Nhờ vào khả năng tối ưu hóa tốc độ truy cập website của người dùng. Cloudflare không chỉ đóng vai trò quan trọng đảm bảo sự an toàn và ổn định cho các trang website. Đồng thời nó còn có vai trò trong việc giữ chân khách hàng khi truy cập một website nào đó. Cloudflare là công cụ khá quen thuộc đối với các chuyên gia quản trị web. Vậy Cloudflare là gì? Hãy cùng tìm hiểu bài viết sau đây của ATPro Corp nhé.
Tìm hiểu khái niệm cloudflare là gì?
CloudFlare là một dịch vụ DNS trung gian (Domain Name Server-hệ thống phân giải tên miền). Được dùng để điều phối các client và máy chủ thông qua lớp bảo vệ CloudFlare. Một cách dễ hiểu hơn thay vì truy cập trực tiếp vào Website thông qua máy chủ phân giải tên miền DNS. Thì người dùng sẽ sử dụng máy chủ phân giải tên miền của CloudFlare. Các truy cập sẽ phải đi qua máy chủ của CloudFlare để xem dữ liệu thông tin website.
Ngoài những dịch vụ cơ bản thông thường, CloudFlare còn có nhiều dịch vụ khác nữa. Chẳng hạn như: CDN, SPDY, tường lửa chống Ddos, Chứng chỉ số SSL, Spam Forward Domain,…
Phải kể đến tính năng tăng tốc độ và bảo mật cho website cao. Đồng thời được sử dụng miễn phí. Nên Cloudflare càng được nhiều webmaster ưa chuộng và tin dùng.
Kinh phí sử dụng cloudflare
Trong gói cơ bản sẽ bao gồm các tính năng như: quyền truy cập vào CDN, bộ nhớ đệm cơ bản và bảo vệ DDoS. Được sử dụng trong phiên bản miễn phí của Cloudflare.
Tuy nhiên, về tính chất công việc cũng như muốn sử dụng tất cả các dịch vụ Cloudflare, thì cần đăng ký phiên bản Pro. Kinh phí $20/tháng gồm các tính năng bổ sung với phiên bản Pro. Chẳng hạn như tự động nén hình ảnh trên trang web, tự động hóa thiết bị di động, Cloudflare WAF,…
Hoặc cùng có thể mua thêm các tiện ích bổ sung tuỳ theo yêu cầu.
Ưu điểm và nhược điểm trong quá trình sử dụng cloudflare
Ưu điểm:
Website tăng tốc độ truy cập bằng cách dịch vụ CloudFlare sẽ lưu một bản bộ nhớ đệm (cache) của website trên máy chủ của CDN của họ. Từ đó sẽ phân phối cho người dùng truy cập ở gần máy chủ đó nhất. Từ đó, các dữ liệu tĩnh như CSS, tập tin, hình ảnh,… Tất cả được Cloudflare nén dưới dạng gzip góp phần giúp tốc độ tải nhanh hơn.
Hạn chế việc truy cập trực tiếp vào trang web qua máy chủ nên Cloudflare đã giúp tiết kiệm băng thông cho máy chủ. Băng thông sử dụng ngay lúc này chỉ còn khoảng ½ – 2/3 so với việc không dùng.
Tăng cường khả năng bảo mật cho website, hạn chế sự tấn công từ DDOS, spam comment trên blog,….Ngoài ra, người dùng có thể nâng cấp và bảo mật cho website. Bằng cách sử dụng CloudFlare như sử dụng SSL free để thêm giao thức HTTPS cho website. Hạn chế truy cập từ các quốc gia chỉ định, cấm việc truy cập các IP nhất định, bảo vệ các trang của tính chất đăng nhập (gói pro).
Nhược điểm:
Bới tại Việt Nam chất lượng đường truyền quốc tế kém. Nên nếu website đặt trên hosting có máy chủ và khách hàng chủ yếu đến từ Việt Nam. Thì việc sử dụng Cloudflare sẽ làm chậm tốc độ tải trang. Nguyên nhân là vì lúc truy vấn sẽ đi vòng từ Việt Nam đến DNS trung gian là Cloudflare rồi mới trả kết quả về lại Việt Nam.
Thời gian uptime website sẽ phụ thuộc vào thời gian uptime của máy chủ Cloudflare. Trong trường hợp server của Cloudflare down thì quá trình truy xuất vào website cũng bị ảnh hưởng và gián đoạn. Bởi vì không phân giải được tên miền đang dùng.
Rất dễ bị tấn công nếu website bảo mật chưa kỹ. Quản trị web cũng không biết được IP thực của người truy cập vào trang web của mình.
Trong tình huống website bị off do bức tường lửa của hosting mà website đang đặt hiểu lầm IP của Cloudflare là địa chỉ tấn công.
Một số lý do nên sử dụng cloudflare
Về tốc độ: máy chủ gần với người dùng sẽ khiến việc truy cập Website chậm hơn. Và ngược lại, với trường hợp máy chủ ở quá xa Cloudflare giúp tăng tốc độ tải trang. Website phục vụ cho người dùng ở nước ngoài tốt nhất nên dùng DNS này.
Về Auto Minify (tự động rút gọn): sẽ loại bỏ những ký tự không cần thiết ra khỏi mã nguồn mà không thay đổi chức năng. Chẳng hạn như tự động loại bỏ chú thích, khoảng trắng,… Nhằm giảm lượng dữ liệu chuyển đi và cải thiện tốc độ tải trang.
Về Rocket Loader: đối với dịch vụ DNS này sẽ trì hoãn tải tất cả JavaScript để ưu tiên nội dung của Website hiển thị trước. Điều này sẽ khiến đoạn mã JavaScript bị lỗi nếu sử dụng lệnh jQuery. Chính vì thế nếu không cần thiết hãy tắt tính năng này đi.
Bảo mật: yếu tố này rất quan trọng để giữ cho Website luôn an toàn trước kẻ tấn công. Với dịch vụ DNS trung gian này giúp phát hiện và ngăn chặn các Hacker tấn công trang Website.
Các bước cài đặt Cloudflare
Bước 1: Đăng ký tài khoản và tạo cho mình một tài khoản Cloudflare.
Bước 2: Sau khi đăng ký thành công, đến trang chủ và đăng nhập tài khoản vừa mới đăng ký.
Bước 3: Hãy thêm website vào Cloudflare
- Nhập website muốn sử dụng vào dịch vụ DNS miễn phí của Cloudflare. Sau đó bấm nút “Add site“, chờ khoảng 60s.
- Chọn gói miễn phí (hoặc tuỳ nhu cầu chọn gói phù hợp)
- Đợi Cloudflare quét DNS có sẵn trong tên miền. Nếu như bạn đã tạo các record DNS trước đó thì Cloudflare hiển thị bên dưới. Nếu chưa có DNS, thì cần tạo DNS mới để trỏ tên miền.
Bước 4: Trỏ cặp nameservers về Cloudflare
- Mỗi nhà cung cấp dịch vụ tên miền sẽ có các cấu hình khác nhau. Tuy nhiên thì chỉ cần đổi DNS cũ ở nhà cung cấp sang cái mới của Cloudflare.
- Sau khi đã hoàn thành xong, cần chờ đợi cho Cloudflare xác nhận cặp DNS thành công việc trỏ về. Thông thường thì mất khoảng 1-2h.
Cách cài đặt và sử dụng Plugin Cloudflare
Cài đặt
Trước khi kích hoạt SSL cần phải cài đặt thêm plugin Cloudflare giúp việc quản lý website dễ hơn. Đồng thời hỗ trợ cho cấu hình SSL sau này, thực hiện theo từng bước sau:
Vào mục Search để tìm Plugin và đợi danh sách các Plugin hiển thị.
Tiếp theo chọn Install ở Plugin Cloudflare và bắt đầu tiến hành cài đặt.
Khi đã hoàn tất cài đặt, cần chọn tiếp vào nút Active và kích hoạt.
Cách sử dụng
Đầu tiên vào phần Settings sau đó chọn Cloudflare.
Tiếp tục vào API, Login và Website hãy tìm mục My Profile đến API Key.
Ngay dòng Global API Key, nhấn chọn View API Key.
Cửa sổ Popup hiện lên, cần click chọn Copy API Key cho Website của mình. Sau khi hoàn thành quay lại Website để tiếp tục đăng nhập bằng API Key này.
Cuối cùng, tại mục Optimize Cloudflare For WordPress, nhấn click vào Apply để kích hoạt cài đặt mặc định. Song song đó, cần chọn Purge Cache đến Purge Everything để xóa hết Cache ban đầu. Nhấn chọn Automatic Cache Management để nó tự động xóa Cache khi Website thay đổi.
Tham khảo: Webinar là gì? Công cụ tối ưu tuyệt vời cho hội thảo trực tuyến
Lời kết
Cloudflare hoạt động an toàn, cực kỳ ổn định, giúp đảm bảo hiệu suất cho website hay web application tốt hơn. Không cần phải tốn kém quá nhiều hoặc thậm chí sử dụng phiên bản miễn phí khá tốt. Hiện nay, có rất nhiều website lớn sử dụng Cloudflare. Cụ thể: Hubspot, Medium, Upwork, Fiverr, TheNextWeb, Gitlab,….
Hy vọng qua bài viết này, sẽ giúp bạn hiểu hơn Cloudflare là gì? Các kiến thức bạn nên biết về Cloudflare. Sẽ tuỳ theo từng trường hợp mà dùng Cloudflare để tăng tốc độ khi người dùng truy cập vào website. Đồng thời tất cả các truy cập vào trang web cũng sẽ được chuyển sang HTTPS hết.
Đừng quên theo dõi và truy cập website của ATPro để cập nhập kiến thức hay mỗi ngày bạn nhé!
ATPro - Cung cấp phần mềm SCADA, tủ điện công nghiệp, đồng hồ LED điện tử, đồng hồ nước điện tử, máy đo lưu lượng, van công nghiệp, máy tính công nghiệp, màn hình cảm ứng HMI, IoT GATEWAY công nghiệp, đèn cảnh cáo tín hiệu, bộ đếm sản phẩm, bảng led năng suất, cảm biến công nghiệp...uy tín chất lượng giá tốt. Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.THAM KHẢO TOP 10 SẢN PHẨM BÁN CHẠY TẠI ATPro
Bài viết liên quan
Sitemap Là Gì? Tìm Hiểu Lý Do Tại Sao Website Bán Hàng Cần Có Sitemap?
Trong thời đại công nghệ số phát triển, mô hình kinh doanh trực tuyến trở [...]
Th1
FAQ Là Gì? Vai Trò Quan Trọng Và Cách Tạo Trang FAQ Cho Website Đơn Giản
FAQ là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trên các trang mạng hiện [...]
Th1
Procurement Là Gì? Sự Khác Nhau Cơ Bản Giữa Procurement Và Purchasing
Procurement là thuật ngữ quen thuộc, được nhắc đến & sử dụng phổ biến trong [...]
Th1
Distribution Là Gì? Vai Trò Quan Trọng Của Distribution Trong Marketing
Distribution là 1 khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực marketing mà bất kỳ marketer [...]
Th1
EBIT Là Gì? Chỉ Số EBIT Có Vai Trò Gì Trong Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp?
Phân tích tài chính doanh nghiệp là hoạt động vô cùng quan trọng, giúp nhà [...]
Th1
Nhãn Hiệu Là Gì? Sự Khác Nhau Cơ Bản Giữa Nhãn Hiệu Và Thương Hiệu
Hiện nay, vẫn có rất nhiều người nhầm tưởng nhãn hiệu với thương hiệu là [...]
Th1