Mô hình C2C là gì? Đây có phải mô hình kinh doanh lý tưởng hiện nay?

Mô hình C2C là gì? Đây có phải mô hình kinh doanh lý tưởng hiện nay?

Chắc hẳn đa số người tiêu dùng ngày nay đều đã quá quen thuộc với các sàn thương mại điện tử (TMĐT). Sự bùng nổ về công nghệ đã giúp cho TMĐT trở thành một trong những mô hình kinh doanh nổi bật với nhiều tiềm năng phát triển. Một trong số đó có thể kể đến là mô hình C2C. Vậy khái niệm mô hình C2C là gì? Và đây có phải là mô hình kinh doanh lý tưởng hiện nay? Hãy tham khảo bài viết này của ATPro Corp

Khái niệm mô hình C2C là gì?

C2C là cụm từ được viết tắt của “Customer to Customer”, được hiểu là người tiêu dùng với người tiêu dùng. Nghĩa là người tiêu dùng này sẽ bán sản phẩm/ dịch vụ cho người tiêu dùng khác. Thông qua một nền tảng trung gian thứ 3 như website, sàn thương mại điện tử  hoặc fanpage.

Tham khảo: B2C là gì? 6 điểm khác nhau giữa B2B và B2C

Cách thức hoạt động của mô hình C2C như thế nào?

Hiện nay, không ít nền tảng thương mại điện tử đã trở thành cầu nối giữa người mua và người bán. Tạo ra môi trường mua sắm trực tuyến phong phú. Hầu hết các nền tảng C2C áp dụng các mô hình thu phí. Thường là một khoản phí cố định hoặc một tỷ lệ hoa hồng từ người bán. Điều này giúp họ có cơ hội để sản phẩm của mình xuất hiện trên trang web và thu hút sự chú ý từ cộng đồng mua sắm trực tuyến.

Sẽ gồm những hoạt động chủ yếu:

  • Đấu giá, đặc biệt như trang đấu giá toàn cầu eBay. Cho phép cá nhân đặt ra mức giá sàn cho sản phẩm và người mua tham gia đấu giá để chiếm quyền sở hữu.
  • Giao dịch trao đổi là hoạt động trao đổi vật phẩm giữa người dùng với nhau, các sản phẩm có giá trị tương đương. 
  • Dịch vụ hỗ trợ đảm bảo tính an toàn và chất lượng trong quá trình giao dịch giữa những người xa lạ, các dịch vụ hỗ trợ như Paypal đã xuất hiện. Giải quyết các vấn đề liên quan đến thanh toán và bảo mật. Tạo ra một môi trường tin cậy cho cả người mua và người bán.
  • Hoạt động buôn bán tài sản ảo, chẳng hạn như vật phẩm trong các trò chơi trực tuyến. Người tham gia đem những tài sản này mua bán trong thị trường thế giới ảo của họ. 

Tất cả những hoạt động này cùng nhau tạo ra một hệ sinh thái đa dạng và phong phú. Thúc đẩy sự tương tác và giao lưu giữa các thành viên trong cộng đồng mua sắm trực tuyến.

Ưu điểm khi áp dụng mô hình C2C là gì?

Mô hình C2C là gì? Đây có phải mô hình kinh doanh lý tưởng hiện nay?

Đối với người bán 

Việc bắt đầu triển khai kinh doanh dễ dàng, ít vốn. Vì hầu hết các hoạt động đều được diễn ra theo hình thức online. Các khoản chi phí như thuê mặt bằng, tuyển nhân viên, trang trí sửa sang,… được loại bỏ. Chỉ cần đăng ký lập tài khoản trên các sàn TMĐT, fanpage,…miễn phí là đã có thể bắt đầu tự kinh doanh.

Cơ hội tiếp cận đến tệp khách hàng tiềm năng mở rộng một cách nhanh chóng.

Khi kinh doanh trên các sàn TMĐT được hỗ trợ thanh toán trực tuyến và vận chuyển. 

Đối với người mua hàng

Với mô hình C2C, người mua sẽ có đa dạng lựa chọn mua hàng. Có thể lựa chọn so sánh các sản phẩm với nhau để mua được mặt hàng phù hợp với nhu cầu. Chẳng hạn các tiêu chí về giá cả hoặc tiêu chí về chất lượng sản phẩm,…

Các bên thứ 3 sẽ mở ra chương trình khuyến mãi nhằm thu hút người dùng tham gia sử dụng nền tảng.

Người mua hàng có thể đặt hàng mọi lúc mọi nơi trên các app ứng dụng hoặc website. Đồng thời sản phẩm đặt mua sẽ được giao đến tận nơi đã đăng ký mà không cần phải đi lấy hàng. 

Còn đối với các bên trung gian

Mô hình kinh doanh C2C không chỉ mang lại lợi ích cho người bán và người mua. Mà còn tạo cơ hội cho bên thứ ba, những đối tác chuyên nghiệp trong lĩnh vực tiếp thị và quảng cáo. Trong một môi trường kinh doanh ngày càng trực tuyến, bên thứ ba chơi một vai trò quan trọng. Trong việc xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh và động.

Bên thứ ba thường có khả năng tạo ra một hệ thống kinh doanh hiệu quả. Thu lợi nhuận từ việc cung cấp các dịch vụ tiện ích như quảng cáo và các gói dịch vụ khác. Các nền tảng C2C thường tính phí hoặc thu hoa hồng từ mỗi giao dịch thành công giữa người mua và người bán. Đối với bên thứ ba, khoản hoa hồng này thường có thể chiếm một phần đáng kể, thậm chí lên tới hơn 10% giá trị của đơn hàng.

Các rủi ro khi kinh doanh mô hình C2C là gì?

Ngoài các ưu điểm kể trên, mô hình C2C cũng có những nhược điểm như:

  • Do sự phổ biến và dễ tiếp cận, mô hình C2C thường đối mặt với cạnh tranh khốc liệt từ hàng loạt các người bán. 
  • Mô hình C2C thường gặp khó khăn trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Cũng như quản lý quy trình hoàn trả khi có sự không hài lòng từ phía người mua.
  • Tình trạng khách hàng boom hàng là một vấn đề mà người bán thường xuyên phải đối mặt trong mô hình kinh doanh C2C. 
  • Người bán phụ thuộc vào bên thứ 3, một trong những vấn đề tiêu biểu là tình trạng lỗi ứng dụng. Nếu nền tảng gặp sự cố kỹ thuật hoặc lỗi trong hệ thống, người bán sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp. Đồng thời, việc tuân thủ luật và quy định của bên thứ ba cũng là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Người bán phải đảm bảo rằng họ tuân thủ mọi nguyên tắc và điều lệ đặt ra bởi nền tảng. Nếu không người bán sẽ phải đối mặt với những hậu quả nặng nề. Từ việc bị cảnh báo đến thậm chí bị xoá khỏi nền tảng.

Để thành công trong mô hình C2C, các doanh nghiệp cần áp dụng các biện pháp an ninh, quản lý rủi ro. Nhằm thúc đẩy niềm tin từ phía cả người mua và người bán. 

Vài mô hình C2C điển hình phổ biến tại Việt Nam

Shopee:

Shopee là một trong những nền tảng thương mại điện tử TOP  tại Việt Nam. Nơi người tiêu dùng có thể dễ dàng tạo cửa hàng cá nhân và bán hàng cho nhau. Các chương trình khuyến mãi đặc sắc giúp tạo nên một cộng đồng mua sắm đa dạng và phong phú.

Facebook Marketplace:

Facebook đã trở thành nền tảng phổ biến để các cá nhân đăng bán và mua sắm sản phẩm qua tính năng Marketplace. Cộng đồng Facebook rộng lớn ở Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối giữa người bán và người mua.

Lazada:

Lazada, một nền tảng thương mại điện tử có sự phát triển nhanh chóng tại Việt Nam. Cũng chủ yếu tập trung vào mô hình B2C nhưng cũng có sự tham gia của cá nhân và doanh nghiệp nhỏ trong mô hình C2C. Lazada cung cấp nhiều chương trình khuyến mãi và giảm giá, tạo điều kiện thuận lợi cho người bán và mua sắm.

Lời kết

Mặc dù C2C không phải là một mô hình kinh doanh mới, nhưng nó đang trở nên ngày càng phổ biến. Đặc biệt là trong bối cảnh xu hướng thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ. C2C đánh dấu một sự chuyển đổi trong cách mà người tiêu dùng tương tác và tham gia vào quá trình mua bán trực tuyến.

Với những thông tin vừa được ATPro chia sẻ trong bài viết trên, hy vọng bạn đã hiểu mô hình C2C là gì? Và đây có phải mô hình kinh doanh lý tưởng hiện nay hay không? Và đừng quên theo dõi và truy cập website của ATPro để cập nhập kiến thức hay mỗi ngày bạn nhé!

THAM KHẢO TOP 10 SẢN PHẨM BÁN CHẠY TẠI ATPro

ATPro việt nam

ATPro - Cung cấp phần mềm SCADA, tủ điện công nghiệp, đồng hồ LED điện tử, đồng hồ nước điện tử, máy đo lưu lượng, van công nghiệp, máy tính công nghiệp, màn hình cảm ứng HMI, IoT GATEWAY công nghiệp, đèn cảnh cáo tín hiệu, bộ đếm sản phẩm, bảng led năng suất, cảm biến công nghiệp...uy tín chất lượng giá tốt. Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

Sitemap Là Gì? Tìm Hiểu Lý Do Tại Sao Website Bán Hàng Cần Có Sitemap?

Trong thời đại công nghệ số phát triển, mô hình kinh doanh trực tuyến trở [...]

FAQ Là Gì? Vai Trò Quan Trọng Và Cách Tạo Trang FAQ Cho Website Đơn Giản

FAQ là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trên các trang mạng hiện [...]

Procurement Là Gì? Sự Khác Nhau Cơ Bản Giữa Procurement Và Purchasing

Procurement là thuật ngữ quen thuộc, được nhắc đến & sử dụng phổ biến trong [...]

Distribution Là Gì? Vai Trò Quan Trọng Của Distribution Trong Marketing

Distribution là 1 khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực marketing mà bất kỳ marketer [...]

EBIT Là Gì? Chỉ Số EBIT Có Vai Trò Gì Trong Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp?

Phân tích tài chính doanh nghiệp là hoạt động vô cùng quan trọng, giúp nhà [...]

Nhãn Hiệu Là Gì? Sự Khác Nhau Cơ Bản Giữa Nhãn Hiệu Và Thương Hiệu

Hiện nay, vẫn có rất nhiều người nhầm tưởng nhãn hiệu với thương hiệu là [...]