NG Là Gì? Ý Nghĩa Của NG Trong Sản Xuất Có Thể Bạn Chưa Biết

NG là gì

Trong quá trình sản xuất hàng loạt, việc xuất hiện hàng lỗi là điều khó có thể tránh khỏi. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần phải xây dựng một quy trình xử lý hàng lỗi trong sản xuất phù hợp với ngành sản xuất của mình, tránh phân phối đến thị trường những mặt hàng kém chất lượng. Trong nội dung bài viết hôm nay, ATPro sẽ chia sẻ đến quý bạn đọc NG là gì và ý nghĩa của NG trong sản xuất. Theo dõi ngay!

Tìm hiểu chi tiết NG là gì & ý nghĩa của NG trong sản xuất?

NG là gì?

NG là viết tắt của cụm từ Not Good, tạm dịch: hàng lỗi trong sản xuất, sản phẩm không đạt chất lượng, bị trả lại hoặc yêu cầu thu hồi. 

Ý nghĩa của NG trong sản xuất

Hiện nay, thuật ngữ NG được sử dụng phổ biến trong quy trình kiểm định chất lượng sản phẩm trước khi được lưu kho & đưa vào phân phối. Khi sử dụng thiết bị cảm biến để kiểm tra chất lượng sản phẩm, màn hình thiết bị sẽ hiển thị OK với những sản phẩm đạt yêu cầu & NG với những sản phẩm không đạt yêu cầu. Tất cả hàng lỗi trong sản xuất khi được phát hiện sẽ được thu hồi & xử lý 1 cách nhanh chóng thông qua quy trình xử lý hàng lỗi nghiêm ngặt trong sản xuất. 

Ý nghĩa của NG trong sản xuất
Ý nghĩa của NG trong sản xuất

Ở 1 số doanh nghiệp, “defects” hay “defective products” được sử dụng tương đương với thuật ngữ NG (Not Good). Sự khác biệt ở đây chủ yếu nằm ở quy trình kiểm định hàng hóa. Các thiết bị kiểm định chất lượng sản phẩm biểu thị kết quả hàng không đạt chất lượng bằng NG & những sản phẩm đó sẽ được chuyển đến khu vực riêng dành cho hàng lỗi & được đánh dấu là “defective” hoặc “defective products”. 

>>> Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Đăng Xuất Gmail Trên Điện Thoại, Máy Tính Đơn Giản Nhất

Quy trình xử lý hàng lỗi trong sản xuất nhất định bạn phải biết

Quy trình xử lý hàng lỗi trong sản xuất của mỗi doanh nghiệp có thể khác nhau. Tuy nhiên, hoạt động này thường được vận hành dựa trên 3 nguyên lý cơ bản sau:

  • Không tạo ra hoặc không gây phát sinh hàng lỗi trong sản xuất
  • Không đưa hoặc không để lưu/xuất hàng NG (Not Good) tới công đoạn tiếp theo 
  • Trong trường hợp để phát sinh hàng lỗi, cần phát hiện & xử lý nhanh chóng 

Ngày nay, 1 quy trình xử lý hàng lỗi trong sản xuất được quản lý theo 8 bước dưới đây:

Đánh giá mức độ lỗi của lô sản phẩm 

Mỗi ngành hàng hay sản phẩm sẽ có những mức độ lỗi khác nhau. Dựa theo tiêu chuẩn chất lượng & khả năng thực hiện chức năng của sản phẩm thông qua bảng AQL (bảng giới hạn chấp nhận), nhà sản xuất sẽ chia thành 3 mức độ để đánh giá: lỗi nhỏ, lỗi lớn & lỗi nghiêm trọng.

  • Lỗi nhỏ: là lỗi không ảnh hưởng tới chức năng & hình thức sản phẩm. Mức độ lỗi này rất hiếm khi bị khách hàng phát hiện & trả lại do khó nhận thấy lỗi hoặc sản phẩm lỗi trong mức độ cho phép 
  • Lỗi lớn: là lỗi ảnh hưởng đến chức năng & hình thức sản phẩm. Mức độ lỗi này rất dễ bị khách hàng  phát hiện, khiếu nại, yêu cầu thu hồi & trả lại hàng hoặc đổi hàng mới
  • Lỗi nghiêm trọng: là lỗi ảnh hưởng trầm trọng đến chức năng & hình thức của sản phẩm. Mức độ lỗi này có thể ảnh hưởng tới quyền lợi & thậm chí gây hại cho người dùng. Việc cho phép lưu hành hàng lỗi ở mức độ lỗi nghiêm trọng có thể khiến doanh nghiệp bị kiện, thu hồi sản phẩm,… 
Hiển thị sản phẩm đạt chất lượng & sản phẩm bị lỗi
Hiển thị sản phẩm đạt chất lượng & sản phẩm bị lỗi

Phân loại hàng lỗi 

Phân loại hàng lỗi trong sản xuất yêu cầu sự cẩn thận & chặt chẽ trong khâu kiểm duyệt. Các doanh nghiệp/nhà sản xuất nên lập ra 1 danh sách để liệt kê chi tiết, check sheet (phiếu kiểm tra),… để có thể phân loại các lỗi của sản phẩm cùng mức độ lỗi cho phép tương ứng. Công đoạn này không chỉ giúp doanh nghiệp/nhà sản xuất nắm bắt được chất lượng nguồn nguyên vật liệu, mà còn giảm thiểu tỷ lệ sản phẩm lỗi đến tay người tiêu dùng. 

Biểu thị sản phẩm lỗi & cách ly 

Các sản phẩm được đánh dấu khác nhau dựa trên kết quả phân loại hàng lỗi. Thông thường, các sản phẩm NG sẽ được xếp cùng 1 nhóm nếu có chung thuộc tính lỗi. Qua đó, doanh nghiệp cũng có thể xác định công đoạn & bộ phận tương ứng có liên quan đến từng nhóm hàng NG (Not Good). 

Báo cáo đến bộ phận liên quan 

Các sản phẩm NG theo nhóm sẽ được chuyển đến bộ phận xử lý tương ứng. Tại đây, các nhân viên có chuyên môn sẽ có những bước phân tích chi tiết để đưa ra quyết định xử lý phù hợp nhất. 

Chuyển đến bộ phận liên quan để xử lý hàng lỗi
Chuyển đến bộ phận liên quan để xử lý hàng lỗi

Quyết định phương pháp xử lý hàng lỗi trong sản xuất 

Dựa vào mức độ lỗi & tính khả thi có thể sửa chữa, bộ phận phụ trách tương ứng sẽ đưa ra các quyết định xử lý tùy theo cấp độ: sửa tay, sửa quy cách hoặc tiêu hủy 

Đối với mặt hàng lỗi có thể sửa chữa, người phụ trách cần đặc biệt lưu ý:

  • Chấp hành đúng các yêu cầu của người quản lý
  • Thiết kế bảng hướng dẫn trình tự sửa chữa 1 cách chi tiết trước khi bắt đầu thực hiện 
  • Các sửa chữa về mặt kích thước cần có sự giám sát & kiểm tra của nhân viên trưởng bộ phận 

Thực hiện xử lý hàng lỗi 

Hàng lỗi trong sản xuất sau khi được phân loại/xếp vào 4 nhóm trên sẽ được doanh nghiệp/nhà sản xuất tiến hành sửa chữa hoặc tiêu hủy theo quy định. 

Xác định nguyên nhân 

Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sản phẩm bị lỗi trong quá trình sản xuất. Nguyên nhân có thể do sự cố về chất lượng máy móc, kỹ năng & nhận thức của nhân viên sản xuất, quy trình sản xuất không hiệu quả hay môi trường làm việc không đảm bảo. Do đó, việc tìm hiểu & xác định nguyên nhân gốc rễ của các lỗi sản phẩm giúp doanh nghiệp đánh giá lại toàn bộ quy trình sản xuất, từ đó có các biện pháp hạn chế lỗi trong tương lai một cách hiệu quả. 

Tìm hiểu và xác định nguyên nhân hàng lỗi trong sản xuất
Tìm hiểu và xác định nguyên nhân hàng lỗi trong sản xuất

Thực hiện phương án phòng chống lỗi Poka Yoke & cải tiến liên tục Kaizen

Trong chiến lược quản lý chất lượng, các doanh nghiệp/nhà sản xuất có thể áp dụng hệ thống phòng chống lỗi sai Poka Yoke để loại bỏ các khuyết tật của sản phẩm bằng cách sửa chữa, cảnh báo kịp thời khi chúng xảy ra. Bên cạnh đó, cải tiến liên tục Kaizen góp phần nâng cao chất lượng, giảm lãng phí trong sản xuất. Từ đó, giảm thiểu lỗi sai & hàng Not Good thông qua những cải tiến nhỏ nhưng mang tính thường xuyên & liên tục. 

Hy vọng những nội dung vừa được ATPro chia sẻ trong bài viết trên sẽ giúp quý bạn đọc hiểu rõ NG là gì, ý nghĩa của NG trong sản xuất & quy trình xử lý hàng lỗi. Nếu cần thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ giải đáp các thắc mắc liên quan, hãy nhấc máy và gọi ngay đến số hotline phòng kinh doanh. 

Đừng quên theo dõi & cập nhật các bài viết mới, kiến thức hay mỗi ngày tại trang web atpro.com.vn nhé!

THAM KHẢO TOP 10 SẢN PHẨM BÁN CHẠY TẠI ATPro

ATPro việt nam

ATPro - Cung cấp phần mềm SCADA, quản lý điện năng, hệ thống gọi số, hệ thống xếp hàng, đồng hồ LED treo tường, đồng hồ đo lưu lượng nước, máy tính công nghiệp, màn hình HMI, IoT Gateway, đèn tín hiệu, đèn giao thông, đèn máy CNC, bộ đếm sản phẩm, bảng LED năng suất, cảm biến công nghiệp,...uy tín chất lượng giá tốt. Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

Sitemap Là Gì? Tìm Hiểu Lý Do Tại Sao Website Bán Hàng Cần Có Sitemap?

Trong thời đại công nghệ số phát triển, mô hình kinh doanh trực tuyến trở [...]

FAQ Là Gì? Vai Trò Quan Trọng Và Cách Tạo Trang FAQ Cho Website Đơn Giản

FAQ là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trên các trang mạng hiện [...]

Procurement Là Gì? Sự Khác Nhau Cơ Bản Giữa Procurement Và Purchasing

Procurement là thuật ngữ quen thuộc, được nhắc đến & sử dụng phổ biến trong [...]

Distribution Là Gì? Vai Trò Quan Trọng Của Distribution Trong Marketing

Distribution là 1 khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực marketing mà bất kỳ marketer [...]

EBIT Là Gì? Chỉ Số EBIT Có Vai Trò Gì Trong Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp?

Phân tích tài chính doanh nghiệp là hoạt động vô cùng quan trọng, giúp nhà [...]

Nhãn Hiệu Là Gì? Sự Khác Nhau Cơ Bản Giữa Nhãn Hiệu Và Thương Hiệu

Hiện nay, vẫn có rất nhiều người nhầm tưởng nhãn hiệu với thương hiệu là [...]