Server là gì? Máy chủ là gì? Kiến Thức Về Máy Chủ

Server là gì? Máy chủ là gì? Kiến Thức Về Máy Chủ

Để vận hành và quản lý hệ thống CNTT thì mỗi công ty/doanh nghiệp cần phải có Server. Bài viết này ATPro Corp sẽ chia sẻ khái niệm Server là gì? Kiến Thức về máy chủ một cách đơn giản và dễ hiểu nhất.

Khái niệm Server là gì? Máy chủ là gì?

Máy chủ (Server) thường là một máy tính được kết nối với mạng máy tính hoặc internet. Có địa chỉ IP tĩnh và khả năng xử lý tốc độ cao. Máy chủ được cấu hình và cài đặt các phần mềm chuyên dụng. Để phục vụ cho các máy tính khác truy cập, yêu cầu các dịch vụ và tài nguyên.

Máy chủ có nhiều tính năng vượt trội so với máy tính thông thường gồm khả năng lưu trữ và xử lý dữ liệu lớn hơn đáng kể. Thường được sử dụng để lưu trữ và xử lý dữ liệu trong một mạng máy tính hoặc trên môi trường internet. Máy chủ đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ trên internet. Gồm các website, ứng dụng, trò chơi, và nhiều dịch vụ khác. Mọi dịch vụ trên internet đều phải thông qua một máy chủ để vận hành.

Server là gì? Máy chủ là gì? Kiến Thức Về Máy Chủ

 

Phân loại máy chủ (server)

Phân loại theo cách thiết lập

Máy chủ vật lý riêng (Dedicated Server): Đây là loại máy chủ chạy trên phần cứng và các thiết bị hỗ trợ riêng biệt. Gồm ổ đĩa cứng (HDD), bộ vi xử lý (CPU), bộ nhớ RAM và card mạng. 

Máy chủ ảo (VPS – Virtual Private Server): Đây là dạng máy chủ được tạo thành bằng phương pháp sử dụng công nghệ ảo hóa. Để chia một máy chủ vật lý riêng thành nhiều máy chủ ảo khác nhau.

Máy chủ đám mây (Cloud Server): Đây là máy chủ được tạo thành từ nhiều máy chủ vật lý khác cùng hệ thống lưu trữ SAN (Storage Area Network). Máy chủ đám mây cung cấp linh hoạt và mở rộng với khả năng tăng giảm tài nguyên dễ dàng theo nhu cầu của người dùng. 

Phân loại theo chức năng

  • Database servers (máy chủ cơ sở dữ liệu): Được sử dụng để lưu trữ và quản lý cơ sở dữ liệu, cung cấp các dịch vụ truy xuất dữ liệu.
  • File servers (máy chủ file): Dùng để lưu trữ và chia sẻ các tệp tin và thư mục trong mạng. Các dịch vụ như Google Drive, Dropbox, Microsoft OneDrive.
  • Mail servers (máy chủ mail): Phục vụ cho việc gửi và nhận email, lưu trữ và quản lý hộp thư điện tử của người dùng. Gmail, Yahoo Mail, và các dịch vụ email khác là các ví dụ của máy chủ mail.
  • Print servers (máy chủ in): Quản lý và điều phối các yêu cầu in ấn từ các máy tính trong mạng. Cho phép chia sẻ máy in và tài nguyên in ấn.
  • Web servers (máy chủ web): Phục vụ các trang web và ứng dụng web cho người dùng trên internet. 
  • Game servers (máy chủ trò chơi): Chạy và quản lý các trò chơi trực tuyến, cung cấp các dịch vụ kết nối và tương tác giữa người chơi.
  • Application servers (máy chủ ứng dụng): Chạy các ứng dụng và phần mềm quản lý doanh nghiệp. Như ERP, CRM, và các dịch vụ web, mail, file server, database.

Nêu vai trò của máy chủ (server)

Máy chủ (server) đóng vai trò không thể phủ nhận trong việc lưu trữ, cung cấp và xử lý dữ liệu cho người dùng và tổ chức thông qua mạng LAN hoặc internet. Với tính chất liên tục 24/7, máy chủ được thiết kế để hoạt động liên tục trong thời gian dài, chỉ tắt khi có sự cố cần bảo trì.

Ở mức độ cá nhân và doanh nghiệp nhỏ, máy chủ không chỉ đơn thuần là nơi lưu trữ dữ liệu mà còn là trung tâm vận hành hệ thống server về dữ liệu. Với khả năng xử lý lượng dữ liệu lớn và cung cấp dịch vụ cho các máy trạm khác, máy chủ giúp tổ chức quản lý và sử dụng dữ liệu một cách hiệu quả.

Trong môi trường doanh nghiệp, máy chủ đóng vai trò quan trọng trong việc lưu trữ cơ sở dữ liệu, thông tin và quản lý các phần mềm của doanh nghiệp. Chức năng này giúp tối ưu hóa hoạt động của doanh nghiệp. Từ việc quản lý người dùng, phân quyền truy cập đến việc bảo mật hệ thống.

Một trong những lợi ích của việc sử dụng máy chủ là tối ưu hóa phần cứng mà không cần đầu tư chi phí lớn cho các máy trạm khác. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa hiệu suất của hệ thống mạng.

Tham khảo: Máy in là gì? Các loại máy in được sử dụng nhiều

Những tiêu chí lựa chọn máy chủ (server) phù hợp

Một số lưu ý cần cân nhắc khi lựa chọn máy chủ (server)

  • Xác định rõ nhu cầu về hiệu suất và tính khả dụng của máy chủ. 
  • Lưu ý hiệu suất và tốc độ (tốt hơn nên lựa chọn máy chủ vật lý riêng biệt). Để tránh nhiều rủi ro, tắc nghẽn so với việc dùng chung tài nguyên. 
  • Nếu như nhu cầu sử dụng đòi hỏi linh hoạt và mở rộng quy mô công việc. Tốt hơn hết hãy thuê VPS để linh hoạt chuyển đổi và đáp ứng lưu lượng truy cập lớn hơn.
  • Đảm bảo rằng máy chủ được cấu hình và bảo mật một cách chặt chẽ. Nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công mạng và bảo vệ dữ liệu quan trọng của tổ chức.
  • Cuối cùng, cân nhắc chi phí đầu tư và vận hành máy chủ. Gồm chi phí mua sắm, cài đặt, bảo trì và nâng cấp. Đảm bảo rằng chi phí này phù hợp với ngân sách và yêu cầu của tổ chức.

Bài viết trên là những chia sẻ về Server là gì? Kiến thức về máy chủ. Hy vọng rằng sau khi tham khảo bài viết từ ATPro Corp, giúp bạn đọc nắm thêm thông tin và cách lựa chọn máy chủ (server) phù hợp. ATPro thường cập nhập thông tin mới mỗi ngày tại chuyên mục kiến thức hay. Bạn đọc hãy truy cập website của chúng tôi để tham khảo ngay nhé!

ATPro việt nam

ATPro - Cung cấp phần mềm SCADA, tủ điện công nghiệp, đồng hồ LED điện tử, đồng hồ nước điện tử, máy đo lưu lượng, van công nghiệp, máy tính công nghiệp, màn hình cảm ứng HMI, IoT GATEWAY công nghiệp, đèn cảnh cáo tín hiệu, bộ đếm sản phẩm, bảng led năng suất, cảm biến công nghiệp...uy tín chất lượng giá tốt. Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

Forum Là Gì? Phân Biệt Sự Khác Nhau Cơ Bản Giữa Forum Và Website

Forum được đánh giá là một trong những giải pháp hiệu quả giúp website của [...]

USP Là Gì? Cách Xác Định Và Phát Triển USP Sản Phẩm Độc Đáo, Hiệu Quả Nhất

USP là 1 thuật ngữ không còn quá xa lạ với những người làm trong [...]

Số hóa sản xuất là gì? ứng dụng số hóa trong sản xuất

Để tránh tụt hậu dẫn đến việc không thể cạnh tranh nổi trên thị trường [...]

Số hóa là gì? Lợi ích số hóa nhà máy trong ngành công nghiệp sản xuất

Hiện nay, trong ngành công nghiệp sản xuất đã và đang có những bước phát [...]

Nhà máy thông minh trong thời đại công nghệ số hóa

Trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, việc áp dụng các công nghệ [...]

Industry 4.0 digital transformation là gì?

Industry 4.0 digital transformation là một khái niệm được rất nhiều người quan tâm trong [...]