả nhất hiện nay. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ đến số hotline phòng kinh doanh để được hỗ trợ & tư vấn kịp thời. 

Đừng quên theo dõi & cập nhật bài viết mới cùng kiến thức hay mỗi ngày tại ATPro nhé!

Tham khảo ngay các sản phẩm đang được bán chạy nhất tại ATPro

ATPro việt nam

ATPro - Cung cấp phần mềm SCADA, quản lý điện năng, hệ thống gọi số, hệ thống xếp hàng, đồng hồ LED treo tường, đồng hồ đo lưu lượng nước, máy tính công nghiệp, màn hình HMI, IoT Gateway, đèn tín hiệu, đèn giao thông, đèn máy CNC, bộ đếm sản phẩm, bảng LED năng suất, cảm biến công nghiệp,...uy tín chất lượng giá tốt. Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

Sitemap Là Gì? Tìm Hiểu Lý Do Tại Sao Website Bán Hàng Cần Có Sitemap?

Trong thời đại công nghệ số phát triển, mô hình kinh doanh trực tuyến trở [...]

FAQ Là Gì? Vai Trò Quan Trọng Và Cách Tạo Trang FAQ Cho Website Đơn Giản

FAQ là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trên các trang mạng hiện [...]

Procurement Là Gì? Sự Khác Nhau Cơ Bản Giữa Procurement Và Purchasing

Procurement là thuật ngữ quen thuộc, được nhắc đến & sử dụng phổ biến trong [...]

Distribution Là Gì? Vai Trò Quan Trọng Của Distribution Trong Marketing

Distribution là 1 khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực marketing mà bất kỳ marketer [...]

EBIT Là Gì? Chỉ Số EBIT Có Vai Trò Gì Trong Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp?

Phân tích tài chính doanh nghiệp là hoạt động vô cùng quan trọng, giúp nhà [...]

Nhãn Hiệu Là Gì? Sự Khác Nhau Cơ Bản Giữa Nhãn Hiệu Và Thương Hiệu

Hiện nay, vẫn có rất nhiều người nhầm tưởng nhãn hiệu với thương hiệu là [...]