Hợp Đồng Điện Tử Là Gì? Tính Pháp Lý, Đặc Điểm & Lợi ích Của Econtract

Hợp đồng điện tử là gì

Với sự phát triển nhanh chóng của internet & công nghệ thông tin, việc thực hiện các giao dịch trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến. Trong đó, hợp đồng điện tử là 1 trong những xu hướng mới & được sử dụng rộng rãi. Thực tế cho thấy có đến 33% doanh nghiệp được Bộ Công Thương khảo sát đã sử dụng Econtract trong hoạt động kinh doanh của mình. Để hiểu rõ hợp đồng điện tử là gì, đặc điểm, tính pháp lý và lợi ích của Electronic Contract, mời bạn cùng ATPro khám phá chi tiết trong nội dung bài viết hôm nay. 

Hợp đồng điện tử là gì?

Tại điều 33 Luật Giao dịch điện tử 2005, Hợp đồng điện tử (Electronic Contract, viết tắt Econtract) là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu. Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, gửi đi, nhận & lưu trữ bằng phương tiện điện tử, thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, thư điện tử, chứng từ điện tử, điện tín, điện báo,… 

Hợp đồng điện tử là là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu
Hợp đồng điện tử là là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu

Hiểu đơn giản: Hợp đồng điện tử chính là hợp đồng được thực hiện dưới hình thức trực tuyến. Các bên có thể khởi tạo, đàm phán, ký kết & quản lý hợp đồng 100% online mà không cần phải gặp mặt trực tiếp, loại bỏ hoàn toàn khâu in ấn & chuyển phát hợp đồng qua lại. 

Hợp đồng điện tử và những đặc điểm của Electronic Contract

  • Econtract được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu
  • Giao kết hợp đồng điện tử là quá trình sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành 1 phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng. Trong giao kết hợp đồng điện tử, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, đề nghị giao kết hợp đồng & chấp nhận giao kết hợp đồng có thể được thực hiện thông qua thông điệp dữ liệu
  • Electronic Contract có sự tham gia của ít nhất 3 chủ thể: Bên cạnh chủ thể giao kết thông thường, còn có sự tham gia của bên thứ 3 có liên quan chặt chẽ đến hợp đồng điện từ. Đó có thể là nhà cung cấp dịch vụ mạng, cơ quan chứng thực chữ ký điện tử. Họ xuất hiện với tư cách là các cơ quan hỗ trợ với mục đích đảm bảo tính hiệu quả & giá trị pháp lý cho việc giao kết & thực hiện hợp đồng điện tử
  • Có thể thực hiện giao kết ở bất kỳ địa điểm & thời gian nào: Hợp đồng điện tử được giao kết dưới dạng thông điệp dữ liệu, vì thế các chủ thể giao kết hợp đồng không cần gặp mặt & ký kết trực tiếp
  • Tính vô hình & phi vật chất: Môi trường điện tử là môi trường ảo, do vậy các hợp đồng điện tử mang tính vô hình vì không thể sờ/cầm/cắm như hợp đồng giấy. Mà chỉ tồn tại & được lưu trữ, được chứng minh thông qua dữ liệu điện tử
Electronic Contract có thể thực hiện giao kết ở bất kỳ địa điểm & thời gian nà
Electronic Contract có thể thực hiện giao kết ở bất kỳ địa điểm & thời gian nà

Tính pháp lý của hợp đồng điện tử (Electronic Contract)

Econtract có đầy đủ căn cứ pháp lý theo luật pháp

Tại Điều 14 & Điều 34 trong Luật Giao dịch điện tử 2005, hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý giống hợp đồng giấy truyền thống. Ngoài ra, tại điều 14 của Bộ Luật Lao động 2019, hợp đồng lao động có thể được thực hiện thông qua phương tiện điện tử, sử dụng dữ liệu điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, có giá trị tương tự hợp đồng lao động giấy truyền thống bằng văn bản.

Mặc dù hợp đồng số được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử nhưng giá trị pháp lý của nó vẫn được thừa nhận & có thể sử dụng làm bằng chứng trong trường hợp 1 trong 2 bên không tuân thủ đúng những điều khoản đã thỏa thuận trước đó. 

Econtract có đầy đủ căn cứ pháp lý theo luật pháp
Econtract có đầy đủ căn cứ pháp lý theo luật pháp

Cơ sở xác định giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử 

1 hợp đồng điện tử (Electronic Contract) đảm bảo giá trị pháp lý cần đáp ứng các điều kiện sau:

Có đầy đủ chữ ký điện tử của các chủ thể/các bên tham gia 

Tương tự hợp đồng giấy truyền thống, Econtract cũng cần đảm bảo có đầy đủ chữ ký của các bên tham gia, chữ ký như 1 sự chứng thực về việc chấp thuận các điều khoản trong hợp đồng. 

Đảm bảo tính toàn vẹn, không có dấu hiệu chỉnh sửa kể từ thời điểm ký kết

Electronic Contract cần đảm bảo tính toàn vẹn & không thể chỉnh sửa nội dung/điều khoản sau khi các bên hoàn tất việc ký số.

Người ký số là người đại diện theo pháp luật hoặc được ủy quyền

Chữ ký số của người ký hợp đồng & chữ ký số của doanh nghiệp là 2 yếu tố quan trọng để xác thực Electronic Contract được ký đúng pháp nhân. 

Lợi ích tuyệt vời khi sử dụng hợp đồng điện tử 

Sử dụng hợp đồng điện tử (Electronic Contract) mang đến những lợi ích sau:

  • Đảm bảo quá trình/hoạt động kinh doanh không bị gián đoạn 
  • Tiết kiệm chi phí giấy tờ, chi phí chuyển phát & quản lý hợp đồng
  • Lưu trữ an toàn, quá trình tra cứu dễ dàng & nhanh chóng
  • Sử dụng làm chứng cứ khi có tranh chấp xảy ra
  • Thúc đẩy phát triển giao thương với nước ngoài, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận & giao thương với đối tác trên toàn thế giới 
Lợi ích khi sử dụng Econtract
Lợi ích khi sử dụng Econtract

Một số nguyên tắc ký & thực hiện hợp đồng điện tử

Tại điều 35 Luật Giao dịch điện tử năm 2005 quy định: 

  • Các bên tham gia có quyền thỏa thuận sử dụng phương tiện điện tử trong giao kết & thực hiện hợp đồng
  • Việc giao kết & thực hiện hợp đồng điện tử cần tuân thủ các quy định của Luật Giao dịch điện tử năm 2005 & pháp luật về hợp đồng
  • Khi giao kết & thực hiện hợp đồng, các bên các quyền thỏa thuận về chứng thực, điều kiện đảm bảo tính toàn vẹn, vấn đề bảo mật có liên quan đến hợp đồng điện tử

>>> Xem thêm: KOC Là Gì? Chia Sẻ Tips Vận Dụng Chiến Lược KOC Marketing Hiệu Quả

Bài viết trên đây là những chia sẻ của ATPro về hợp đồng điện tử là gì, đặc điểm, tính pháp lý và lợi ích khi sử dụng Electronic Contract. Hy vọng đã mang đến cho quý bạn đọc nguồn kiến thức hữu ích, đặc biệt đối với các doanh nghiệp đang có ý định chuyển đổi phương thức ký kết từ giấy truyền thống sang ký số điện tử. 

Mọi thắc mắc, câu hỏi liên quan xin vui lòng liên hệ trực tiếp số hotline phòng kinh doanh để được hỗ trợ giải đáp chi tiết trong thời gian sớm nhất. Đừng quên theo dõi & thường xuyên truy cập website ATPro để cập nhật các bài viết mới cùng kiến thức hay mỗi ngày nhé!

ATPro việt nam

ATPro - Cung cấp phần mềm SCADA, tủ điện công nghiệp, đồng hồ LED điện tử, đồng hồ nước điện tử, máy đo lưu lượng, van công nghiệp, máy tính công nghiệp, màn hình cảm ứng HMI, IoT GATEWAY công nghiệp, đèn cảnh cáo tín hiệu, bộ đếm sản phẩm, bảng led năng suất, cảm biến công nghiệp...uy tín chất lượng giá tốt. Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

Forum Là Gì? Phân Biệt Sự Khác Nhau Cơ Bản Giữa Forum Và Website

Forum được đánh giá là một trong những giải pháp hiệu quả giúp website của [...]

USP Là Gì? Cách Xác Định Và Phát Triển USP Sản Phẩm Độc Đáo, Hiệu Quả Nhất

USP là 1 thuật ngữ không còn quá xa lạ với những người làm trong [...]

Số hóa sản xuất là gì? ứng dụng số hóa trong sản xuất

Để tránh tụt hậu dẫn đến việc không thể cạnh tranh nổi trên thị trường [...]

Số hóa là gì? Lợi ích số hóa nhà máy trong ngành công nghiệp sản xuất

Hiện nay, trong ngành công nghiệp sản xuất đã và đang có những bước phát [...]

Nhà máy thông minh trong thời đại công nghệ số hóa

Trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, việc áp dụng các công nghệ [...]

Industry 4.0 digital transformation là gì?

Industry 4.0 digital transformation là một khái niệm được rất nhiều người quan tâm trong [...]