Trong các bài viết trước ATPro Corp đã giới thiệu đến mô hình kinh doanh B2B và D2C. Vậy trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu thêm một mô hình kinh doanh cũng rất phổ biến hiện nay đó là B2C. Vậy mô hình kinh doanh B2C là gì? Điểm khác nhau giữa B2B và B2C như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Tìm hiểu khái niệm mô hình kinh doanh B2C là gì?
B2C (Business to Consumer) các doanh nghiệp B2C cung cấp sản phẩm/dịch vụ đến tay người tiêu dùng theo bất kỳ kênh phân phối nào. Có nghĩa đây là mô hình kinh doanh bán lẻ, cơ chế hoạt động khá nhanh gọn, đơn giản và phổ biến.
Với mô hình này, không quan trọng là doanh nghiệp có tự sản xuất hoặc chỉ là nhập từ đơn vị khác cung cấp trực tiếp cho người tiêu dùng.
Các đặc điểm nổi bật của mô hình kinh doanh B2C là gì?
Chia sẻ sản phẩm và dịch vụ trực tiếp với người tiêu dùng thông qua các kênh trực tuyến hoặc cửa hàng bán lẻ. Mô hình này hướng đến việc đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng và tập trung vào thị trường tiêu dùng.
- B2C thường sử dụng các kênh trực tuyến như web, ứng dụng di động, mạng xã hội và email để tiếp cận và giao tiếp với khách hàng.
- Bán hàng trực tuyến giao dịch nhỏ giọt (một số sản phẩm cho mỗi đơn hàng) hoặc giao dịch số lượng lớn nhưng được chia thành các đơn hàng nhỏ hơn.
- Tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc khách hàng tiêu dùng tốt. Để giữ chân và duy trì các mối quan hệ với khách hàng.
- B2C thường sử dụng các chiến lược quảng cáo và tiếp thị trực tuyến. Để tiếp cận đối tượng khách hàng và tăng cường hiệu suất kinh doanh.
- Đồng thời cần phát triển sản phẩm/dịch vụ độc đáo, hấp dẫn, duy trì mức giá cạnh tranh và tạo ra trải nghiệm tốt khi mua hàng. Việc này giúp nắm bắt các cơ hội trong môi trường cạnh tranh mạnh mẽ của ngành B2C ngày nay.
- Bởi vì nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi, nên các doanh nghiệp B2C cần cập nhật thường xuyên sản phẩm/dịch vụ. Để đáp ứng những thay đổi này và tăng khả năng cạnh tranh.
Tham khảo thêm: D2C là gì? Những cách triển khai mô hình D2C hiệu quả
Tìm hiểu điểm khác nhau giữa mô hình B2B và B2C
B2C | B2B | |
Về đối tượng khách hàng | Là người tiêu dùng cuối cùng | Là doanh nghiệp, công ty, |
Về quá trình đàm phán mua hàng | -Đàm phán thường đơn giản hóa hơn, liên quan đến giá cả và các yếu tố khác như giao hàng và dịch vụ khách hàng.
-Thường thì dễ chịu tác động bởi các hình thức: quảng cáo, truyền miệng, bình luận đánh giá, giảm giá, khuyến mãi,. |
Đàm phán thường liên quan đến các điều khoản hợp đồng chi tiết, quy định về số lượng, giá cả, thời gian giao hàng, và các điều kiện thanh toán. Có thể có nhiều vòng đàm phán và thương lượng.
-Cần cân nhắc kỹ, thu thập và so sánh thông tin từ nhiều bên. Cũng có thể dùng thử sản phẩm rồi mới đưa ra quyết định. Bởi phải chịu nhiều sự chi phối của các cấp quản lý ở trên, các bộ phận/ phòng ban trong doanh nghiệp. |
Mối quan hệ với khách hàng | Mối quan hệ thường ngắn hạn và linh hoạt. Khách hàng thường quan tâm đến trải nghiệm ngắn hạn và giá trị ngay lập tức. | Mối quan hệ thường xuyên kéo dài và cơ bản dựa trên sự tin cậy và hỗ trợ liên tục. Giao dịch trong thời gian dài |
Marketing | -Hướng đến các khách hàng tiêu dùng cá nhân.
– Sử dụng các kênh tiếp thị đa dạng như truyền hình, quảng cáo trực tuyến, mạng xã hội, và quảng cáo ngoài trời. |
-Hướng đến các khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức, công ty.
-Thường sử dụng các kênh tiếp thị chuyên nghiệp như quảng cáo trực tiếp, tiếp cận qua các sự kiện ngành, email marketing chuyên nghiệp, và quan hệ công cộng. |
Quá trình bán hàng | Sử dụng loạt các hoạt động khuyến khích mua hàng. Chẳng hạn như phiếu giảm giá, cách trưng bày sản phẩm (tại cửa hàng hoặc là trên internet), lời chào hàng,…Nhằm thu hút được khách hàng. Các hoạt động này thường chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn. Cho nên phải nhanh chóng khiến khách hàng quan tâm đến sản phẩm. | Các doanh nghiệp tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ và quảng bá. Thông qua nhiều hoạt động tiếp thị như gửi email, điện thoại, website hay là nhân viên bán hàng,…, trong chu trình bán hàng. |
Thanh toán | Trả ngay, chuyển khoản, trả góp. | Cần tuân theo hợp đồng đã ký kết. |
Các chiến lược marketing cho mô hình B2C hiệu quả
Chiến lược tiếp thị hiệu quả trong mô hình kinh doanh B2C đòi hỏi sự đa dạng và tích hợp của nhiều yếu tố chiến lược. Quá trình bắt đầu bằng việc tiến hành nghiên cứu thị trường sâu rộng để hiểu rõ đối tượng khách hàng. Điều này giúp xây dựng thông điệp hiệu quả và định hình các yếu tố chiến dịch một cách chính xác. Dưới đây là một số chiến lược tiếp thị hiệu quả cho mô hình B2C:
Tối ưu hóa Website
Tạo ra một trang web thân thiện người dùng với thiết kế hấp dẫn và giao diện dễ sử dụng. Tăng tốc độ tải trang để giữ khách hàng ở lại và cải thiện trải nghiệm mua sắm online. Đồng thời, tối ưu hóa trang thanh toán để giảm sự cản trở trong quá trình mua sắm.
Tối ưu hóa Content SEO
Xây dựng nội dung trang web chất lượng, hữu ích và tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm (SEO). Điều này giúp trang web xuất hiện cao trong kết quả tìm kiếm, thu hút lượng lớn người truy cập và tăng khả năng chuyển đổi thành khách hàng.
Social Media:
Tận dụng sức mạnh của mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok, Youtube và Twitter để tiếp cận và tương tác với khách hàng. Tạo nội dung sáng tạo, hấp dẫn và chia sẻ để tăng sự lan truyền và nhận thức thương hiệu.
Xây dựng và duy trì một sự hiện diện tích cực trên mạng xã hội. Sử dụng các chiến dịch quảng cáo mục tiêu, kết hợp với nội dung giải trí và thông tin giá trị. Để kích thích sự quan tâm và tham gia từ phía khách hàng.
Email Marketing:
Triển khai chiến lược email marketing có mục tiêu, cá nhân hóa và giúp tạo ra một kết nối cá nhân với khách hàng. Gửi thông điệp khuyến mãi, tin tức sản phẩm và nội dung giáo dục để tăng sự tương tác và khả năng mua sắm.
Ứng dụng di động:
Phát triển ứng dụng di động chất lượng để cung cấp trải nghiệm mua sắm thuận tiện và linh hoạt. Sử dụng ứng dụng để thông báo về ưu đãi đặc biệt, giảm giá, và tương tác trực tiếp với khách hàng.
Cá nhân hoá:
Tận dụng dữ liệu khách hàng để cá nhân hoá trải nghiệm mua sắm. Gửi thông điệp, ưu đãi và quảng cáo đặc biệt dựa trên sở thích và hành vi mua sắm cá nhân. Giúp tạo ra một cảm giác độc đáo và tương tác cá nhân với từng khách hàng.
Lời kết
Bằng cách tích hợp những chiến lược này một cách linh hoạt và sáng tạo, doanh nghiệp B2C tạo ra một chiến dịch tiếp thị toàn diện. Tăng cường nhận thức thương hiệu, thu hút và giữ chân khách hàng, và cuối cùng là tăng doanh số bán hàng.
Hy vọng những thông tin mà bài viết đã đề cập, sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ B2C là gì? Cũng như phân biệt B2B và B2C. Để từ đó đưa ra các chiến lược marketing phù hợp với từng mô hình kinh doanh.
Tham khảo ngay các sản phẩm đang được bán chạy nhất tại ATPro
ATPro - Cung cấp phần mềm SCADA, quản lý điện năng, hệ thống gọi số, hệ thống xếp hàng, đồng hồ LED treo tường, đồng hồ đo lưu lượng nước, máy tính công nghiệp, màn hình HMI, IoT Gateway, đèn tín hiệu, đèn giao thông, đèn máy CNC, bộ đếm sản phẩm, bảng LED năng suất, cảm biến công nghiệp,...uy tín chất lượng giá tốt. Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.
Bài viết liên quan
Sitemap Là Gì? Tìm Hiểu Lý Do Tại Sao Website Bán Hàng Cần Có Sitemap?
Trong thời đại công nghệ số phát triển, mô hình kinh doanh trực tuyến trở [...]
Th1
FAQ Là Gì? Vai Trò Quan Trọng Và Cách Tạo Trang FAQ Cho Website Đơn Giản
FAQ là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trên các trang mạng hiện [...]
Th1
Procurement Là Gì? Sự Khác Nhau Cơ Bản Giữa Procurement Và Purchasing
Procurement là thuật ngữ quen thuộc, được nhắc đến & sử dụng phổ biến trong [...]
Th1
Distribution Là Gì? Vai Trò Quan Trọng Của Distribution Trong Marketing
Distribution là 1 khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực marketing mà bất kỳ marketer [...]
Th1
EBIT Là Gì? Chỉ Số EBIT Có Vai Trò Gì Trong Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp?
Phân tích tài chính doanh nghiệp là hoạt động vô cùng quan trọng, giúp nhà [...]
Th1
Nhãn Hiệu Là Gì? Sự Khác Nhau Cơ Bản Giữa Nhãn Hiệu Và Thương Hiệu
Hiện nay, vẫn có rất nhiều người nhầm tưởng nhãn hiệu với thương hiệu là [...]
Th1