Có thể bạn chưa biết, 5S là 1 trong những phương pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu suất tại môi trường làm việc, đồng thời giảm thiểu các chi phí về nguồn lực không cần thiết. Với mục đích mang đến nguồn thông tin hữu ích & giúp bạn đọc hiểu rõ 5S là gì cũng như những lợi ích tuyệt vời của mô hình tiêu chuẩn 5S. Trong nội dung bài viết dưới đây, ATPro sẽ chia sẻ tất tần tật những nội dung liên quan đến quy tắc 5S. Theo dõi ngay!
Giới thiệu tổng quan 5S là gì?
Theo Wikipedia: 5S là tên của 1 phương pháp quản lý & sắp xếp nơi làm việc. Là viết tắt của 5 từ trong tiếng Nhật:
- Seiri (整理 – Sàng lọc)
- Seiton (整頓 – Sắp xếp)
- Seiso (清掃 – Sạch sẽ)
- Seiketsu (清潔 – Săn sóc)
- Shitsuke (躾 – Sẵn sàng)
Hoặc có thể hiểu 5S là quá trình doanh nghiệp, tổ chức xây dựng & quản lý 1 hệ thống không gian làm việc, nhằm đảm bảo công việc được thực hiện 1 cách hiệu quả & an toàn. Mục đích của mô hình là hướng đến môi trường làm việc sạch – đẹp, tạo điều kiện tốt nhất để mọi người làm việc.
5S được áp dụng lần đầu tiên ở Toyota, sau đó phát triển rất nhanh ở các công ty tại Nhật Bản & nhiều nước khác. Tại Việt Nam, 5S được áp dụng vào năm 1993 ở 1 công ty Nhật (Vyniko). Hiện nay, có rất nhiều công ty sản xuất ở Việt Nam áp dụng & triển khai 5S vì mô hình mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời.
Ý nghĩa của từng yếu tố trong mô hình tiêu chuẩn 5S
Tên gọi 5S xuất phát từ những chữ cái S trong tiếng Nhật, cụ thể đó là:
Seiri (Sàng lọc)
Mọi thứ bao gồm: thiết bị, vật dụng, đồ dùng không cần thiết, nguyên vật liệu,… không hoặc chưa liên quan, không hoặc chưa cần thiết cho hoạt động tại 1 khu vực sẽ phải tách biệt ra khỏi những thứ cần thiết. Sau đó loại bỏ hoặc đem ra khỏi nơi sản xuất. Chỉ có những vật dụng cần thiết mới để tại nơi làm việc. S1 (Seiri – Sàng lọc) thường được tiến hành theo tần suất định kỳ.
Seiton (Sắp xếp)
Sắp xếp được hiểu là hoạt động bố trí các vật dụng làm việc, nguyên vật liệu, hàng hóa,… tại những vị trí/khu vực hợp lý, sao cho dễ nhìn thấy, dễ lấy & dễ trả lại. Nguyên tắc chung của S2 (Seiton – Sắp xếp) là bất kỳ vật dụng cần thiết nào cũng có vị trí quy định riêng & kèm theo dấu hiệu nhận biết rõ ràng. Đồng thời S2 (Seiton – Sắp xếp) là hoạt động cần được tuân thủ triệt để.
Seiso (Sạch sẽ)
Sạch sẽ là hoạt động vệ sinh nơi làm việc & các vật dụng làm việc, khu vực xung quanh. S3 (Seiso – Sạch sẽ) cũng là hoạt động cần được tiến hành định kỳ.
Seiketsu (Săn sóc)
Là việc duy trình định kỳ & chuẩn hóa 3S đầu tiên (Seiri – Sàng lọc, Seiton – Sắp xếp, Seiso – Sạch sẽ) 1 cách có hệ thống. Để đảm bảo 3S đầu tiên được duy trì, bạn có thể lập nên những quy định nêu rõ phạm vi trách nhiệm 3S của từng cá nhân, cách thức & tần suất triển khai. S4 (Seiketsu – Săn sóc) là 1 quá trình trong đó ý thức tuân thủ của cán bộ công nhân viên trong tổ chức được rèn luyện & phát triển.
Shitsuke (Sẵn sàng)
Sẵn sàng được thể hiện rõ ở ý thức tự giác của người lao động đối với hoạt động 5S. Từng thành viên cần nhận thức rõ tầm quan trọng của 5S, tự giác & chủ động thực hiện, nhằm nâng cao hiệu quả làm việc cá nhân & toàn công ty.
Lợi ích của mô hình 5S khi áp dụng
Những lợi ích tuyệt vời mà mô hình 5S đã mang đến cho các doanh nghiệp phải kể đến:
Tăng năng suất
Hầu hết các doanh nghiệp đều hướng đến việc tăng năng suất làm việc, từ đó tăng lợi nhuận. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc thực hiện hiệu quả 5S giúp doanh nghiệp đạt được mục đích này. 5S loại bỏ các vật dụng không cần thiết, đồng thời tạo môi trường làm việc hiệu quả, giúp tăng năng suất, giảm thiểu lãng phí thời gian.
Nâng cao sự an toàn
Cải thiện an toàn là 1 lợi ích khác của việc thực hiện 5S. Một môi trường làm việc sạch sẽ, đặc biệt đối với các doanh nghiệp sản xuất góp phần làm giảm đáng kể những rủi ro trong quá trình làm việc. Từ đó, nâng cao tinh thần làm việc của mỗi nhân viên, bởi giảm sự cố thương tích thể hiện mối quan tâm của doanh nghiệp/công ty đối với sự an toàn của người lao động.
Giảm hư hỏng
Có thể nói, áp dụng & triển khai 5S cũng góp phần làm giảm đáng kể các vật dụng, nguyên vật liệu bị mất & hư hỏng tại nơi làm việc. Nơi làm việc được tổ chức sắp xếp, bố trí khoa học, giúp người lao động linh hoạt trong việc sử dụng các vật dụng, thay thế các vật dụng bị hư hỏng, giảm thiểu số lượng dụng cụ & thiết bị bị thất lạc và hư hỏng.
>>> Xem thêm: Tìm Hiểu Six Sigma Là Gì? Tổng Hợp Những Điều Bạn Cần Biết Về Six Sigma
Lưu ý khi áp dụng & triển khai mô hình 5S
Việc áp dụng & triển khai mô hình 5S vào doanh nghiệp không phải là chuyện đơn giản có thể thực hiện & mang lại hiệu quả trong 1 sớm 1 chiều. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược & quy tắc riêng. Bởi mỗi 1 loại hình doanh nghiệp, sẽ có các đặc thù, tính chất riêng. Nếu chỉ áp dụng & triển khai theo 1 lối mòn thì có thể doanh nghiệp sẽ gặp thất bại & không đạt được kết quả như mong muốn.
Một vài lưu ý quan trọng dành cho các doanh nghiệp khi sử dụng mô hình 5S:
- Cần có sự hỗ trợ trực tiếp từ ban lãnh đạo
- Có sự kết nối giữa các phòng ban
- Có chiến lược đào tạo nhân viên cụ thể, rõ ràng
- Đánh giá & đo lường hiệu suất công việc để nắm bắt ưu, nhược điểm
Việc áp dụng & triển khai mô hình 5S, các doanh nghiệp có thể cải thiện môi trường & tạo văn hóa làm việc chuyên nghiệp, từ đó nâng cao hiệu quả & giảm thiểu các rủi ro. Hy vọng những nội dung vừa được ATPro chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ khái niệm 5S là gì, ý nghĩa của từng yếu tố & lợi ích khi áp dụng 5S. Nếu cần thêm thông tin hoặc vẫn còn một số thắc mắc cần hỗ trợ giải đáp, hãy nhấc máy và gọi ngay đến số hotline phòng kinh doanh.
Đừng quên theo dõi & liên tục cập nhật các bài viết mới cùng kiến thức hay mỗi ngày tại trang web atpro.com.vn nhé!
ATPro - Cung cấp phần mềm SCADA, tủ điện công nghiệp, đồng hồ LED điện tử, đồng hồ nước điện tử, máy đo lưu lượng, van công nghiệp, máy tính công nghiệp, màn hình cảm ứng HMI, IoT GATEWAY công nghiệp, đèn cảnh cáo tín hiệu, bộ đếm sản phẩm, bảng led năng suất, cảm biến công nghiệp...uy tín chất lượng giá tốt. Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.THAM KHẢO TOP 10 SẢN PHẨM BÁN CHẠY TẠI ATPro
Bài viết liên quan
Sitemap Là Gì? Tìm Hiểu Lý Do Tại Sao Website Bán Hàng Cần Có Sitemap?
Trong thời đại công nghệ số phát triển, mô hình kinh doanh trực tuyến trở [...]
Th2
FAQ Là Gì? Vai Trò Quan Trọng Và Cách Tạo Trang FAQ Cho Website Đơn Giản
FAQ là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trên các trang mạng hiện [...]
Th2
Procurement Là Gì? Sự Khác Nhau Cơ Bản Giữa Procurement Và Purchasing
Procurement là thuật ngữ quen thuộc, được nhắc đến & sử dụng phổ biến trong [...]
Th2
Distribution Là Gì? Vai Trò Quan Trọng Của Distribution Trong Marketing
Distribution là 1 khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực marketing mà bất kỳ marketer [...]
Th2
EBIT Là Gì? Chỉ Số EBIT Có Vai Trò Gì Trong Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp?
Phân tích tài chính doanh nghiệp là hoạt động vô cùng quan trọng, giúp nhà [...]
Th2
Nhãn Hiệu Là Gì? Sự Khác Nhau Cơ Bản Giữa Nhãn Hiệu Và Thương Hiệu
Hiện nay, vẫn có rất nhiều người nhầm tưởng nhãn hiệu với thương hiệu là [...]
Th2