DRAM, SRAM là gì? Phân biệt các loại RAM SODIMM, UDIMM

DRAM, SRAM là gì?

RAM (Random Access Memory – bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên) là bộ nhớ tạm cần nguồn điện liên tục để lưu trữ dữ liệu giúp CPU có thể truy xuất và xử lý. Hiện có hai loại RAM phổ biến là DRAM và SRAM, vậy DRAM, SRAM là gì? ATPro sẽ trả lời và chia sẻ thêm cho bạn một số thông tin liên quan đến các loại RAM này. Theo dõi ngay bài viết!

DRAM, SRAM là gì?

Khái niệm DRAM 

DRAM (Dynamic Random Access Memory) hay ram động là một loại bộ nhớ được sử dụng phổ biến trên hệ thống máy tính với vai trò như bộ nhớ chính. Xét về công suất (P) ở mỗi máy tính, DRAM có thể đạt được 8GB cho mỗi chip.

Có thể bạn chưa biết RAM truyền thống trên máy tính đều là DRAM. Những dòng máy tính thế hệ mới sử dụng DDR (Dual Data Rate) để nâng cao hiệu suất. 

DRAM là gì?
DRAM là gì?

Khái niệm SRAM 

SRAM (Static Random Access Memory) hay RAM tĩnh. Tại SRAM lưu giữ toàn bộ bit dữ liệu ở trong bộ nhớ của máy tính miễn là nguồn điện được cung cấp đầy đủ. Khác với DRAM lưu bit dữ liệu (data) trong các pin chứa tụ điện và bóng bán dẫn, SRAM không cần phải làm tươi theo định kỳ hay nạp điện sau khoảng vài mili giây để duy trì quá trình hoạt động. 

SRAM chủ yếu được sử dụng bên trong CPU vì tốc độ cao, sử dụng như bộ nhớ cache và bộ nhớ chính trong máy chủ. 

SRAM là gì?
SRAM là gì?

Điểm khác biệt giữa DRAM (RAM động) và SRAM (RAM tĩnh)

Tiêu chí phân biệt DRAM SRAM
Loại RAM RAM động RAM tĩnh
Chức năng Sử dụng trong bộ nhớ chính Bộ nhớ cache – ứng dụng của SRAM
Thiết kế Phức tạp do sử dụng nhiều bóng bán dẫn (6 bóng) Đơn giản vì chỉ cần sử dụng một bóng bán dẫn
Độ phổ biến Sử dụng phổ biến Không phổ biến bằng DRAM
Tiêu thụ điện năng Cao hơn SRAM Tiêu thụ điện năng ít hơn DRAM
Tốc độ Bộ nhớ ngoài chip có thời gian truy cập lớn, nên tốc độ chậm hơn SRAM Bộ nhớ trên chip có thời gian truy cập nhỏ, vì thế SRAM có tốc độ nhanh hơn DRAM 
Giá thành Giá rẻ hơn so với SRAM Giá cao hơn so với DRAM

Tóm lại, DRAM (Dynamic Random Access Memory) và SRAM (Static Random Access Memory) là hai loại bộ nhớ RAM có những điểm khác nhau về thiết kế, tốc độ truy xuất, mức độ phổ biến, tiêu thụ năng lượng và giá thành. Lựa chọn DRAM hay SRAM sẽ phụ thuộc vào yêu cầu của từng ứng dụng cụ thể và sự cân nhắc giữa nhiều yếu tố khác. 

Phân biệt RAM SODIMM và UDIMM

RAM SODIMM, UDIMM là gì?

SODIMM (Small Outline Dual Inline Memory Module) và UDIMM (Unbuffered Dual Inline Memory Module) là hai thuật ngữ mô tả các loại RAM của máy tính. DIMM là thuật ngữ chung sử dụng cho các module RAM, module SODIMM được sử dụng trên các dòng máy tính xách tay (notebook hay laptop).

Sự khác biệt giữa RAM SODIMM và UDIMM
Sự khác biệt giữa RAM SODIMM và UDIMM

UDIMM

UDIMM là loại RAM không có bộ đệm (buffer) hoặc bộ điều khiển (register). Do đó, nó có thể gửi và nhận dữ liệu trực tiếp từ bộ xử lý mà không cần đến sự can thiệp của bất kỳ thiết bị trung gian nào.

UDIMM đảm bảo khoảng cách truyền giữa CPU và mỗi chip động (DRAM) trong bộ nhớ máy chủ là bằng nhau. 

SODIMM

SODIMM là một loại module bộ nhớ tạm thời của máy tính được cấu tạo từ các mạch tích hợp. SODIMM là một bảng mạch nhỏ hơn DIMM. Module bộ nhớ của SODIMM chỉ có kích thước 7cm, bằng một nửa kích thước của DIMM là 14cm. Mặc dù có kích thước nhỏ nhưng công suất và điện áp không thua kém DIMM. 

Xem thêm: HDMI là gì? So sánh cổng HDMI và cổng VGA

Phân biệt RAM SODIMM và UDIMM 

Tiêu chí  RAM SODIMM RAM UDIMM
Kích thước SODIMM có kích thước nhỏ hơn so với RAM UDIMM UDIMM có kích thước 14cm lớn hơn so với kích thước của SODIMM là 7cm
Số chân kết nối Số chân kết nối dao động từ 72 – 260 chân số chân kết nối dao động từ 240 – 288 chân, tùy thuộc vào thế hệ và tiêu chuẩn của bộ nhớ.
Ứng dụng Được sử dụng trong các loại thiết bị: laptop, máy tính nhúng,… Thường sử dụng trong: máy tính bàn, máy chủ và hệ thống không gian không bị hạn chế
Dung lượng & Tốc độ Dung lượng lưu trữ thấp Dung lượng lưu trữ lớn

Nếu bạn đang lựa chọn một loại RAM cho máy tính để bàn hoặc máy chủ, máy tính công nghiệp, UDIMM sẽ là sự lựa chọn phù hợp nhờ khả năng hỗ trợ bộ nhớ lớn và hiệu năng cao. Ngược lại, nếu bạn đang lựa chọn một loại RAM để nâng cấp bộ nhớ cho máy tính xách tay (laptop) hoặc các thiết bị di động, SODIMM sẽ là lựa chọn tối ưu.

Bài viết trên đã giúp bạn biết DRAM, SRAM là gì? và sự khác biệt giữa SODIMM và UDIMM. Hy vọng những nội dung này sẽ hữu ích và giúp bạn trong việc lựa chọn loại RAM phù hợp với nhu cầu sử dụng. Nếu cần hỗ trợ xin vui lòng gọi đến số hotline phòng kinh doanh ATPro.

THAM KHẢO TOP 10 SẢN PHẨM BÁN CHẠY TẠI ATPro

ATPro việt nam

ATPro - Cung cấp phần mềm SCADA, tủ điện công nghiệp, đồng hồ LED điện tử, đồng hồ nước điện tử, máy đo lưu lượng, van công nghiệp, máy tính công nghiệp, màn hình cảm ứng HMI, IoT GATEWAY công nghiệp, đèn cảnh cáo tín hiệu, bộ đếm sản phẩm, bảng led năng suất, cảm biến công nghiệp...uy tín chất lượng giá tốt. Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

Những Xu Hướng Mới Trong Thiết Kế Máy Tính Công Nghiệp

Sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ đang thúc đẩy ngành công [...]

Hướng Dẫn Bảo Trì Máy Tính Công Nghiệp Chi Tiết Nhất

Mặc dù máy tính công nghiệp được thiết kế để chịu được điều kiện khắc [...]

Những Nhà Cung Cấp Máy Tính Công Nghiệp Hàng Đầu Tại Việt Nam

Nhu cầu sử dụng máy tính công nghiệp ngày càng tăng cao tại Việt Nam, [...]

Lịch Sử Phát Triển Của Máy Tính Công Nghiệp

Không giống như các dòng máy tính thông thường, máy tính công nghiệp được thiết [...]

Tương Lai Của Máy Tính Công Nghiệp Trong IoT

Ngày nay, máy tính công nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực [...]

Cách Đưa Ứng Dụng Ra Màn Hình Máy Tính Cực Đơn Giản Và Nhanh Chóng

Bạn muốn đưa một ứng dụng ra màn hình máy tính để có thể truy [...]

Để lại một bình luận