Van bướm điều khiển điện tự động là gì? mua ở đâu uy tín giá tốt

Van bướm điều khiển tự động

Nhờ khả năng vận hành tự động để đóng/mở và kiểm soát lưu lượng dòng chảy đi qua van một cách chính xác. Hiện nay, van bướm điều khiển tự động được sử dụng nhiều trong các hệ thống đường ống và ứng dụng tự động hóa. Trong nội dung bài viết hôm nay ATPro sẽ cùng bạn tìm hiểu van bướm điều khiển tự động là gì, cấu tạo & cơ chế vận hành của dòng van này nhé!

Van bướm điều khiển tự động là gì?

Van bướm điều khiển tự động là loại van được điều khiển tự động bằng bộ điều khiển motor điện hoặc bộ điều khiển khí nén, để đóng – ngăn chặn/mở – cho phép lưu chất đi qua van. Vỏ bộ điều khiển của van bướm được làm bằng hợp kim nhôm cao cấp, giúp bảo vệ các mạch điện & động cơ bên trong khỏi tác động bên ngoài môi trường. 

Van bướm điều khiển tự động có nhiều loại khác nhau với kích thước đa dạng (từ DN40 đến DN1000). Được ưu tiên sử dụng trong các hệ thống tự động hóa, nhà máy sản xuất, nhà máy xử lý nước thải, hệ thống PCCC,… 

Van bướm điều khiển tự động - dòng sản phẩm có khả năng vận hành tự động
Van bướm điều khiển tự động – dòng sản phẩm có khả năng vận hành tự động

Cấu tạo cơ bản của van bướm điều khiển tự động

Van bướm điều khiển tự động được cấu thành từ nhiều bộ phận khác nhau, trong đó có 2 bộ phận chính, quan trọng nhất là: bộ điều khiển tự động và thân van bướm. 

Bộ điều khiển tự động 

Được chia làm 2 loại: bộ điều khiển điện và bộ điều khiển khí nén. Đây được xem là bộ phận quan trọng nhất của van, giúp quá trình đóng/mở trở nên tự động. Bộ điều khiển điện có cấu tạo gồm vỏ bảo vệ, motor điện, mạch điện, trục bánh răng, công tắc hành trình. Bộ điều khiển khí nén được cấu tạo từ các bộ phận như vỏ bọc, pittong, lò xo, lỗ thoát khí, bánh răng, trục kết nối. 

Thân van bướm

Có ngoại hình, kết cấu giống như các loại van bướm (butterfly valve) thông thường khác. Đây là bộ phận kết nối trực tiếp với hệ thống đường ống và có nhiệm vụ đóng/mở cửa van để điều tiết lưu lượng dòng chảy đi qua. 

Cấu tạo chung của van bướm điều khiển tự động
Cấu tạo chung của van bướm điều khiển tự động

Van bướm điều khiển tự động vận hành như thế nào?

Cơ chế hoạt động của van bướm điều khiển bằng motor điện

Van bướm điều khiển bằng điện hoạt động theo nguyên lý khá đơn giản. Chỉ cần cấp nguồn điện thích hợp vào bộ điều khiển, bộ điều khiển sẽ truyền điện năng đến các dây dẫn và biến đổi thành cơ năng khiến bánh răng chuyển động làm trục quay tạo ra hiện tượng đóng/mở cửa van. 

Nguyên lý vận hành của loại van bướm điều khiển khí nén 

Van bướm điều khiển khí nén sử dụng bộ điều khiển khí nén để thực hiện đóng/mở cửa van. Với van bướm điều khiển khí nén tác động đơn, khi được cấp khí nén vào đầu điều khiển, khí nén sẽ tác động lên pít tông để nén lò xo lại, các bánh răng sẽ tác động lên trục, làm trục xoay một góc 90 độ khiến van mở. 

Với van bướm điều khiển khí nén tác động kép, khi cấp khí nén vào bộ điều khiển, khí nén sau đó sẽ được đưa vào 2 khoang của đầu khí nén. Áp suất khí cao sẽ đẩy pít tông vào với nhau thông qua bánh răng làm trục chuyển động và tạo ra hiện tượng van mở.

Xem nhanh top 10 van công nghiệp tốt được nhiều người tin dùng tại ATPro

Xem thêm: Tổng Hợp Các Loại Van Nước Đóng Mở Bằng Điện Thông Dụng Hiện Nay

Các loại van bướm điều khiển tự động trên thị trường hiện nay

Van bướm điều khiển tự động có 2 loại chính: van bướm điều khiển điện & van bướm điều khiển khí nén. Đặc điểm của từng loại cụ thể như sau:

Van bướm điều khiển điện

thiết bị ngành nước có khả năng tự động đóng mở, thông qua cơ chế chuyển động của bộ điều khiển điện. Để van hoạt động được, bạn cần cấp nguồn điện áp thích hợp (24V, 220V, 380V) vào bộ điều khiển điện. Khi đó, motor sẽ làm trục van & cánh van xoay, tạo ra hiện tượng đóng/mở cửa van. 

Dòng van bướm điều khiển bằng điện
Dòng van bướm điều khiển bằng điện

Van bướm điều khiển khí nén

Van bướm điều khiển khí nén sử dụng bộ điều khiển khí nén tác động lên trục van và cánh van để vận hành, đóng/mở cửa van tự động. Loại van này hoạt động phù hợp với áp lực khí từ 2bar đến 8bar với thời gian đóng mở rất nhanh, chỉ mất khoảng 1-3s cho hành trình đóng hoặc mở. 

Cả van bướm điều khiển điện & van bướm điều khiển khí nén đều được chế tạo từ các loại vật liệu như inox SUS 304, inox SUS 316, nhựa PVC, UPVC, gang, thép,… với các kiểu lắp thông dụng như nối mặt bích, nối rắc co, nối ren. 

Không thể phủ nhận sự ra đời của van bướm điều khiển tự động đã mang đến cho các hệ thống đường ống nước nhiều lợi ích to lớn. Nâng cao hiệu suất hoạt động mà không cần đến sự can thiệp của con người. Đảm bảo an toàn, hạn chế tối đa tình trạng rò rỉ lưu chất ra bên ngoài, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Nếu cần hỗ trợ giải đáp các câu hỏi liên quan như van bướm điều khiển tự động là gì,… Đừng ngại hãy liên hệ trực tiếp với ATPro qua số hotline.

Tham khảo ngay các sản phẩm đang được bán chạy nhất tại ATPro

ATPro việt nam

ATPro - Cung cấp phần mềm SCADA, quản lý điện năng, hệ thống gọi số, hệ thống xếp hàng, đồng hồ LED treo tường, đồng hồ đo lưu lượng nước, máy tính công nghiệp, màn hình HMI, IoT Gateway, đèn tín hiệu, đèn giao thông, đèn máy CNC, bộ đếm sản phẩm, bảng LED năng suất, cảm biến công nghiệp,...uy tín chất lượng giá tốt. Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

Hướng Dẫn Chọn Mua Đồng Hồ Nước Phù Hợp Với Nhu Cầu

Chọn mua đồng hồ nước phù hợp với nhu cầu không hề đơn giản, đòi [...]

Đồng Hồ Đo Nước Và Công Nghệ IoT: Tương Lai Của Quản Lý Nước

Lãng phí nước gây gián đoạn trong chuỗi cung cấp nước ảnh hưởng đến đời [...]

Lợi Ích Sử Dụng Đồng Hồ Đo Nước Thông Minh, Tìm Hiểu Ngay

Trong bối cảnh nhu cầu sử dụng và quản lý nguồn nước ngày càng tăng [...]

Đồng Hồ Đo Nước Cơ Và Điện Tử: Nên Chọn Loại Nào?

Trong đời sống hiện đại, đồng hồ nước là thiết bị không thể thiếu, được [...]

Hướng Dẫn Đọc Và Hiểu Thông Số Trên Đồng Hồ Đo Lưu Lượng Nước

Đồng hồ đo lưu lượng nước là thiết bị quan trọng trong nhiều lĩnh vực [...]

Đồng Hồ Đo Lưu Lượng Nước Và Việc Quản Lý Tài Nguyên Nước Bền Vững

Việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến, đặc biệt là thiết bị đo lường [...]