Những Quy Định Về Lắp Đặt Đèn Tín Hiệu Giao Thông Bạn Cần Biết

Quy định về lắp đặt đèn tín hiệu giao thông bạn cần biết

Đèn tín hiệu giao thông là công trình xây dựng quan trọng và không thể thiếu trong hệ thống giao thông đường bộ hiện đại. Chức năng chính của đèn tín hiệu giao thông là giúp kiểm soát, phân luồng giao thông, từ đó hạn chế tình trạng ùn tắc vào giờ cao điểm và giảm thiểu nguy cơ xảy ra va chạm. Trong nội dung bài viết hôm nay, hãy cùng ATPro tìm hiểu một số quy định về lắp đặt đèn tín hiệu giao thông để hiểu rõ hơn về loại đèn này nhé!

Quy định về lắp đặt đèn tín hiệu giao thông, đèn giao thông

Việc sử dụng đèn tín hiệu giao thông đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa người điều khiển giao thông & người tham gia giao thông, nhằm tạo ra môi trường an thông an toàn. 

Đèn tín hiệu giao thông/đèn giao thông
Đèn tín hiệu giao thông/đèn giao thông

Căn cứ theo thông tư 54/2019/TT-BGTVT quy định về vị trí và độ cao lắp đặt đèn tín hiệu giao thông như sau:

  • Mặt đèn tín hiệu quay về hướng đi (hướng di chuyển) của người tham gia giao thông
  • Khi đèn được đặt theo chiều thẳng đứng, chiều cao vị trí thấp nhất của đèn cần đảm bảo trong khoảng từ 1.7m đến 5.8m và khoảng cách từ bộ đèn đến mép phần đường xe chạy từ 0.5m đến 2m
  • Trong trường hợp đèn được đặt theo chiều ngang trên cần vươn, chiều cao tối thiểu là 5.2m & tối đa là 7.8m tính từ điểm thấp nhất của đèn đến mặt đường/mặt vỉa hè
  • Đèn cần được bố trí sao cho người tham gia giao thông dễ dàng nhìn thấy từ xa để kịp thời giảm tốc độ & dừng xe trước vạch kẻ
  • Trong khu vực dân cư đông đúc, tuyến đường chật hẹp, đèn có thể được bố trí trên thân cột thẳng đứng đặt bên đường phía tay phải của hướng di chuyển theo quy định tại điểm 13.3.1 khoản 13.3
  • Kích thước và độ sáng của đèn giao thông cần được thiết kế phù hợp, dễ dàng nhìn thấy được trong điều kiện người điều khiển phương tiện giao thông đi ngược hướng với ánh sáng mặt trời 

Các tín hiệu đèn giao thông phổ biến hiện nay

Dạng đèn 1

Kiểu 1 là dạng đèn báo tín hiệu thường dùng, có 3 màu cơ bản đỏ – vàng – xanh. Ngoài ra còn có các kiểu 2, 3, 4 , các loại đèn báo hiệu phụ cho phép xe đi thẳng, rẽ phải hoặc quay đầu. 

Đèn tín hiệu giao thông 3 màu đỏ - vàng - xanh
Đèn tín hiệu giao thông 3 màu đỏ – vàng – xanh

Dạng đèn 2

Gồm các kiểu đèn tín hiệu ba màu hình mũi tên với mục đích để điều khiển các phương tiện di chuyển theo các hướng cụ thể.

Dạng đèn 3

Bên trái là đèn 2 gạch chéo màu đỏ, bên phải là đèn mũi tên màu xanh. Khi tín hiệu đèn màu đỏ sáng, bắt buộc các phương tiện phải dừng lại, ngược lại khi đèn màu xanh sáng, các phương tiện được phép đi theo hướng của mũi tên. 

Xem thêm: Đèn Báo Có Còi Là Gì? Đèn Báo Có Còi Thường Được Sử Dụng Ở Đâu?

Dạng đèn 4

Đèn tín hiệu có 2 màu xanh và đỏ. Kiểu 1 là đèn dạng đứng (đèn màu đỏ ở trên, đèn màu xanh ở dưới). Kiểu 2 là dạng đèn nằm ngang (tín hiệu đèn đỏ bên trái, tín hiệu đèn xanh bên phải). 

Đèn tín hiệu giao thông 2 màu đỏ - xanh
Đèn tín hiệu giao thông 2 màu đỏ – xanh

Dạng đèn 5

Đèn tín hiệu 1 màu (màu đỏ). Kiểu 1 là đèn tròn, kiểu 2 là loại đèn chữ thập. Khi đèn sáng, có nghĩa là bạn không được phép đi. Đèn tín hiệu 1 màu thường được lắp đặt phía sau nút giao theo chiều đi. 

Dạng đèn 6

Đèn đếm lùi được dùng để hỗ trợ cho người điều khiển phương tiện giao thông biết thời gian có hiệu lực của các tín hiệu đèn. Chữ số trên đèn đếm lùi được hiển thị ở 2 trạng thái màu đỏ & màu xanh. Khi tín hiệu đèn xanh – chữ số màu xanh, khi tín hiệu đèn đỏ – chữ số màu đỏ. 

Đèn tín hiệu giao thông đếm lùi
Đèn tín hiệu giao thông đếm lùi

Dạng đèn 7

Đèn cảnh báo nguy hiểm. Đèn nhấp nháy có dạng hình tròn hoặc loại đèn hình chữ có nội dung cảnh báo nguy hiểm. 

Tiêu chuẩn về đèn tín hiệu giao thông 

  • Thời gian đèn xanh bật tối thiểu cho 1 hướng giao thông ít nhất là 15s
  • Chu kỳ đèn cho người đi bộ cần dài ít nhất 7s. Trong trường hợp tuyến đường có lượng người đi bộ ít, bề rộng đường hẹp và không phải là đường ưu tiên có thể giảm chu kỳ đèn ngắn hơn, nhưng không được dưới 4s. 
  • Sử dụng đèn tín hiệu có đường kính 300mm ở những tuyến đường có tốc độ V85 từ 60km/h trở lên & ở nơi thường xuyên không có người điều khiển giao thông,…

>>> Tham khảo một số mẫu đèn tín hiệu giao thông bán chạy tại ATPro:

ATPro nhà cung cấp đèn tín hiệu giao thông uy tín tại Việt Nam

Bài viết trên đây là những chia sẻ của ATPro về một số quy định về lắp đặt đèn tín hiệu giao thông hiện nay. Mọi thắc mắc, câu hỏi liên quan cần hỗ trợ giải đáp chi tiết, vui lòng liên hệ đến số hotline.

XEM BẢNG BÁO GIÁ: Đèn cảnh báo, đèn giao thông, đèn led máy CNC, đèn năng lượng, đèn tháp, đèn tín hiệu giá tốt tại ATPro

ATPro việt nam

ATPro - Cung cấp phần mềm SCADA, tủ điện công nghiệp, đồng hồ LED điện tử, đồng hồ nước điện tử, máy đo lưu lượng, van công nghiệp, máy tính công nghiệp, màn hình cảm ứng HMI, IoT GATEWAY công nghiệp, đèn cảnh cáo tín hiệu, bộ đếm sản phẩm, bảng led năng suất, cảm biến công nghiệp...uy tín chất lượng giá tốt. Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

Tìm Hiểu Chi Tiết Kích Thước Đèn Chớp Vàng Năng Lượng Mặt Trời

Đèn chớp vàng năng lượng mặt trời chủ yếu được lắp tại nơi giao nhau, [...]

Đèn cảnh báo an toàn, Đèn cảnh báo ở đâu giá rẻ uy tín

Có thể khẳng định trong môi trường công nghiệp, hệ thống giao thông, công trường [...]

Đèn báo hiệu dùng pin, mua đèn báo hiệu ở đâu uy tín giá rẻ

Đèn báo hiệu dùng pin là gì? Những loại đèn báo hiệu dùng pin phổ [...]

Đèn báo hiệu 220V, mua đèn báo hiệu ở đâu chất lượng uy tín

Đèn báo hiệu 220V là một thiết bị cảnh báo được sử dụng nhiều trong [...]

Các Thương Hiệu Đèn Tháp Tín Hiệu Trong Công Nghiệp

Đèn tháp tín hiệu (Tower Light) là loại đèn tháp có nhiều tầng xếp chồng [...]

Đèn cảnh báo tháp 2 tầng, mua đèn tháp ở đâu giá tốt uy tín

Đèn cảnh báo tháp 2 tầng là thiết bị được nhiều doanh nghiệp ưu tiên [...]