Trong bài viết này, ATPro Corp sẽ giới thiệu một nghề rất Hot và có tiềm năng hiện nay. Đó chính là Tester. Vậy Tester là gì? Cần những kỹ năng nào để trở thành tester giỏi. Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây của ATPro nhé.
Tìm hiểu khái niệm Tester là gì?
Tester là một công việc thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin. Tester là công việc của những người kiểm thử các phần mềm, ứng dụng, hoặc hệ thống. Để đảm bảo chúng hoạt động đúng và đáp ứng đúng yêu cầu. Nhiệm vụ của các Tester là phát hiện và báo cáo lỗi. Đồng thời đảm bảo rằng sản phẩm phần mềm đáp ứng được các tiêu chí chất lượng và hiệu suất được đặt ra. Bằng cách chạy thử phần mềm phát hiện ra các lỗi, các sai sót ảnh hưởng tới chính phần mềm khi trước khi được đưa vào sử dụng. Xác định được error, bug, hay là các vấn đề mà người dùng có nguy cơ gặp phải. Nhân viên tester phải đảm bảo sản phẩm phần mềm khi đến tay khách hàng phải được hoàn chỉnh, hạn chế rủi ro thấp nhất.
Thông thường sẽ tuỳ vào quy trình hoạt động của mỗi doanh nghiệp mà Tester sẽ chia ra nhiều mảng khác nhau.
- QA tập trung vào việc đảm bảo rằng quy trình phát triển phần mềm đang được thực hiện theo các tiêu chuẩn chất lượng.
- QC tập trung vào việc kiểm soát chất lượng của sản phẩm phần mềm, thông qua việc thực hiện kiểm thử và đánh giá.
- Manual Tester thực hiện kiểm thử bằng cách thủ công. Tức là thử nghiệm từng chức năng, tính năng, và giao diện người dùng một cách chi tiết.
- Automation Tester sử dụng công cụ và kịch bản tự động để thực hiện kiểm thử.
Mô tả chi tiết các công việc của một Tester
- Một tester cần phải xem xét các yêu cầu và chuẩn bị các kịch bản thử nghiệm phần mềm.
- Triển khai thực hiện bài kiểm tra khả năng sử dụng phần mềm.
- Phân tích kết quả đã kiểm tra về tác động cơ sở dữ liệu, lỗi và khả năng sử dụng phần mềm.
- Báo cáo về tất cả kết quả sau khi thử nghiệm phần mềm và gửi cho nhóm thiết kế.
- Cần tương tác tốt với khách hàng để hiểu các nhu cầu và đáp ứng cho ra đời các sản phẩm phù hợp.
- Đánh giá phần mềm, thiết kế sản phẩm và phát hiện những vấn đề tiềm ẩn ở trong.
Vậy vai trò của một Tester là gì?
Tester đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển phần mềm. Chịu trách nhiệm đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng đáp ứng được các yêu cầu chất lượng và đáng tin cậy. Nhân viên Tester cần có kiến thức sâu rộng về kiểm thử, kỹ năng phân tích và tư duy logic. Cũng như khả năng làm việc nhóm và truyền đạt thông tin một cách rõ ràng.
Một trong những trách nhiệm chính của nhân viên Tester là kiểm thử chức năng của phần mềm để đảm bảo rằng mọi tính năng hoạt động đúng đắn theo yêu cầu. Tester cần kiểm tra từng khía cạnh của ứng dụng để đảm bảo tính toàn vẹn và độ chính xác của nó. Điều này bao gồm việc thử nghiệm giao diện người dùng, xác nhận chức năng logic, và đảm bảo rằng mọi tương tác giữa các thành phần là mượt mà.
Tester phải có khả năng giao tiếp hiệu quả và báo cáo chi tiết về các lỗi và vấn đề khác để giúp nhóm phát triển hiểu rõ hơn về tình trạng chất lượng của sản phẩm. Tóm lại, vai trò của Tester là đảm bảo rằng phần mềm được phát triển và triển khai một cách an toàn, hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu của người dùng.
Tham khảo: Call to Action là gì? Bí quyết viết CTA thu hút khách hàng
Cần những kỹ năng nào để trở thành một Tester giỏi?
Để trở thành một Tester giỏi, cần phải phát triển và trang bị một loạt kỹ năng chuyên sâu và linh hoạt. Dưới đây là một số kỹ năng quan trọng:
- Trau dồi và nắm bắt được đầy đủ các kiến thức. Bao gồm các định nghĩa cơ bản, các thuật ngữ đến quy trình phát triển của phần mềm, quy trình test, hay là vòng đời của kiểm thử,…
- Các kiến thức cơ bản về máy tính, kiến thức bao quát về hệ điều hành, lập trình, mạng hay là database,…
- Biết ít nhất một ngôn ngữ lập trình để hiểu rõ cấu trúc của ứng dụng. Và có khả năng viết các đoạn mã đơn giản để hỗ trợ kiểm thử tự động.
- Nâng cao trình độ ngoại ngữ nhằm thuận tiện trong giao tiếp cũng như công việc. Từ ngoại ngữ chuyên ngành để phục vụ cho công việc kiểm thử phần mềm được giao. Đến ngoại ngữ giao tiếp để việc trao đổi với đồng nghiệp hoặc các đối tác.
- Ngoài các kiến thức chuyên môn công nghệ cần học hỏi. Thì việc có đầy đủ kỹ năng mềm rất cần thiết đối với một Tester. Cụ thể là: ham học hỏi, kiên trì, cẩn trọng, tỉ mỉ,…. Và cần cải thiện cách giao tiếp để giao tiếp với khách hàng, quản lý, đội nhóm, hoặc là bên thứ ba,… Một cách rõ ràng, dễ hiểu, trôi chảy và chính xác.
Lời kết
Trong quá trình kiểm thử phần mềm trong đó các nhân viên Tester được cung cấp một ứng dụng để kiểm tra, ghi nhận điểm mạnh/ điểm yếu và phát hiện các lỗi. Một Tester có thể đảm bảo rằng quá trình kiểm thử được thực hiện một cách toàn diện và chất lượng. Đồng thời đóng góp tích cực vào sự thành công của dự án phần mềm.
Tuy nằm trong số những ngành nghề công nghệ hot hiện nay, mang đến nhiều cơ hội. Nhưng ngành này cũng còn tồn tại nhiều thách thức. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thêm kiến thức dành cho những bạn nào đang có ý định học hoặc ứng tuyển việc làm nhân viên Tester, lập trình viên,… Đừng quên theo dõi và truy cập website của ATPro để cập nhập kiến thức hay mỗi ngày bạn nhé!
ATPro - Cung cấp phần mềm SCADA, tủ điện công nghiệp, đồng hồ LED điện tử, đồng hồ nước điện tử, máy đo lưu lượng, van công nghiệp, máy tính công nghiệp, màn hình cảm ứng HMI, IoT GATEWAY công nghiệp, đèn cảnh cáo tín hiệu, bộ đếm sản phẩm, bảng led năng suất, cảm biến công nghiệp...uy tín chất lượng giá tốt. Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.THAM KHẢO TOP 10 SẢN PHẨM BÁN CHẠY TẠI ATPro
Bài viết liên quan
Sitemap Là Gì? Tìm Hiểu Lý Do Tại Sao Website Bán Hàng Cần Có Sitemap?
Trong thời đại công nghệ số phát triển, mô hình kinh doanh trực tuyến trở [...]
Th1
FAQ Là Gì? Vai Trò Quan Trọng Và Cách Tạo Trang FAQ Cho Website Đơn Giản
FAQ là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trên các trang mạng hiện [...]
Th1
Procurement Là Gì? Sự Khác Nhau Cơ Bản Giữa Procurement Và Purchasing
Procurement là thuật ngữ quen thuộc, được nhắc đến & sử dụng phổ biến trong [...]
Th1
Distribution Là Gì? Vai Trò Quan Trọng Của Distribution Trong Marketing
Distribution là 1 khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực marketing mà bất kỳ marketer [...]
Th1
EBIT Là Gì? Chỉ Số EBIT Có Vai Trò Gì Trong Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp?
Phân tích tài chính doanh nghiệp là hoạt động vô cùng quan trọng, giúp nhà [...]
Th1
Nhãn Hiệu Là Gì? Sự Khác Nhau Cơ Bản Giữa Nhãn Hiệu Và Thương Hiệu
Hiện nay, vẫn có rất nhiều người nhầm tưởng nhãn hiệu với thương hiệu là [...]
Th1