Tìm Hiểu Giao Thức HTTP, HTTPS Là Gì? Sự Khác Nhau Cơ Bản Giữa HTTP & HTTPS

Giao thức HTTP, HTTPS là gì

HTTP & HTTPS là 2 giao thức truyền tải dữ liệu phổ biến trên nền tảng internet, giữa máy tính của người dùng (Client) & máy chủ (Server). Vậy HTTP & HTTPS có cách thức hoạt động như thế nào? Nên sử dụng giao thức HTTP hay HTTPS? Cùng tìm hiểu chi tiết giao thức HTTP, HTTPS là gì và giải đáp các câu hỏi trên qua nội dung bài viết dưới đây của ATPro nhé!

Tìm hiểu khái niệm giao thức HTTP, HTTPS là gì?

Giao thức HTTP là gì?

HTTP viết tắt của cụm từ Hypertext Transfer Protocol là giao thức truyền tải siêu văn bản dựa trên mã nguồn mở. Hiện nay, HTTP được sử dụng trên World Wide Web (www) để truyền tải các dạng dữ liệu bao gồm: âm thanh, văn bản, video, hình ảnh,…. từ web server đến trình duyệt web của người dùng & ngược lại. 

Giao thức HTTP
Giao thức HTTP

Hypertext Transfer Protocol là ứng dụng của bộ giao thức Transmission Control Protocol/Internet Protocol (TCP/IP). TCP/IP là giao thức trên nền tảng internet, hầu hết các mạng máy tính thương mại đều được chạy trên đó. Bộ giao thức này được đặt theo tên 2 giao thức chính là: Giao thức điều khiển truyền vận (TCP – Transmission Control Protocol) & Giao thức Internet (IP- Internet Protocol). 

Giao thức HTTPS là gì? 

HTTPS viết tắt của cụm từ Hypertext Transfer Protocol Secure là giao thức truyền tải siêu văn bản dạng đóng. Thực chất, HTTPS chính là giao thức HTTP nhưng được tích hợp thêm chứng chỉ bảo mật SSL (Secure Sockets Layer) hoặc TLS (Transport Layer Security) để mã hóa các thông điệp giao tiếp, đảm bảo tính bảo mật dữ liệu & trình duyệt của người dùng. Hiểu đơn giản, HTTPS là 1 phần mở rộng của HTTP, là giao thức truyền tải thông tin nâng cấp hơn hẳn HTTP về tính an toàn & bảo mật. 

Giao thức HTTPS
Giao thức HTTPS

Cách thức hoạt động của giao thức HTTP (Hypertext Transfer Protocol) & HTTPS (Hypertext Transfer Protocol Secure)

Cách thức hoạt động của Hypertext Transfer Protocol

Có thể bạn chưa biết, HTTP hoạt động theo mô hình máy chủ & máy khách (Client & Server). Quá trình người dùng kết nối dữ liệu trên website/trang web được thực hiện dựa trên sự giao tiếp của 2 đối tượng này. Khi người dùng kết nối 1 website bất kỳ qua giao thức HTTP, trình duyệt sẽ thực hiện các kết nối đến máy chủ của web đó, thông qua địa chỉ IP do hệ thống phân giải tên miền (domain) DNS cung cấp. Máy chủ (server) nhận được yêu cầu, sau đó sẽ trả về các thông tin, dữ liệu từ hình ảnh, video, văn bản, âm thanh mà người dùng đang tìm kiếm. 

Cách thức hoạt động của giao thức HTTP
Cách thức hoạt động của giao thức HTTP

Qua quá trình kết nối & trao đổi thông tin, trình duyệt của người dùng sẽ mặc định địa chỉ IP đó đến từ máy chủ chính. Đây là yếu tố mà người dùng không thể xác thực trình duyệt đó có an toàn hay không. Yếu tố này cũng được được coi là 1 lỗ hổng của mã nguồn mở. Khi thông tin người dùng được gửi đi (địa chỉ IP, mật khẩu,…) sẽ không được mã hóa. 

Cách thức hoạt động của Hypertext Transfer Protocol Secure

Cách thức hoạt động của HTTPS tương tự HTTP. Tuy nhiên, giao thức truyền tải HTTPS được bổ sung thêm 1 trong 2 chứng chỉ bảo mật là SSL & TLS. Hiện nay, 2 tiêu chuẩn này được sử dụng cho hàng triệu website/trang web trên toàn thế giới, trở thành tiêu chí bảo mật chung cho các website. 

Cách thức hoạt động của giao thức HTTPS
Cách thức hoạt động của giao thức HTTPS

Cả 2 tiêu chuẩn bảo mật SSL & TLS đều được sử dụng hệ thống bảo mật không đối xứng Public Key Infrastructure, gồm khóa công khai (Public Key) & khóa riêng (Private Key). Bên cạnh đó, các dữ liệu được mã hóa bằng Public Key có thể giải mã bởi Private Key & ngược lại. 

Điểm khác nhau giữa giao thức HTTP & HTTPS có thể bạn chưa biết

Nhà phát triển 

HTTP (Hypertext Transfer Protocol) được phát triển bởi Tim Berners-Lee. HTTPS (Hypertext Transfer Protocol Secure)) được phát triển bởi Netscape Communications. 

Ứng dụng 

Giao thức HTTP thường được sử dụng cho các trang web không yêu cầu độ bảo mật cao, ví dụ như các trang blog, trang web thông tin. Ngược lại, HTTPS được sử dụng cho các trang web cần độ bảo mật cao, đảm bảo an toàn & tin cậy trong suốt quá trình chuyển đổi, ví dụ như các trang web mua sắm, ngân hàng, tài chính,… 

Sự khác nhau giữa HTTP & HTTPS
Sự khác nhau giữa HTTP & HTTPS

Chứng chỉ bảo mật

Sự khác biệt lớn nhất giữa 2 giao thức HTTP & HTTPS chính là các chứng chỉ bảo mật. Về cơ bản, HTTPS là sự nâng cấp của giao thức HTTP về tính bảo mật. Trong thời đại số hóa, các dữ liệu, thông tin đều được lưu trữ & cập nhật qua website, bởi vậy HTTPS có vai trò đặc biệt quan trọng. 

Cổng thông tin (Port)

Port là cổng xác định, có vai trò phân loại thông tin trên máy khách, sau đó gửi về máy chủ. Mỗi cổng thông tin của giao thức HTTP & HTTPS đều có mã số riêng biệt. Theo đó, giao thức HTTP sử dụng cổng số 80, HTTPS sử dụng cổng 443 – đây là cổng hỗ trợ mã hóa thông tin & mã hóa kết nối từ máy chủ (Server) đến máy khách (Client). Nhằm bảo vệ thông tin & giúp gói dữ liệu được truyền đi an toàn. 

Giao thức HTTP sử dụng cổng số 80, HTTPS sử dụng cổng 443
Giao thức HTTP sử dụng cổng số 80, HTTPS sử dụng cổng 443

Mức độ bảo mật 

Trên giao thức HTTP, dữ liệu không được bảo mật & không được xác thực. Trong khi đó, về mức độ bảo mật của HTTPS, khi có người dùng truy cập vào website, HTTPS sẽ có sự tác động để xác minh danh tính của đường dẫn & kiểm tra qua xác thực bảo mật. 

>>> Xem thêm: [Góc Chia Sẻ] – Hướng Dẫn Cách Chụp Màn Hình Laptop, Máy Tính Đơn Giản Nhất

Trên đây là những thông tin cơ bản về 2 giao thức truyền tải siêu văn bản phổ biến HTTP & HTTPS mà ATPro đã tổng hợp & chia sẻ đến quý bạn đọc. Hy vọng sau khi theo dõi hết bài viết, bạn sẽ hiểu rõ giao thức HTTP, HTTPS là gì & tầm quan trọng của việc bảo mật thông tin qua HTTPS. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi, hãy gọi ngay đến số hotline phòng kinh doanh để được hỗ trợ giải đáp. 

Đừng quên theo dõi & cập nhật các bài viết mới, kiến thức hay mỗi ngày tại atpro.com.vn nhé!

THAM KHẢO TOP 10 SẢN PHẨM BÁN CHẠY TẠI ATPro

ATPro việt nam

ATPro - Cung cấp phần mềm SCADA, quản lý điện năng, hệ thống gọi số, hệ thống xếp hàng, đồng hồ LED treo tường, đồng hồ đo lưu lượng nước, máy tính công nghiệp, màn hình HMI, IoT Gateway, đèn tín hiệu, đèn giao thông, đèn máy CNC, bộ đếm sản phẩm, bảng LED năng suất, cảm biến công nghiệp,...uy tín chất lượng giá tốt. Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

Sitemap Là Gì? Tìm Hiểu Lý Do Tại Sao Website Bán Hàng Cần Có Sitemap?

Trong thời đại công nghệ số phát triển, mô hình kinh doanh trực tuyến trở [...]

FAQ Là Gì? Vai Trò Quan Trọng Và Cách Tạo Trang FAQ Cho Website Đơn Giản

FAQ là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trên các trang mạng hiện [...]

Procurement Là Gì? Sự Khác Nhau Cơ Bản Giữa Procurement Và Purchasing

Procurement là thuật ngữ quen thuộc, được nhắc đến & sử dụng phổ biến trong [...]

Distribution Là Gì? Vai Trò Quan Trọng Của Distribution Trong Marketing

Distribution là 1 khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực marketing mà bất kỳ marketer [...]

EBIT Là Gì? Chỉ Số EBIT Có Vai Trò Gì Trong Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp?

Phân tích tài chính doanh nghiệp là hoạt động vô cùng quan trọng, giúp nhà [...]

Nhãn Hiệu Là Gì? Sự Khác Nhau Cơ Bản Giữa Nhãn Hiệu Và Thương Hiệu

Hiện nay, vẫn có rất nhiều người nhầm tưởng nhãn hiệu với thương hiệu là [...]