Trong cuộc sống hiện nay, van điều khiển được sử dụng để điều khiển tự động, kiểm soát lưu lượng dòng chảy chất lỏng, khí, hơi,… thông qua tín hiệu được truyền từ bộ điều khiển điện hoặc khí nén. Trong nội dung bài viết hôm nay, ATPro sẽ chia sẻ một số thông tin quan trọng liên quan đến Control valve, để giúp bạn có thêm kiến thức về dòng van này như: van điều khiển là gì? cấu tạo, ưu – nhược điểm và ứng dụng nổi bật của van điều khiển.
Tìm hiểu khái niệm van điều khiển là gì?
Van điều khiển là gì? Van điều khiển (Control valve) là tên gọi chung của các loại van được sử dụng để điều khiển dòng chảy lưu chất bằng cách điều tiết lưu lượng dòng chất lỏng theo tín hiệu từ bộ điều khiển khí nén hoặc bộ điều khiển điện. Control valve cho phép kiểm soát tốc độ dòng chảy, nhiệt độ, áp suất và mức chất lỏng bên trong hệ thống đường ống.
Thực chất van điều khiển là sự kết hợp giữa các loại van công nghiệp (van bướm, van bi, van dao, van cầu,…) và bộ điều khiển khí nén hoặc bộ điều khiển điện để thực hiện đóng/mở van tự động.

Cấu tạo van điều khiển (Control valve) gồm có mấy bộ phận?
Van điều khiển khí nén & van điều khiển điện là 2 dòng van thông dụng nhất của Control valve (van điều khiển). Cấu tạo của từng loại như sau:
Van điều khiển khí nén
Cấu tạo của van điều khiển khí nén khá đơn giản, gồm có 2 bộ phận chính là:
- Bộ điều khiển khí nén: gồm bộ điều khiển khí nén tuyến tính và bộ điều khiển khí nén ON/OFF
- Thân van: gồm các loại van công nghiệp được làm từ nhiều loại chất liệu khác nhau (inox, thép, đồng, gang, nhựa,…) với đa dạng kiểu nối (nối ren, nối hàn và lắp mặt bích,…)
Van điều khiển điện
Giống với van điều khiển khí nén, van điều khiển điện cũng có cấu tạo đơn giản gồm 2 bộ phận:
- Bộ điều khiển motor điện: hoạt động với mức điện áp 24V, 220V hoặc 380V
- Thân van: thường được làm từ các loại vật liệu cao cấp, độ bền cao inox, nhựa, đồng, gang, thép,… và với nhiều kiểu dáng khác nhau

Ưu điểm và một số nhược điểm của van điều khiển
Ưu điểm
- Thiết kế đơn giản, đa dạng mẫu mã, nhiều sự lựa chọn cho khách hàng
- Điều khiển tự động, thay thế cách vận hành thủ công trước đây
- Lắp đặt dễ dàng, tạo sự thuận tiện trong việc điều chỉnh, thay thế và sửa chữa
- Có nhiều kiểu kết nối: nối ren, nối lắp mặt bích, nối hàn, nối rắc co,…
- Van điều khiển có khả năng tự động điều chỉnh & cấu hình bộ định vị
Nhược điểm
Van điều khiển không dùng cho các lưu chất chứa chất bẩn, tạp chất (cát, sỏi, bùn đất,…)
Các loại van điều khiển (Control valve) phổ biến trên thị trường
Van điều khiển là loại van được điều khiển tự động bằng bộ điều khiển khí nén hoặc bộ điều khiển điện thay vì điều khiển bằng sức người như các loại van công nghiệp thông thường khác.
Van điều khiển khí nén
Là loại van sử dụng bộ điều khiển khí nén để đóng/mở van tự động. Van điều khiển khí nén (Pneumatic Control Valve) có tốc độ đóng/mở van rất nhanh, thường được dùng để điều khiển van kiểu ON/OFF.
Van điều khiển điện
Van điều khiển điện sử dụng tín hiệu điện để điều khiển van đóng/mở tự động. Bộ điều khiển của van gồm có motor điện được gắn vào trục ty. Các loại van điều khiển điện thông dụng, được sử dụng rộng rãi hiện nay là van bướm điều khiển điện, van bi điều khiển điện & van cầu điều khiển điện,…
>>> Tham khảo: Van bi điều khiển điện DARHOR (4-20mA, 2Inch, 12VDC)
Van điều khiển ON/OFF
Có chức năng điều khiển van đóng/mở tự động nhưng là đóng hoàn toàn hoặc mở hoàn toàn, chứ không thể điều khiển van mở theo các góc nhất định và không thể điều tiết được lưu lượng của dòng chảy. Chính vì thế, các loại van điều khiển ON/OFF có cơ chế điều khiển van đơn giản hơn so với các loại van điều khiển tuyến tính.

Van điều khiển tuyến tính
Là loại van điều khiển tự động, có thể điều khiển van đóng/mở một góc nhất định để điều tiết lưu lượng dòng chảy chất lỏng. Van điều khiển tuyến tính cho phép van đóng/mở theo các góc mở từ 0 – 90 độ, sử dụng dòng điện tín hiệu 4 – 20mA hoặc điện áp 0 – 10VDC để thực hiện điều khiển góc mở cửa van.
Xem thêm: Vì Sao Van Điện Từ Bị Nóng? Nguyên Nhân Do Đâu Và Cách Khắc Phục
Ứng dụng nổi bật của Control valve – van điều khiển
Có thể bạn chưa biết, van điều khiển được ứng dụng trong nhiều hệ thống, nhà máy,… chẳng hạn như:
- Hệ thống cấp – thoát nước sinh hoạt, nước thải,…
- Nhà máy và các xưởng chế biến thực phẩm,..
- Nhà máy sản xuất nước, đồ uống giải khát: bia, rượu, sữa,…
- Hệ thống tưới tiêu cây trồng trong ngành nông nghiệp, chăn nuôi sản xuất
- Hệ thống PCCC – phòng cháy chữa cháy, hệ thống điều hòa không khí, thông gió,…
- …
Cảm ơn bạn đã theo dõi hết bài viết, hy vọng những nội dung vừa được chia sẻ sẽ mang đến nguồn kiến thức hữu ích và giúp bạn hiểu van điều khiển là gì. Để được hỗ trợ, tư vấn giải đáp các thắc mắc, câu hỏi liên quan, hãy gọi trực tiếp đến số hotline của chúng tôi.
ATPro - Cung cấp phần mềm SCADA, tủ điện công nghiệp, đồng hồ đếm ngược, đồng hồ nước điện tử, máy tính công nghiệp không quạt, đèn giao thông, van điều khiển, data center,
cảm biến nhiệt độ...uy tín chất lượng giá tốt. Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.
Bài viết liên quan
Tự Ý Thay Đồng Hồ Đo Nước Bị Phạt Như Thế Nào? Những Điều Cần Biết
Nội dung bài viếtTìm hiểu khái niệm van điều khiển là gì?Cấu tạo van điều [...]
Th9
Đồng Hồ Đo Nước Và Những Vấn Đề Trong Kiểm Định Đồng Hồ Đo Nước
Nội dung bài viếtTìm hiểu khái niệm van điều khiển là gì?Cấu tạo van điều [...]
Th9
Gợi Ý Top 5 Thương Hiệu Đồng Hồ Nước Phổ Biến Trên Thị Trường Ngày Nay
Nội dung bài viếtTìm hiểu khái niệm van điều khiển là gì?Cấu tạo van điều [...]
Th9
Tìm Hiểu Về Các Loại Đồng Hồ Đo Lưu Lượng Nước Phổ Biến Hiện Nay
Nội dung bài viếtTìm hiểu khái niệm van điều khiển là gì?Cấu tạo van điều [...]
Th9
[Giải Đáp] – Van Bướm Điều Khiển Điện Được Sử Dụng Tại Môi Trường Nào?
Nội dung bài viếtTìm hiểu khái niệm van điều khiển là gì?Cấu tạo van điều [...]
Th9
5 Lưu Ý Khi Lựa Chọn Van Bướm Điều Khiển Nhất Định Bạn Phải Biết
Nội dung bài viếtTìm hiểu khái niệm van điều khiển là gì?Cấu tạo van điều [...]
Th9