Van chặn là loại van thông dụng, được sử dụng phổ biến trong nhiều hệ thống ống dẫn lưu chất. Vậy van chặn là gì? Van chặn có cấu tạo và nguyên lý vận hành như thế nào? Theo dõi nội dung bài viết dưới đây của ATPro để có câu trả lời chính xác.
Tìm hiểu van chặn là gì? Van chặn có cấu tạo và nguyên lý hoạt động như thế nào?
Khái niệm van chặn
Van chặn là gì? Van chặn còn được gọi với nhiều tên khác như: van cổng, van 2 chiều, van cửa,… Là dòng van công nghiệp được sử dụng để mở hoặc chặn hoàn toàn dòng lưu chất, không cho lưu thông qua van. Van chặn được sản xuất từ nhiều loại chất liệu khác nhau (inox, đồng, gang, thép, nhựa,…), tùy vào môi trường làm việc để lựa chọn loại van có chất liệu phù hợp.
Van chặn thường được vận hành bằng phương thức tay quay vô lăng – dễ dàng thực hiện & không yêu cầu nhiều chuyên môn về kỹ thuật. Tuy nhiên, đối với các hệ thống có quy mô lớn hay hệ thống tự động hóa, bạn có thể sử dụng phương thức điều khiển điện/khí nén để mang đến hiệu quả tốt nhất.
Hiện nay, chúng ta dễ dàng thấy van chặn ở các hệ thống sản xuất trong khu công nghiệp, hệ thống cấp thoát nước ở khu sản xuất, khu dân cư hay tòa nhà cao tầng, hệ thống PCCC (phòng cháy chữa cháy), hệ thống khí nén,…

Cấu tạo của van chặn
Giống với các loại van công nghiệp khác, van chặn cũng được cấu tạo từ các bộ phận: thân van, đĩa van, trục van, nắp van và bộ điều khiển.
Thân van
Là bộ phận có chức năng cố định và bảo vệ các bộ phận khác bên trong van chặn. Là bộ phận tiếp xúc trực tiếp & chịu ảnh hưởng từ các tác nhân môi trường (nắng, mưa, bụi bẩn, gió,…) nên được chế tạo từ các loại chất liệu có độ bền cao, khả năng chống chịu tốt (inox, gang, đồng,…). Bên ngoài thân van được phủ 1 lớp epoxy để tránh rỉ sét và bong tróc trong quá trình sử dụng.
Trục van
Còn được gọi là trục ty, có chức năng truyền động, liên kết tay quay vô lăng với đĩa van. Trục ty có 2 loại là ty nổi và ty chìm, ty nổi được thiết kế nằm ngoài thân van, ngược lại ty chìm nằm bên trong thân van. Trục van có khả năng chịu được lực lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của van nên được làm từ kim loại cứng, có độ chống chịu tốt.
Đĩa van
Có chức năng đóng/mở van để ngăn chặn/cho phép dòng lưu chất đi qua van. Là bộ phận tiếp xúc & chịu áp lực trực tiếp từ dòng chảy lưu chất. Đĩa van được liên kết với trục ty & nhận tín hiệu chuyển động từ trục ty. Khi trục ty nâng lên, đĩa van được kéo theo và mở ra. Khi trục ty hạ xuống, đĩa van về vị trí ban đầu và đóng cửa van.
Nắp van
Được liên kết với thân van bằng kết nối ren hoặc bulong để tạo sự linh hoạt trong quá trình sử dụng, dễ dàng tháo lắp, kiểm tra, bảo trì hay vệ sinh. Thông thường, vị trí kết nối giữa thân van & nắp van sẽ có thêm 1 miếng gioăng làm kín để không tạo ra bất kỳ khe hở nào, ngăn không cho dòng lưu chất rò rỉ ra bên ngoài, gây thất thoát.
Bộ điều khiển
Có chức năng điều khiển hoạt động đóng/mở cửa van. Như đã nói ở trên, van chặn có nhiều phương thức điều khiển, trong đó phương thức điều khiển bằng tay quay hiện là phương thức thông dụng nhất. Tay quay được liên kết với trục ty, để khởi động van, bạn chỉ cần xoay tay quay theo chiều kim đồng hồ.

Cơ chế hoạt động của van chặn
Ở trạng thái bình thường, đĩa van đóng vì thế dòng lưu chất không thể lưu thông qua van. Khi muốn mở van, bạn chỉ cần xoay tay quay theo chiều kim đồng hồ hoặc bật công tắc điện, thao tác này sẽ tạo ra 1 lực momen xoắn tác động trực tiếp đến trục van, khi đó trục van quay tác động đến đĩa van, đĩa van lệch khỏi vị trí và tạo ra 1 khoảng trống cho phép dòng lưu chất đi qua van mà không làm ảnh hưởng đến lưu lượng & áp lực dòng chảy của lưu chất.
Trong trường hợp muốn đóng van, bạn chỉ cần xoay tay quay vô lăng theo chiều ngược kim đồng hồ hoặc tắt công tắc điện. Lúc này, 1 lực momen xoắn sẽ tác động lên trục van làm trục van quay và đẩy đĩa van về vị trí cũ, đóng cửa van, không cho dòng lưu chất lưu thông qua van.
Vì đĩa van có thiết kế đặc biệt nên chỉ thích hợp sử dụng để đóng/mở, ngăn chặn hoặc cho phép dòng chảy lưu thông, không thích hợp để điều tiết lưu lượng qua van.
Xem thêm: Van Điện Từ 5/2 Là Gì? Phân Loại, Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt Động
Van chặn có những loại nào?
Van chặn hiện có rất nhiều loại, mỗi loại sẽ có kiểu dáng, đặc điểm và phương thức vận hành khác nhau. Dưới đây là một số loại phổ biến:
Theo kiểu dáng thiết kế
- Van chặn ty nổi
- Van chặn ty chìm
- Van chặn dao
Theo phương thức vận hành
- Van chặn tay quay vô lăng
- Van chặn điều khiển điện
- Van chặn điều khiển khí nén

Theo phương thức kết nối
- Van chặn nối ren
- Van chặn mặt bích
- Van chặn hàn kín
Như vậy, van chặn là dòng van được sử dụng để đóng/mở, ngăn chặn hoặc cho phép dòng chảy lưu thông qua van một cách dễ dàng. Nếu cần hỗ trợ tư vấn, giải đáp thắc mắc liên quan đến câu hỏi van chặn là gì, đừng ngại hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline.
ATPro - Cung cấp phần mềm SCADA, tủ điện công nghiệp, đồng hồ đếm ngược, đồng hồ nước điện tử, máy tính công nghiệp không quạt, đèn giao thông, van điều khiển, data center,
cảm biến nhiệt độ...uy tín chất lượng giá tốt. Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.
Bài viết liên quan
Tự Ý Thay Đồng Hồ Đo Nước Bị Phạt Như Thế Nào? Những Điều Cần Biết
Nội dung bài viếtTìm hiểu van chặn là gì? Van chặn có cấu tạo và [...]
Th9
Đồng Hồ Đo Nước Và Những Vấn Đề Trong Kiểm Định Đồng Hồ Đo Nước
Nội dung bài viếtTìm hiểu van chặn là gì? Van chặn có cấu tạo và [...]
Th9
Gợi Ý Top 5 Thương Hiệu Đồng Hồ Nước Phổ Biến Trên Thị Trường Ngày Nay
Nội dung bài viếtTìm hiểu van chặn là gì? Van chặn có cấu tạo và [...]
Th9
Tìm Hiểu Về Các Loại Đồng Hồ Đo Lưu Lượng Nước Phổ Biến Hiện Nay
Nội dung bài viếtTìm hiểu van chặn là gì? Van chặn có cấu tạo và [...]
Th9
[Giải Đáp] – Van Bướm Điều Khiển Điện Được Sử Dụng Tại Môi Trường Nào?
Nội dung bài viếtTìm hiểu van chặn là gì? Van chặn có cấu tạo và [...]
Th9
5 Lưu Ý Khi Lựa Chọn Van Bướm Điều Khiển Nhất Định Bạn Phải Biết
Nội dung bài viếtTìm hiểu van chặn là gì? Van chặn có cấu tạo và [...]
Th9