Barcode, QR Code Là Gì? Ứng Dụng Nổi Bật Của Barcode Và QR Code

Barcode, QR Code là gì

Có thể nói, Barcode & QR Code là 2 cụm từ được nhiều người nhắc đến nhất khi muốn kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, thông tin của 1 sản phẩm/hàng hóa nào đó. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ Barcode, QR Code là gì? Sự khác nhau cơ bản giữa Barcode & QR Code. Trong nội dung bài viết hôm nay, ATPro sẽ giải đáp chi tiết những câu hỏi trên. Theo dõi ngay!

Tìm hiểu Barcode, QR Code là gì?

Barcode là gì?

Barcode (Mã vạch) là 1 công nghệ phổ biến hiện nay, chủ yếu được sử dụng để thu thập & nhận dạng dữ liệu thông qua 1 mã số, chữ số của 1 đối tượng cụ thể nào đó. Mỗi mã vạch sẽ có kích thước, độ đậm nhạt & độ dày mỏng khác nhau, có các khoảng trống xen kẽ được sắp xếp theo 1 trật tự mã hóa, giúp các máy quét barcode có thể nhận dạng & đọc được. 

Theo Wikipedia: Barcode là sự thể hiện thông tin trong các dạng nhìn thấy trên các bề mặt của sản phẩm & hàng hóa mà máy móc có thể đọc được. 

Mỗi mã vạch sẽ có kích thước, độ đậm nhạt & độ dày mỏng khác nhau
Mỗi mã vạch sẽ có kích thước, độ đậm nhạt & độ dày mỏng khác nhau

Barcode hiện nay có 2 loại chính, đó là: Barcode tuyến tính (1D) & Barcode ma trận (2D).

QR Code là gì?

QR Code/Mã QR (Quick Response Code, tạm dịch: Mã phản hồi nhanh) là mã vạch ma trận (Matrix-barcode) hay mã vạch 2 chiều (2D), xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1994, được phát triển bởi Denso Wave (công ty con của Toyota). QR Code bao gồm những chấm đen & ô vuông mẫu trên nền trắng, có thể chứa những thông tin như: thời gian, địa điểm của sự kiện, đường dẫn URL,… 

xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1994, được phát triển bởi Denso Wave
xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1994, được phát triển bởi Denso Wave

QR Code cho phép quét & đọc mã nhanh hơn bằng các thiết bị thông dụng như máy đọc mã vạch, điện thoại có camera với ứng dụng quét mã, vô cùng tiện lợi & nhanh chóng. 

Sự khác nhau cơ bản giữa Barcode & QR Code có thể bạn chưa biết 

Tiêu chí so sánh Barcode QR Code
Khả năng lưu trữ Khả năng lưu trữ của Barcode rất ít, với các loại phổ biến như 1D, 2D, EAN hay Code 39 chỉ có thể lưu trữ lượng ký tự đếm trên đầu ngón tay. Mã phổ biến nhất là EAN cũng chỉ lưu trữ được từ 20 – 25 ký tự.  Với QR Code, khả năng lưu trữ dữ liệu khổng lồ, lên đến 7089 dữ liệu số, 4296 chữ & số cùng nhiều loại dữ liệu khác nhau. Gấp hàng ngàn lần so với Barcode.
Khả năng xử lý Mục đích ban đầu của Barcode chính là để giảm thiểu nhập liệu & sai sót, giúp tiết kiệm thời gian & công sức. Sử dụng máy quét quang học để nhập liệu mã số mã vạch lên hệ thống. Tuy nhiên, điểm hạn chế lớn nhất là góc quét phải đúng, hình ảnh phải rõ & nằm trên mặt phẳng. Đồng thời tốc độ đọc của máy quét quang học vẫn còn khá chậm.  QR Code còn được gọi là mã phản hồi nhanh, do vậy tốc độ phản hồi rất nhanh, có thể phản hồi gần như tức thời khi quét. Đặc biệt, QR Code còn quét được ở nhiều góc độ khác nhau, có thể phản hồi ngay cả khi không ở trạng thái tốt nhất.
Tính tiện dụng Mã vạch thông thường có thể hiểu bằng cách nhìn vào dãy số bên dưới. Do vậy, nếu không nhớ quy luật của nó, bạn khó có thể hiểu được.  Với các loại mã QR, chỉ cần thao tác đơn giản với chiếc điện thoại, bạn đã có thể đọc được ý nghĩa của từng mã vạch mà không cần phải hiểu những quy luật rắc rối như Barcode.
Độ bảo mật Barcode chỉ là sử dụng 1 ngôn ngữ hình ảnh & số để biểu thị cho nội dung cần thiết. Vì thế rất dễ bị sao chép & thể hiện cho nhiều sản phẩm cùng lúc mà bạn khó có thể phát hiện ra được  Mỗi mã QR là duy nhất & được ghi nhớ khi đã qua sử dụng. Thông tin mã hóa thay đổi liên tục tùy theo thời điểm. 
Tính thẩm mỹ Barcode có hình ảnh dài, ngắn khác nhau, cộng thêm dãy mã số bên dưới các đường kẻ thẳng khiến Barcode rất cồng kềnh & chiếm nhiều diện tích.  QR Code có hình dạng vuông, có thể thu nhỏ hoặc phóng to mà không ảnh hưởng đến việc quét mã. Ngoài ra, bạn còn có thể trang trí QR Code bằng logo, hình ảnh 1 cách tùy thích,… 

>>> Xem thêm: Hệ Thống Nhúng Là Gì? Đặc Điểm Và Ứng Dụng Nổi Bật Của Embedded System

Ứng dụng của mã vạch (Barcode) & mã QR (QR Code)

Ứng dụng của Barcode

Mặc dù không ưu việt bằng QR Code, thế nhưng Barcode vẫn được sử dụng phổ biến & rộng rãi. Một số ứng dụng nổi bật của Barcode có thể kể đến như:

  • Làm vé tàu, vé xe, vé máy bay (Barcode 2D)
  • Quản lý sản phẩm
  • Quản lý kho
  • Xác thực nguồn gốc
  • Lưu thông hàng hóa

Ứng dụng của QR Code

Ngày nay, QR Code được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành & lĩnh vực nhờ sở hữu khả năng ưu việt, dễ dàng thực hiện quét bằng các ứng dụng hỗ trợ trên thiết bị di động. QR Code ngày càng phát triển & dần thay thế vị trí của Barcode. Những ứng dụng của mã QR:

  • Làm tem truy xuất nguồn gốc/xuất xứ sản phẩm, tem chống hàng giả
  • Lưu trữ thông tin
  • Cổng đăng nhập trực tiếp
  • Ví điện tử & các giao dịch điện tử 

Cùng nhiều ứng dụng khác hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh & đời sống xã hội.

Barcode và QR Code
Barcode và QR Code

Bài viết trên ATPro đã giải đáp Barcode, QR Code là gì, so sánh sự khác nhau giữa Barcode & QR Code giúp quý bạn đọc có cái nhìn tổng thể, hiểu lý do tại sao ngày nay QR Code được ưa chuộng và được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày. Nếu cần thêm thông tin hoặc vẫn còn một số câu hỏi liên quan cần hỗ trợ giải đáp cụ thể, hãy gọi ngay đến số hotline phòng kinh doanh. 

Đừng quên theo dõi & cập nhật các bài viết mới cùng kiến thức hay mỗi ngày tại atpro.com.vn nhé!

ATPro việt nam

ATPro - Cung cấp phần mềm SCADA, tủ điện công nghiệp, đồng hồ LED điện tử, đồng hồ nước điện tử, máy đo lưu lượng, van công nghiệp, máy tính công nghiệp, màn hình cảm ứng HMI, IoT GATEWAY công nghiệp, đèn cảnh cáo tín hiệu, bộ đếm sản phẩm, bảng led năng suất, cảm biến công nghiệp...uy tín chất lượng giá tốt. Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

Forum Là Gì? Phân Biệt Sự Khác Nhau Cơ Bản Giữa Forum Và Website

Forum được đánh giá là một trong những giải pháp hiệu quả giúp website của [...]

USP Là Gì? Cách Xác Định Và Phát Triển USP Sản Phẩm Độc Đáo, Hiệu Quả Nhất

USP là 1 thuật ngữ không còn quá xa lạ với những người làm trong [...]

Số hóa sản xuất là gì? ứng dụng số hóa trong sản xuất

Để tránh tụt hậu dẫn đến việc không thể cạnh tranh nổi trên thị trường [...]

Số hóa là gì? Lợi ích số hóa nhà máy trong ngành công nghiệp sản xuất

Hiện nay, trong ngành công nghiệp sản xuất đã và đang có những bước phát [...]

Nhà máy thông minh trong thời đại công nghệ số hóa

Trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, việc áp dụng các công nghệ [...]

Industry 4.0 digital transformation là gì?

Industry 4.0 digital transformation là một khái niệm được rất nhiều người quan tâm trong [...]