USP Là Gì? Cách Xác Định Và Phát Triển USP Sản Phẩm Độc Đáo, Hiệu Quả Nhất

USP là gì

USP là 1 thuật ngữ không còn quá xa lạ với những người làm trong lĩnh vực marketing, có vai trò quan trọng trong việc tạo lợi thế cạnh tranh, tạo sự thu hút với khách hàng. Vậy bạn có biết USP là gì và làm thế nào để phát triển USP sản phẩm độc đáo không? Hãy cùng ATPro tìm hiểu cụ thể trong nội dung bài viết ngay bên dưới.

USP là gì?

USP là viết tắt 3 chữ cái đầu của cụm từ Unique Selling Point/Unique Selling Proposition, tạm dịch: điểm bán hàng độc nhất là khái niệm được dùng để chỉ 1 đặc tính nổi bật của sản phẩm/dịch vụ cụ thể. USP là yếu tố quan trọng giúp phân biệt sản phẩm/dịch vụ của bạn với đối thủ, nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh khi quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ. Nó tác động trực tiếp đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. 

USP là yếu tố quan trọng giúp phân biệt sản phẩm/dịch vụ của bạn với đối thủ
USP là yếu tố quan trọng giúp phân biệt sản phẩm/dịch vụ của bạn với đối thủ

Hiểu đơn giản: USP là những gì sản phẩm/dịch cụ của bạn có mà đối thủ cạnh tranh không có. Các USP chỉ cần ngắn gọn, súc tích, mang 1 thông điệp dễ nhớ & đề cập đến những lợi ích thực tế đối với khách hàng. Có thể nói, USP chính là công cụ không thể thiếu trong hoạt động marketing của 1 doanh nghiệp, nhằm khẳng định vị thế của sản phẩm/dịch vụ, đồng thời tạo sự thu hút với khách hàng tiềm năng, khiến khách hàng quyết định chọn mua sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu thay vì sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu khác.

Tìm hiểu lịch sử hình thành của USP 

Thuật ngữ USP được sáng tạo bởi Rosser Reeves – nhà tiên phong trong lĩnh vực quảng cáo truyền hình. USP được sử dụng trong những chiến dịch quảng cáo từ những năm 1940. Ở thời điểm đầu, USP xuất hiện như 1 “lời hứa bán hàng” (Sales Promise), được xem là 1 cam kết của sản phẩm/dịch vụ trên các phương tiện quảng cáo. 

Điển hình trong cuộc tranh cử tổng thống Hoa Kỳ năm 1952, Đảng Cộng Hòa đã thuê Rosser Reeves & ông đã triển khai USP trong các mẫu quảng cáo cho ứng cử viên Dwight D.Eisenhower. USP đã mang đến sự thành công & chức tổng thống Hoa Kỳ thứ 34 đã thuộc về Dwight D.Eisenhower – đây cũng chính là chiến dịch minh chứng & đưa thuật ngữ USP trở nên phổ biến như ngày nay. 

Thuật ngữ USP được sáng tạo bởi Rosser Reeves
Thuật ngữ USP được sáng tạo bởi Rosser Reeves

Vai trò quan trọng của USP (Unique Selling Point) 

USP có vai trò vô cùng quan trọng trong các chiến dịch marketing, điển hình phải kể đến:

Xây dựng thương hiệu

USP là 1 trong những công cụ quan trọng được sử dụng để thể hiện tính cách & giá trị cốt lõi của thương hiệu, từ đó ghi dấu ấn đậm nét trong tâm trí khách hàng về 1 doanh nghiệp.

USP có vai trò quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu
USP có vai trò quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu

Tăng lợi thế cạnh tranh 

USP giúp sản phẩm/dịch vụ của bạn nổi bật hơn so với sản phẩm/dịch vụ của đối thủ cùng ngành. Lựa chọn USP thành công đồng nghĩa tỷ lệ khách hàng mua sản phẩm/dịch vụ của bạn sẽ cao hơn, từ đó tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Thu hút nhóm khách hàng tiềm năng 

1 USP ấn tượng chắc chắn sẽ gây chú ý đến nhóm khách hàng tiềm năng. Khi đó, sản phẩm/dịch vụ của bạn sẽ nổi bật hơn trong mắt khách hàng. 

USP ấn tượng chắc chắn sẽ gây chú ý đến nhóm khách hàng tiềm năng
USP ấn tượng chắc chắn sẽ gây chú ý đến nhóm khách hàng tiềm năng

Tạo niềm tin & giá trị cho khách hàng 

Bằng cách xác định rõ ràng lợi ích cụ thể mà sản phẩm/dịch vụ của bạn mang đến cho khách hàng. Bạn có thể tạo dựng niềm tin & củng cố mối quan hệ giữa doanh nghiệp – khách hàng ngày càng bền chặt hơn. 

Cách xác định & phát triển USP sản phẩm độc đáo, hiệu quả

Để xác định & phát triển USP sản phẩm độc đáo, mang lại hiệu quả cao, truyền tải đến khách hàng, doanh nghiệp của bạn cần:

Nghiên cứu thị trường 

Để xác định & phát triển được USP sản phẩm độc đáo đòi hỏi doanh nghiệp của bạn phải nghiên cứu thị trường (đối tượng khách hàng mục tiêu, xu hướng hành vi mua hàng,…). Nghiên cứu thị trường giúp bạn có cái nhìn tổng quát về thị trường, để dễ dàng hơn trong việc khoanh vùng đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp muốn hướng đến, biết được nhu cầu của họ là gì,… từ đó xác định được USP sản phẩm chính xác & phù hợp. 

Xác định yếu tố khác biệt của sản phẩm/dịch vụ 

Lập danh sách tất cả những yếu tố khác biệt tiềm năng mà doanh nghiệp bạn có thể khai thác để thiết lập USP sản phẩm: giả cả, chất lượng, tính tiện lợi, khả năng tùy chỉnh, sự độc đáo, sự khác biệt,… 1 USP hiệu quả phải đảm bảo 2 yếu tố độc nhất & phù hợp với thực tế. Hãy đặt mình vào vị trí của khách hàng để lựa chọn được USP phù hợp nhất. 

Xác định yếu tố khác biệt của sản phẩm
Xác định yếu tố khác biệt của sản phẩm

Nghiên cứu đối thủ 

Đối thủ cạnh tranh của bạn là ai & USP của họ là gì? Tìm kiếm & xác định những điểm khác biệt để giới thiệu thương hiệu của bạn đến với khách hàng. Các sản phẩm/dịch vụ trong cùng 1 danh mục, 1 lĩnh vực, 1 ngành nghề hoàn toàn có thể được định vị theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ đối thủ của bạn đang cung cấp các sản phẩm giày dép thời trang với mẫu mã đa dạng, thì bạn có thể nhấn mạnh vào sự thoải mái hoặc độ bền của sản phẩm. 

Nghiên cứu đối thủ cùng ngành
Nghiên cứu đối thủ cùng ngành

Sàng lọc USP & áp dụng vào thực tế

Trong số những USP mà bạn đã liệt kê, hãy chọn ra 1 USP mạnh nhất để tiếp tục nghiên cứu & xây dựng các kế hoạch phát triển sản phẩm dựa trên USP đó. Đồng thời, doanh nghiệp của bạn cũng cần theo dõi, cập nhật các xu hướng của thị trường để đảm bảo USP vẫn phù hợp & hiệu quả. 

>>> Xem thêm: Google Admob Là Gì? Cách Thức Hoạt Động & Lợi Ích Đem Lại Cho Doanh Nghiệp

Hy vọng những thông tin vừa được ATPro đề cập đến trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ USP là gì, vai trò và cách xây dựng điểm bán hàng độc nhất cho sản phẩm để thu hút khách hàng, nâng cao hiệu quả kinh doanh & tạo lợi thế cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi cần hỗ trợ giải đáp, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số hotline phòng kinh doanh. 

Đừng quên theo dõi & cập nhật kiến thức hay mỗi ngày tại địa chỉ atpro.com.vn nhé!

ATPro việt nam

ATPro - Cung cấp phần mềm SCADA, tủ điện công nghiệp, đồng hồ LED điện tử, đồng hồ nước điện tử, máy đo lưu lượng, van công nghiệp, máy tính công nghiệp, màn hình cảm ứng HMI, IoT GATEWAY công nghiệp, đèn cảnh cáo tín hiệu, bộ đếm sản phẩm, bảng led năng suất, cảm biến công nghiệp...uy tín chất lượng giá tốt. Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

Máy tính công nghiệp Eglobal với Máy tính công nghiệp Shuttle

Bạn đang có nhu cầu mua máy tính làm việc trong môi trường công nghiệp [...]

EBIT Là Gì? Chỉ Số EBIT Có Vai Trò Gì Trong Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp?

Phân tích tài chính doanh nghiệp là hoạt động vô cùng quan trọng, giúp nhà [...]

Nhãn Hiệu Là Gì? Sự Khác Nhau Cơ Bản Giữa Nhãn Hiệu Và Thương Hiệu

Hiện nay, vẫn có rất nhiều người nhầm tưởng nhãn hiệu với thương hiệu là [...]

Những đợt sale lớn nhất năm trên Lazada, Tiki, Shopee

Những đợt sale lớn nhất năm là cơ hội tuyệt vời để doanh nghiệp tăng [...]

Bộ Nhận Diện Thương Hiệu Là Gì? Thành Phần Cơ Bản & Tầm Quan Trọng

Để tạo nên sự khác biệt giữa doanh nghiệp của bạn so với các đối [...]

Customer Journey Là Gì? Chia Sẻ Các Bước Xây Dựng Customer Journey Map Thành Công

Customer Journey là thuật ngữ được nhắc đến rất nhiều trong marketing, trở thành thuật [...]