Xu hướng bán hàng đa kênh đang rất phổ biến đối với các ngành bán lẻ tại Việt Nam. Việc áp dụng mô hình bán hàng đa kênh giúp tăng độ phủ sóng, tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng. Vậy hãy cùng tìm hiểu bán hàng đa kênh là gì? Các xu hướng bán hàng đa kênh hiệu quả qua bài viết sau đây nhé!
Tìm hiểu khái niệm bán hàng đa kênh là gì?
Bán hàng đa kênh (OmniChannel Retailing) là một chiến lược kinh doanh mà các doanh nghiệp sử dụng. Nhằm tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm của khách hàng bằng cách kết hợp và liên kết nhiều kênh bán hàng khác nhau. Mục tiêu là đảm bảo rằng khách hàng chuyển động giữa các kênh một cách mượt mà. Không gặp khó khăn và giữ được sự nhất quán trong quá trình mua sắm.
Việc tích hợp các kênh bán hàng phổ biến trong mô hình bán hàng đa kênh. Như: app bán hàng; website; mạng xã hội (Facebook, Tiktok, Zalo,…); email; TMĐT (Shopee, Lazada…) và một số kênh truyền thông (Affiliate Marketing, KOL…). Mang đến những trải nghiệm mua sắm toàn diện, giúp cải thiện sự hiểu biết về khách hàng, tăng khả năng tiếp cận và tương tác. Và cuối cùng làm tăng cường trải nghiệm mua sắm cho họ.
Các xu hướng bán hàng đa kênh hiệu quả bạn nên biết
Các xu hướng bán hàng đa kênh không ngừng phát triển và thay đổi theo thời gian. Các xu hướng quan trọng mà bạn nên biết và cân nhắc trong chiến lược bán hàng của mình
Livestream trực tiếp bán hàng:
Sử dụng các nền tảng như Facebook Live, Instagram Live, hoặc YouTube để tổ chức các buổi livestream trực tiếp giới thiệu và bán sản phẩm. Tương tác trực tiếp với khách hàng, giải đáp thắc mắc, và tạo cơ hội mua sắm ngay lập tức.
Tiếp thị thông qua các video ngắn:
Tận dụng sức hấp dẫn của video ngắn trên nền tảng như TikTok hoặc Reels trên Instagram để tạo ra nội dung sáng tạo và gây ấn tượng với đối tượng khách hàng. Tập trung vào việc truyền đạt thông điệp ngắn gọn và hấp dẫn.
Hợp tác quảng bá sản phẩm cùng KOL, KOC những người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội:
Hợp tác với Key Opinion Leaders (KOL) và Key Opinion Customers (KOC) để quảng bá sản phẩm. Giúp tăng cường uy tín thương hiệu và thu hút sự chú ý từ đối tượng khách hàng mục tiêu.
KOL (viết tắt của từ Key Opinion Leader) là người có kiến thức chuyên môn trong một lĩnh vực nhất định nào đó hay nhận được sự yêu thích và tín nhiệm của nhiều người. KOC (Key Opinion Consume) là người tiêu dùng chủ chốt trải nghiệm về sản phẩm. Và chia sẻ những nhận định khách quan cho những người theo dõi.
Thanh toán trực tuyến với nhiều hình thức:
Cung cấp nhiều phương thức thanh toán trực tuyến để thuận lợi cho khách hàng. Tích hợp cổng thanh toán trực tuyến, ví điện tử, hoặc thậm chí thanh toán qua các ứng dụng ngân hàng. Như: ví Momo, VN pay, Shoppe pay,…
Triển khai nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn:
Tạo ra các chương trình khuyến mãi và ưu đãi đặc biệt để kích thích mua sắm. Điều này có thể bao gồm giảm giá, quà tặng, hoặc chương trình tích điểm để khuyến khích khách hàng quay lại và mua sắm thường xuyên hơn.
Trải nghiệm người dùng liền mạch (Seamless User Experience)
Đảm bảo rằng trải nghiệm mua sắm qua các kênh là liền mạch và nhất quán, từ app di động đến trang web và các nền tảng khác. Điều này giúp khách hàng chuyển động mượt mà giữa các kênh. Mà không mất đi thông tin và sự nhất quán.
Tích hợp dữ liệu và phân tích
Sử dụng công nghệ để tích hợp dữ liệu từ các kênh khác nhau và áp dụng các dữ liệu đã được phân tích để hiểu rõ hơn về hành vi mua sắm của khách hàng. Điều này giúp cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm và tối ưu hóa chiến lược tiếp thị.
Chăm sóc khách hàng tích cực (Proactive Customer Engagement):
Sử dụng các kênh như mạng xã hội và email để tương tác tích cực với khách hàng. Gửi thông báo, cập nhật sản phẩm mới và ưu đãi đặc biệt để duy trì sự quan tâm và tạo ra một cộng đồng trực tuyến tích cực.
Áp dụng chatbot và trí tuệ nhân tạo (AI)
Tích hợp chatbot và trí tuệ nhân tạo vào các kênh để cung cấp hỗ trợ tức thì. Tư vấn sản phẩm và tăng cường khả năng tương tác với khách hàng.
Tham khảo: Mô hình C2C là gì? Đây có phải mô hình kinh doanh lý tưởng hiện nay?
Bí quyết bán hàng đa kênh hiệu quả
- Để bán hàng đa kênh đạt hiệu quả cao cần lưu ý những điểm sau đây:
- Xác định rõ ràng tệp khách hàng mục tiêu;
- Lựa chọn kênh bán hàng phù hợp với đặc thù sản phẩm và tệp khách hàng mục tiêu;
- Các kênh bán hàng cần phải đồng bộ dữ liệu với nhau. Các hình ảnh/video đăng tải trên các kênh sinh động, rõ nét còn nội dung thì chuẩn SEO.
- Phải quản lý chặt chẽ khi bán hàng đa kênh nhằm tránh thất thoát.
- Xây dựng các chiến lược bán hàng phù hợp. Mỗi thời điểm xu hướng sẽ cần đến những sản phẩm khác nhau. Chính vì thế cần nắm bắt kịp thời để đưa ra mặt hàng kinh doanh phù hợp với tệp khách hàng mục tiêu.
- Xây dựng quy trình chăm sóc khách hàng online tối ưu để nâng cao trải nghiệm của người mua. Góp phần tăng tỷ lệ khách hàng quay lại trong những lần mua sắm tiếp theo.
Lời hết
Bằng cách sử dụng mọi kênh này, doanh nghiệp tạo ra một dãy ấn tượng liên tục trong tâm trí của khách hàng. Sử dụng mạng xã hội để chia sẻ thông tin mới, gửi email nhắc nhở về các ưu đãi đặc biệt. Sản xuất video trên YouTube, Tiktok giới thiệu sản phẩm,…Nhằm tăng thuận lợi cho quá trình mua sắm trực tuyến.
Ngoài ra, việc hợp tác với các đối tác Affiliate Marketing và KOL cũng là một cách hiệu quả. Nhằm gửi thông điệp của thương hiệu được chuyển đến một cách toàn diện và được nhắc nhở đến một cách nhất quán.
Tóm lại việc kết hợp sự nhắc nhở thường xuyên với mọi kênh bán hàng có sẵn giúp doanh nghiệp tạo ra một hiệu ứng tổng thể. Tăng cường khả năng ghi nhớ và tạo ra cơ hội mua sắm tích cực từ phía khách hàng.
Với những thông tin vừa được ATPro Corp chia sẻ trong bài viết trên, hy vọng bạn đã hiểu bán hàng đa kênh là gì? Các xu hướng bán hàng đa kênh hiệu quả hiện nay. Và đừng quên theo dõi và truy cập website của ATPro để cập nhập kiến thức hay mỗi ngày bạn nhé!
ATPro - Cung cấp phần mềm SCADA, quản lý điện năng, hệ thống gọi số, hệ thống xếp hàng, đồng hồ LED treo tường, đồng hồ đo lưu lượng nước, máy tính công nghiệp, màn hình HMI, IoT Gateway, đèn tín hiệu, đèn giao thông, đèn máy CNC, bộ đếm sản phẩm, bảng LED năng suất, cảm biến công nghiệp,...uy tín chất lượng giá tốt. Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.THAM KHẢO TOP 10 SẢN PHẨM BÁN CHẠY TẠI ATPro
Bài viết liên quan
Sitemap Là Gì? Tìm Hiểu Lý Do Tại Sao Website Bán Hàng Cần Có Sitemap?
Trong thời đại công nghệ số phát triển, mô hình kinh doanh trực tuyến trở [...]
Th1
FAQ Là Gì? Vai Trò Quan Trọng Và Cách Tạo Trang FAQ Cho Website Đơn Giản
FAQ là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trên các trang mạng hiện [...]
Th1
Procurement Là Gì? Sự Khác Nhau Cơ Bản Giữa Procurement Và Purchasing
Procurement là thuật ngữ quen thuộc, được nhắc đến & sử dụng phổ biến trong [...]
Th1
Distribution Là Gì? Vai Trò Quan Trọng Của Distribution Trong Marketing
Distribution là 1 khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực marketing mà bất kỳ marketer [...]
Th1
EBIT Là Gì? Chỉ Số EBIT Có Vai Trò Gì Trong Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp?
Phân tích tài chính doanh nghiệp là hoạt động vô cùng quan trọng, giúp nhà [...]
Th1
Nhãn Hiệu Là Gì? Sự Khác Nhau Cơ Bản Giữa Nhãn Hiệu Và Thương Hiệu
Hiện nay, vẫn có rất nhiều người nhầm tưởng nhãn hiệu với thương hiệu là [...]
Th1