RAM là gì, có ý nghĩa gì trong các thiết bị điện tử, di động?

RAM là gì, có ý nghĩa gì trong các thiết bị điện tử, di động?

Đối với các thiết bị điện tử, di động RAM là một trong các bộ phận có vai trò rất quan trọng. RAM ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận hành và trải nghiệm đối với người dùng. Vậy bạn đã thực sự hiểu RAM là gì hay chưa. Hãy cùng ATPro Corp tìm hiểu ngay nhé.

Vậy RAM là gì?

RAM (Random Access Memory) có chức năng lưu trữ dữ liệu tạm thời và thông tin của các ứng dụng mà người dùng đang sử dụng. RAM cung cấp không gian lưu trữ nhanh chóng và dễ truy cập cho CPU để xử lý dữ liệu và thực hiện các tác vụ.

Trên các thiết bị di động như điện thoại di động, RAM được sử dụng để lưu trữ dữ liệu và thông tin của các ứng dụng đang sử dụng. Như các ứng dụng mạng xã hội, trình duyệt web, ứng dụng trò chơi, và nhiều ứng dụng khác. RAM giúp tăng cường hiệu suất của thiết bị. Bằng cách cung cấp không gian lưu trữ tạm thời để các ứng dụng hoạt động mượt mà và không bị gián đoạn. Tương tự trên các thiết bị điện tử như tablet, laptop, máy tính công nghiệp,…. RAM cũng đóng vai trò tương tự như trên điện thoại di động, nhưng do kích thước và sức mạnh tính toán cao hơn. RAM thường có dung lượng lớn hơn và được sử dụng để hỗ trợ các ứng dụng và tác vụ phức tạp hơn.

Quy trình hoạt động của RAM như thế nào?

RAM là gì, có ý nghĩa gì trong các thiết bị điện tử, di động?

Khi mở một ứng dụng trên smartphone, tablet hoặc bất kỳ thiết bị nào khác. Dữ liệu của ứng dụng đó sẽ được tải từ ổ cứng hoặc bộ nhớ trong và lưu trữ tạm thời trong RAM.

Khi dữ liệu được lưu trữ trong RAM, CPU sẽ truy xuất và xử lý dữ liệu từ RAM thay vì từ ổ cứng. Bởi vì việc truy xuất dữ liệu từ RAM nhanh hơn nhiều so với từ ổ cứng. Điều này giúp tăng cường hiệu suất của hệ thống bằng cách giảm thiểu thời gian chờ đợi khi truy cập dữ liệu.

Khi người dùng tương tác với ứng dụng, CPU sẽ thực hiện các tác vụ và xử lý dữ liệu trong RAM. Sau đó hiển thị kết quả lên màn hình để đáp ứng lại thao tác của người dùng. Việc sử dụng RAM giúp cải thiện trải nghiệm người dùng các ứng dụng hoạt động mượt mà và không bị gián đoạn.

Khi đóng ứng dụng hoặc tắt thiết bị, dữ liệu trong RAM sẽ bị xóa để tạo không gian và chuẩn bị cho việc lưu trữ dữ liệu mới.

Mô tả cấu tạo RAM

RAM được cấu tạo từ nhiều linh kiện nhỏ có các chức năng khác nhau như điện trở, tụ điện, transistor và các thành phần khác. Mỗi thành phần này đóng vai trò trong việc cung cấp nguồn ổn định và thực hiện các chức năng cụ thể của RAM. 

Dựa vào hình cho thấy mạch in giúp RAM hoạt động có đến 6 lớp. Tùy thuộc vào từng loại RAM mà mỗi nhà sản xuất sẽ thiết kế mạch in 6 lớp hoặc nhiều hơn.

RAM là gì, có ý nghĩa gì trong các thiết bị điện tử, di động?

Tích hợp nhiều chip nhớ trên một hoặc hai mặt.

RAM là gì, có ý nghĩa gì trong các thiết bị điện tử, di động?

Phần chân tiếp xúc giữa Main và RAM sẽ được mạ vàng. Nhằm giúp tiếp xúc tốt hơn và theo thời gian dài không bị oxi hóa.

RAM là gì, có ý nghĩa gì trong các thiết bị điện tử, di động?

Tham khảo: Hosting là gì? Giải thích web hosting cho người mới bắt đầu

Các bộ RAM phổ biến hiện nay

RAM tĩnh:

SRAM (gọi tắt của từ Static RAM)  hay còn gọi là RAM tĩnh. Đây là một loại RAM được sử dụng để lưu trữ dữ liệu tạm thời trong máy tính. Không cần phải làm mới dữ liệu định kỳ. Dữ liệu được giữ lại trong khi nguồn điện vẫn được cung cấp. Có nghĩa là dữ liệu trong SRAM không bị mất ngay sau khi máy được tắt hoặc đặt vào chế độ ngủ. Trừ khi nguồn điện bị mất hoặc được ngắt kết nối.

RAM động: 

RAM là gì, có ý nghĩa gì trong các thiết bị điện tử, di động?

DRAM (RAM động) có chức năng lưu trữ dữ liệu tạm thời khi chạy ứng dụng. Khi đóng ứng dụng, shutdown hay là turn off điện thoại hoặc máy tính dữ liệu có thể bị trả lại vùng nhớ. Các loại RAM động như:

  • SDRAM: RAM đồng bộ
  • DDR: ít sử dụng, phiên bản cải tiến của SDR có 184 chân
  • DDR2: thường sử dụng trong các máy tính đời cũ. DDR2 gồm có 240 chân cho tốc độ tăng đáng kể.
  • DDR3: sử dụng rộng rãi, tốc độ cao.
  • RDRAM: được gọi là Ram bus, sản xuất theo kỹ thuật mới hơn so với các thế hệ trước.
  • DDR4: nhằm thay thế cho DDR3. Tốc độ truyền tải đạt từ 2133-4266 MHz được nâng cấp, dùng điện áp thấp hơn chỉ 1.2V. Và có giá đắt hơn DDR3.

Bài viết trên đây là chia sẻ thông tin RAM là gì và những thông tin liên quan của bộ nhớ RAM. Hy vọng qua những chia sẻ trên của ATPro Corp bạn đọc hiểu rõ hơn về bộ nhớ này. Cũng như giúp bạn có thêm kiến thức để lựa chọn mua smartphone hay các thiết bị điện tử như laptop, máy tính công nghiệp,…phù hợp. ATPro thường cập nhập thông tin mới mỗi ngày tại chuyên mục kiến thức hay. Bạn đọc hãy truy cập website của chúng tôi để tham khảo ngay nhé!

ATPro việt nam

ATPro - Cung cấp phần mềm SCADA, tủ điện công nghiệp, đồng hồ LED điện tử, đồng hồ nước điện tử, máy đo lưu lượng, van công nghiệp, máy tính công nghiệp, màn hình cảm ứng HMI, IoT GATEWAY công nghiệp, đèn cảnh cáo tín hiệu, bộ đếm sản phẩm, bảng led năng suất, cảm biến công nghiệp...uy tín chất lượng giá tốt. Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

Forum Là Gì? Phân Biệt Sự Khác Nhau Cơ Bản Giữa Forum Và Website

Forum được đánh giá là một trong những giải pháp hiệu quả giúp website của [...]

USP Là Gì? Cách Xác Định Và Phát Triển USP Sản Phẩm Độc Đáo, Hiệu Quả Nhất

USP là 1 thuật ngữ không còn quá xa lạ với những người làm trong [...]

Số hóa sản xuất là gì? ứng dụng số hóa trong sản xuất

Để tránh tụt hậu dẫn đến việc không thể cạnh tranh nổi trên thị trường [...]

Số hóa là gì? Lợi ích số hóa nhà máy trong ngành công nghiệp sản xuất

Hiện nay, trong ngành công nghiệp sản xuất đã và đang có những bước phát [...]

Nhà máy thông minh trong thời đại công nghệ số hóa

Trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, việc áp dụng các công nghệ [...]

Industry 4.0 digital transformation là gì?

Industry 4.0 digital transformation là một khái niệm được rất nhiều người quan tâm trong [...]