Đồng hồ nước hay còn gọi đồng hồ đo lưu lượng nước là thiết bị thông dụng, rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày và chủ yếu được sử dụng để đo lưu lượng dòng nước trong thời gian cụ thể. Tuy quen thuộc là thế, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của đồng hồ nước. Hãy cùng ATPro tìm hiểu chi tiết trong bài viết hôm nay nhé!
Định nghĩa đồng hồ nước là gì?
Đồng hồ nước tên gọi đầy đủ đồng hồ đo lưu lượng nước là thiết bị thông dụng được sử dụng rộng rãi trong ngành điện nước, trong công nghiệp và trong các hộ gia đình. Đồng hồ nước có chức năng đo lưu lượng nước chảy qua ống dẫn trong một khoảng thời gian nhất định, giúp quản lý & kiểm soát lưu lượng nước đã sử dụng 1 cách chính xác. Kết quả đo sẽ hiển thị trực tiếp trên mặt của đồng hồ nước.

Cấu tạo và nguyên lý vận hành của đồng hồ đo lưu lượng nước
Cấu tạo
Đồng hồ nước nói chung là thiết bị ngành nước, được cấu thành từ 3 bộ phận, đó là: thân đồng hồ, bảng hiển thị kết quả đo và bộ đếm số. Để hiểu rõ hơn về kết cấu bên trong của đồng hồ đo lưu lượng nước, chúng ta cùng phân tích 2 loại đồng hồ nước thông dụng nhất hiện nay là đồng hồ điện tử & đồng hồ cơ.
Đồng hồ đo lưu lượng nước cơ
- Bánh xe Turbo: Có chức năng nhận biết dòng chảy thông qua chuyển động của nước, là bộ phận nằm trong phần thân của đồng hồ
- Trục chuyển động: Bộ phận quan trọng, có chức năng đếm số chuyển động của cánh quạt khi có dòng nước lưu thông qua bánh xe Turbo và hiển thị số liệu/kết quả lên bộ đếm đồng hồ
- Bộ đếm: Phần hiển thị kết quả đo lưu lượng nước. Khi có dòng nước chảy qua, số liệu hiển thị trên bộ đếm sẽ thay đổi liên tục
- Thân đồng hồ: Được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, có thể là nhựa ABS, đồng, gang,… thường là các loại vật liệu có độ bền cao và có khả năng chịu nhiệt tốt
Đồng hồ đo lưu lượng nước dạng điện tử
- Thân đồng hồ: Khác với đồng hồ nước dạng cơ, đồng hồ nước điện tử có phần thân rỗng, giúp chất lỏng chảy qua không bị cản lại. Thông thường, thân đồng hồ đo lưu lượng nước điện tử được đúc nguyên khối bằng inox, nhựa hoặc bằng gang kết hợp với lớp phủ epoxy
- Mặt đồng hồ: Là bộ phận quan trọng, gồm có bảng mạch, màn hình hiển thị, bộ đếm bước sóng, bộ phát & tiếp nhận sóng,… Mặt đồng hồ là nơi hiển thị các thông số như lưu lượng chất lỏng đã chảy qua, tốc độ dòng chảy và lưu lượng tức thời

Nguyên lý hoạt động
Đồng hồ đo lưu lượng nước dạng cơ hoạt động dựa vào áp lực của dòng chảy nước đi qua. Áp lực này sẽ làm cánh quạt chuyển động, sau đó truyền chuyển động đến chuỗi liên kết trục & bánh răng của bộ đếm. Các chỉ số đo lưu lượng nước liên tục chuyển động không ngừng trong trường hợp có dòng chảy nước.
Đối với dòng đồng hồ nước điện tử, không có cánh quạt như đồng hồ cơ. Thay vào đó, bộ cảm biến sẽ cảm nhận lưu lượng dòng chảy nước thông qua bước sóng điện từ. Đồng thời bộ cảm biến sẽ chuyển đổi lưu lượng thành số đo thể tích và hiển thị trên màn hình LCD. Dựa vào kết quả hiển thị trên màn hình, chúng ta có thể dễ dàng biết được lưu lượng nước đã đi qua trong một khoảng thời gian cụ thể.
Xem thêm: Hiệu Chuẩn Đồng Hồ Điện Từ Là Gì? Tại Sao Cần Hiệu Chuẩn Đồng Hồ Điện Từ?
Một số lỗi thường gặp ở đồng hồ nước và cách khắc phục
Đồng hồ nước hoạt động chập chờn, không ổn định
Dấu hiệu để nhận biết đồng hồ đo lưu lượng nước hoạt động không ổn định là thường xuyên rung lắc và nhảy số không liên tục. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể là do áp lực trong hệ thống ống nước không ổn định hoặc lỗi từ thiết bị lắp đặt trên đường ống.
Cách khắc phục: Hãy kiểm tra nguồn nước chảy qua đồng hồ, nếu được bơm trực tiếp từ máy bơm nước, hãy đảm bảo khoảng cách giữa đồng hồ và bơm tối thiểu 2m để tránh tình trạng áp lực nước mạnh & xoáy tác động đến bộ đếm của đồng hồ. Ngoài ra, độ rung lắc của đồng hồ cũng bị ảnh hưởng bởi máy móc, thiết bị khác đặt gần. Do đó, nên đặt đồng hồ nước tại vị trí yên tĩnh để không gây sai lệch đến số hiển thị.

Đồng hồ nước gặp lỗi quay ngược
Khi tự thực hiện lắp đặt đồng hồ có thể bạn không chú ý đến mũi tên trên thân đồng hồ nên đã lắp ngược. Để khắc phục tình trạng này bạn chỉ cần lắp đặt lại sao cho mũi trên thân đồng hồ cùng hướng với hướng của dòng chảy.
Hy vọng những nội dung vừa chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ cấu tạo và nguyên lý vận hành của đồng hồ nước, đồng thời biết được một số lỗi thường gặp khi sử dụng đồng hồ đo lưu lượng nước và cách khắc phục. Nếu cần giải đáp thắc mắc, câu hỏi liên quan, xin vui lòng liên hệ đến số hotline ATPro ngay hôm nay.
ATPro - Cung cấp phần mềm SCADA, tủ điện công nghiệp, đồng hồ đếm ngược, đồng hồ nước điện tử, máy tính công nghiệp không quạt, đèn giao thông, van điều khiển, data center,
cảm biến nhiệt độ...uy tín chất lượng giá tốt. Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.
Bài viết liên quan
Tự Ý Thay Đồng Hồ Đo Nước Bị Phạt Như Thế Nào? Những Điều Cần Biết
Nội dung bài viếtĐịnh nghĩa đồng hồ nước là gì?Cấu tạo và nguyên lý vận [...]
Th9
Đồng Hồ Đo Nước Và Những Vấn Đề Trong Kiểm Định Đồng Hồ Đo Nước
Nội dung bài viếtĐịnh nghĩa đồng hồ nước là gì?Cấu tạo và nguyên lý vận [...]
Th9
Gợi Ý Top 5 Thương Hiệu Đồng Hồ Nước Phổ Biến Trên Thị Trường Ngày Nay
Nội dung bài viếtĐịnh nghĩa đồng hồ nước là gì?Cấu tạo và nguyên lý vận [...]
Th9
Tìm Hiểu Về Các Loại Đồng Hồ Đo Lưu Lượng Nước Phổ Biến Hiện Nay
Nội dung bài viếtĐịnh nghĩa đồng hồ nước là gì?Cấu tạo và nguyên lý vận [...]
Th9
[Giải Đáp] – Van Bướm Điều Khiển Điện Được Sử Dụng Tại Môi Trường Nào?
Nội dung bài viếtĐịnh nghĩa đồng hồ nước là gì?Cấu tạo và nguyên lý vận [...]
Th9
5 Lưu Ý Khi Lựa Chọn Van Bướm Điều Khiển Nhất Định Bạn Phải Biết
Nội dung bài viếtĐịnh nghĩa đồng hồ nước là gì?Cấu tạo và nguyên lý vận [...]
Th9