Tháp nhu cầu Maslow được biết đến là mô hình giúp mô tả các nhu cầu cơ bản của con người, được sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao, giúp doanh nghiệp dễ dàng phân tích & xác định chính xác insight khách hàng. Trong bài viết hôm nay, ATPro sẽ giúp bạn hiểu rõ tháp nhu cầu Maslow là gì? Ý nghĩa & Các ứng dụng của tháp nhu cầu Maslow trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay. Theo dõi ngay!
Tháp nhu cầu Maslow là gì?
Hiểu đơn giản: Tháp nhu cầu Maslow (Maslow’s hierarchy of needs) là mô hình kim tự tháp gồm có 5 tầng. Mỗi tầng tượng trưng cho 1 nhóm nhu cầu cơ bản của con người, bắt đầu từ các nhu cầu cơ bản đến phức tạp:
- Tầng thứ nhất: Nhu cầu về sinh lý (Physiological) – thức ăn, nước uống, nghỉ ngơi, thở, tình dục, bài tiết,…
- Tầng thứ 2: Nhu cầu an toàn (Safety) – gia đình, sức khỏe, việc làm, tài sản,…
- Tầng thứ 3: Nhu cầu quan hệ xã hội (Love/Belonging) – gia đình, bạn bè, cộng đồng,…
- Tầng thứ 4: Nhu cầu được kính trọng (Esteem) – kính mến, tôn trọng, tin tưởng,…
- Tầng thứ 5: Nhu cầu thể hiện bản thân (Self-Actualization) – muốn sáng tạo, thể hiện khả năng, được công nhận,…
Các nhu cầu ở mỗi tầng trong tháp nhu cầu Maslow thường được coi là phụ thuộc & theo trình tự. Nhu cầu cấp cao hơn chỉ trở nên quan trọng khi nhu cầu cấp thấp hơn đã được đáp ứng đầy đủ. Ngày nay, tháp nhu cầu Maslow được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực tâm lý, giáo dục, marketing & nhiều ngành nghề khác để hiểu & phân tích động lực, hành vi của con người.
Nguồn gốc của tháp nhu cầu Maslow không phải ai cũng biết
Tháp nhu cầu Maslow được đề xuất bởi nhà tâm lý học Abraham Maslow vào những năm 1940 & 1950. Ông được coi là 1 trong những người sáng lập chủ nghĩa nhân văn trong lĩnh vực tâm lý học. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, Abraham Maslow không tạo ra tháp nhu cầu Maslow 5 tầng, ông chỉ đưa ra ý tưởng rằng con người có 1 số nhu cầu cơ bản & việc đáp ứng các nhu cầu đó là rất quan trọng. Sau này, các nhà tâm lý học đã khái quát lý thuyết này thành tháp nhu cầu Maslow được sử dụng đến ngày nay.
Ý nghĩa quan trọng của tháp nhu cầu Maslow
Maslow’s hierarchy of needs có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống thực tiễn, giúp mỗi cá nhân hiểu được nhu cầu & cách mà chúng ảnh hưởng đến quyết định, hành vi của con người. Tháp nhu cầu Maslow cho thấy rằng con người không chỉ có những nhu cầu về vật chất, mà còn có nhu cầu về tinh thần & xã hội. Trong trường hợp nếu các nhu cầu thấp hơn không được đáp ứng đầy đủ thì sẽ khó tiến đến những mục tiêu cao hơn.
Các tầng trong tháp nhu cầu Maslow thể hiện 1 phần của sự thay đổi quan trọng trong tâm lý học. Thay vì tập trung vào các hành vi & những thay đổi bất thường, tâm lý học nhân văn của Maslow lại tập trung vào sự phát triển của những cá nhân khỏe mạnh.
Tóm lại, trong thế giới phức tạp, Maslow’s hierarchy of needs là 1 lăng kính trực quan để chúng ta dễ dàng quan sát cuộc sống xung quanh.
Các ứng dụng của tháp nhu cầu Maslow trong kinh doanh
Tháp nhu cầu Maslow được ứng dụng trong kinh doanh để:
Xác định hành vi của khách hàng
Có thể nói, việc xác định chân dung khách hàng đang ở mức nhu cầu nào trong tháp nhu cầu Maslow giúp doanh nghiệp có các chiến lược marketing hiệu quả. 1 số câu hỏi cần được đặt ra để xác định đối tượng khách hàng tiềm năng có thể kể đến như:
- Khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp đang ở tháp nhu cầu Maslow nào?
- Nhu cầu của khách hàng là gì?
- Các dịch vụ khách hàng đang hướng đến là gì?
- Khách hàng thường tiếp cận nguồn thông tin đến từ đâu?
- …
Chọn kênh marketing phù hợp
Sau khi đã xác định được chân dung khách hàng. Tiếp đến bạn cần phân tích hành vi của người dùng để chọn được kênh truyền thông phù hợp. Cụ thể như sau:
- Nhóm khách hàng mục tiêu nằm ở tháp nhu cầu 1 & 2 sẽ phù hợp với các kênh quảng cáo truyền hình hoặc quảng cáo tiếp thị
- Nhóm khách hàng mục tiêu nằm ở tháp nhu cầu 3,4,5 sẽ phù hợp với các kênh marketing online như Facebook, Google, Zalo,….
Xây dựng nội dung thông điệp
Dựa trên chân dung khách hàng, doanh nghiệp sẽ đưa ra các nội dung thông điệp phù hợp để tiếp cận & thu hút khách hàng tiềm năng.
Một sản phẩm nhưng có thể có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Việc ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong kinh doanh giúp doanh nghiệp xác định chính xác tệp khách hàng mục tiêu của mình để có những chiến lược phát triển thương hiệu đúng đắn nhất.
>>> Xem thêm: Forum Là Gì? Phân Biệt Sự Khác Nhau Cơ Bản Giữa Forum Và Website
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của ATPro về tháp nhu cầu Maslow. Hy vọng sau khi theo dõi hết nội dung bài viết, bạn đã hiểu rõ tháp nhu cầu Maslow là gì, ý nghĩa & các ứng dụng của Maslow’s hierarchy of needs trong kinh doanh. Hãy dành thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng & áp dụng vào hoạt động kinh doanh để phát triển doanh nghiệp hiệu quả. Chúc bạn thành công!
Đừng quên theo dõi & cập nhật kiến thức hay mỗi ngày tại địa chỉ trang web atpro.com.vn nhé!
Tham khảo ngay các sản phẩm đang được bán chạy nhất tại ATPro
ATPro - Cung cấp phần mềm SCADA, quản lý điện năng, hệ thống gọi số, hệ thống xếp hàng, đồng hồ LED treo tường, đồng hồ đo lưu lượng nước, máy tính công nghiệp, màn hình HMI, IoT Gateway, đèn tín hiệu, đèn giao thông, đèn máy CNC, bộ đếm sản phẩm, bảng LED năng suất, cảm biến công nghiệp,...uy tín chất lượng giá tốt. Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.
Bài viết liên quan
Sitemap Là Gì? Tìm Hiểu Lý Do Tại Sao Website Bán Hàng Cần Có Sitemap?
Trong thời đại công nghệ số phát triển, mô hình kinh doanh trực tuyến trở [...]
Th6
FAQ Là Gì? Vai Trò Quan Trọng Và Cách Tạo Trang FAQ Cho Website Đơn Giản
FAQ là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trên các trang mạng hiện [...]
Th6
Procurement Là Gì? Sự Khác Nhau Cơ Bản Giữa Procurement Và Purchasing
Procurement là thuật ngữ quen thuộc, được nhắc đến & sử dụng phổ biến trong [...]
Th6
Distribution Là Gì? Vai Trò Quan Trọng Của Distribution Trong Marketing
Distribution là 1 khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực marketing mà bất kỳ marketer [...]
Th6
EBIT Là Gì? Chỉ Số EBIT Có Vai Trò Gì Trong Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp?
Phân tích tài chính doanh nghiệp là hoạt động vô cùng quan trọng, giúp nhà [...]
Th6
Nhãn Hiệu Là Gì? Sự Khác Nhau Cơ Bản Giữa Nhãn Hiệu Và Thương Hiệu
Hiện nay, vẫn có rất nhiều người nhầm tưởng nhãn hiệu với thương hiệu là [...]
Th6