Tìm Hiểu Chi Tiết Quy Trình Sản Xuất Đèn Tín Hiệu Giao Thông Hiện Nay

Quy trình sản xuất đèn tín hiệu giao thông

Hiện nay có rất nhiều loại đèn tín hiệu giao thông với những kiểu dáng & cách thức hoạt động khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các loại đèn tín hiệu đều được sản xuất bằng một quy trình nhất định. Nếu bạn đang quan tâm và muốn tìm hiểu về quy trình sản xuất đèn tín hiệu giao thông, hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây của ATPro

Quy trình sản xuất đèn tín hiệu giao thông 

Quy trình sản xuất đèn tín hiệu giao thông như sau:

Bước 1: Tạo vỏ hộp đèn 

Vỏ & mặt kính của đèn tín hiệu giao thông – loại đèn báo được sử dụng rộng rãi hiện nay, được đúc từ khuôn có sẵn, nhằm đảm bảo đúng tỷ lệ, kích thước quy định. Quá trình đúc sử dụng một khuôn thép lớn, có 2 mảnh. Bên trong khuôn được gọi là khoang (hình ảnh ngược của chi tiết, bộ phận cần đúc). Khuôn được đặt bên trong một chiếc máy để kẹp 2 nửa lại với nhau bằng lực 2.400.000 pound (tương đương 1.090.000 kg). Hợp kim nhôm nóng chảy được đổ vào khuôn, sau khoảng 15 giây, khuôn được mở ra & bộ phận vỏ kim loại nóng đồng thời được đẩy ra.  Bộ phận vỏ sẽ được làm nguội trong khoảng 30 phút. Trong điều kiện bình thường, 1 máy đúc khuôn có thể sản xuất được khoảng 30 bộ phận, chi tiết mỗi giờ. 

Tạo vỏ hộp đèn tín hiệu giao thông
Tạo vỏ hộp đèn tín hiệu giao thông

Sau khi được làm nguội, các bộ phận sẽ được cắt, mài để loại bỏ phần kim loại thừa và phần gờ sắc nhọn. Tiếp theo, các bộ phận được sơn màu & sấy khô. Cuối cùng, các hộp đèn được chuyển đến khu vực lắp ráp cuối cùng. 

Bước 2: Làm bộ điều khiển 

Phần vỏ dùng cho bộ điều khiển thường được đúc hoặc chế tạo bằng cách gia công, cắt xén và sơn giống như hộp đèn. Bên trong vỏ bộ điều khiển có các điểm, vị trí để lắp đặt bảng điều khiển điện. 

Bước 3: Làm giá đỡ

Bộ phận giá đỡ được chế tạo bằng cách đúc thép. Bên trong giá đỡ được làm rỗng để dễ dàng tích hợp hộp nối điện bên trong & kết nối với dây đi ngầm từ bộ điều khiển. Bộ phận giá đỡ còn được trang trí một số chi tiết để tăng tính thẩm mỹ cho cột đèn tín hiệu giao thông. 

Giá đỡ đèn tín hiệu giao thông được làm từ chất liệu bền bỉ
Giá đỡ đèn tín hiệu giao thông được làm từ chất liệu bền bỉ

Bước 4: Cài đặt

Giai đoạn cuối cùng trong quy trình sản xuất đèn tín hiệu giao thông là cài đặt. Nguồn tín hiệu được đưa đến bộ điều khiển, trong trường hợp các cảm biến được đặt trên đường, chúng sẽ được kết nối trực tiếp với bộ điều khiển. Các giá đỡ được bắt vít tại chỗ, dây được kéo qua các giá đỡ rỗng. Tiếp theo, thực hiện lắp các hộp đèn vào giá đỡ. Sau đó kết nối tất cả các bộ phận của hệ thống lại với nhau. Các đèn tín hiệu riêng lẻ sẽ được điều chỉnh lần cuối để chắc chắn đã được lắp đặt vào đúng vị trí, bộ hẹn giờ trình tự trong bộ điều khiển được cài đặt thành các thông số cụ thể.

>>> Tham khảo:

[Giải Đáp] – Đèn tín hiệu giao thông mấy pha thì hợp lý?

Có thể bạn chưa biết, hệ thống đèn tín hiệu giao thông hiện nay hoạt động theo chu trình pha để phân luồng lượng xe lưu thông tại các nút giao ngã ba, ngã tư một cách an toàn & hiệu quả. Thông thường, pha của đèn tín hiệu giao thông phụ thuộc chủ yếu vào cấu trúc và mức độ phức tạp của các điểm giao, tuy nhiên pha phổ biến thường bao gồm:

Pha đỏ

Loại pha này được sử dụng để thông báo đến tất cả các phương tiện tham gia giao thông dừng lại bằng cách bật đèn đỏ

Pha vàng

Chủ yếu được dùng để cảnh báo đến người điều khiển phương tiện giao thông rằng đèn đỏ sắp xuất hiện. Trong khoảng thời gian đèn vàng, người lái xe cần giảm tốc độ để chuẩn bị dừng lại

Pha xanh

Được lắp đặt trong đèn tín hiệu màu xanh, cho phép phương tiện giao thông ở các hướng tương ứng di chuyển. Giống với pha đỏ và pha vàng, pha xanh thường kéo dài trong 1 khoảng thời gian cố định, nhằm đảm bảo sự lưu thông an toàn

Đèn tín hiệu giao thông xanh đỏ vàng
Đèn tín hiệu giao thông xanh đỏ vàng

Ngoài ra, có những điểm giao ngã tư phức tạp hơn, có thể có nhiều pha xanh lắp đặt ở các hướng khác nhau, mục đích để quản lý luồng xe lưu thông tốt hơn. Hệ thống đèn tín hiệu giao thông được thiết kế để tối ưu hóa quá trình lưu thông & giảm nguy cơ tai nạn giao thông xảy ra tại các nút giao ngã ba, ngã tư.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Nhìn Đèn Tín Hiệu Giao Thông Chính Xác Để Đi Đúng Luật

ATPro nhà cung cấp đèn tín hiệu giao thông uy tín tại Việt Nam

Hy vọng qua những nội dung vừa được ATPro chia sẻ trong bài viết trên, quý bạn đọc đã hiểu rõ hơn về quy trình sản xuất đèn tín hiệu giao thông và một số thông tin quan trọng liên quan đến thiết bị. Nếu còn thắc mắc, câu hỏi cần hỗ trợ giải đáp trực tiếp, hãy nhấc máy gọi ngay cho chúng tôi qua số hotline.

XEM BẢNG BÁO GIÁ: Đèn cảnh báo, đèn giao thông, đèn led máy CNC, đèn năng lượng, đèn tháp, đèn tín hiệu giá tốt tại ATPro

ATPro việt nam

ATPro - Cung cấp phần mềm SCADA, tủ điện công nghiệp, đồng hồ LED điện tử, đồng hồ nước điện tử, máy đo lưu lượng, van công nghiệp, máy tính công nghiệp, màn hình cảm ứng HMI, IoT GATEWAY công nghiệp, đèn cảnh cáo tín hiệu, bộ đếm sản phẩm, bảng led năng suất, cảm biến công nghiệp...uy tín chất lượng giá tốt. Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

Tìm Hiểu Chi Tiết Kích Thước Đèn Chớp Vàng Năng Lượng Mặt Trời

Đèn chớp vàng năng lượng mặt trời chủ yếu được lắp tại nơi giao nhau, [...]

Đèn cảnh báo an toàn, Đèn cảnh báo ở đâu giá rẻ uy tín

Có thể khẳng định trong môi trường công nghiệp, hệ thống giao thông, công trường [...]

Đèn báo hiệu dùng pin, mua đèn báo hiệu ở đâu uy tín giá rẻ

Đèn báo hiệu dùng pin là gì? Những loại đèn báo hiệu dùng pin phổ [...]

Đèn báo hiệu 220V, mua đèn báo hiệu ở đâu chất lượng uy tín

Đèn báo hiệu 220V là một thiết bị cảnh báo được sử dụng nhiều trong [...]

Các Thương Hiệu Đèn Tháp Tín Hiệu Trong Công Nghiệp

Đèn tháp tín hiệu (Tower Light) là loại đèn tháp có nhiều tầng xếp chồng [...]

Đèn cảnh báo tháp 2 tầng, mua đèn tháp ở đâu giá tốt uy tín

Đèn cảnh báo tháp 2 tầng là thiết bị được nhiều doanh nghiệp ưu tiên [...]