Tìm Hiểu Six Sigma Là Gì? Tổng Hợp Những Điều Bạn Cần Biết Về Six Sigma

Six Sigma là gì

Six Sigma được biết đến là phương pháp cải tiến chất lượng, tiêu chuẩn đo lường & quản lý hiệu suất trong 1 quy trình sản xuất, đứng đằng sau thành công của rất nhiều doanh nghiệp. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu đủ & đúng Six Sigma là gì cũng như cách áp dụng, triển khai 6 Sigma trong doanh nghiệp nhằm mang đến hiệu quả tốt nhất. Mời bạn theo dõi nội dung bài viết dưới đây để cập nhật nguồn kiến thức hữu ích từ ATPro nhé!

Six Sigma là gì?

Theo Wikipedia: Six Sigma (6σ) hay 6 Sigma là hệ thống bao gồm các công cụ & chiến lược nhằm nâng cao quá trình hoạt động do hãng Motorola (Công ty viễn thông đa quốc gia có trụ sở tại Schaumburg, Illinois, Hoa Kỳ) phát triển đầu tiên vào năm 1985. Six Sigma trở nên phổ biến sau khi Jack Welch áp dụng trong chiến lược kinh doanh của ông tại General Electric năm 1995. Ngày nay phương pháp 6 Sigma được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực công nghiệp khác nhau. 

6 Sigma là hệ thống bao gồm các công cụ & chiến lược nhằm nâng cao quá trình hoạt động
6 Sigma là hệ thống bao gồm các công cụ & chiến lược nhằm nâng cao quá trình hoạt động

Mục đích chính của Six Sigma là nâng cao chất lượng sản xuất bằng cách nhận diện & loại bỏ những nguyên nhân gây lỗi, khuyết tật, giảm thiểu tối đa độ bất định trong quá trình sản xuất và hoạt động kinh doanh. 

Six Sigma bắt nguồn từ đường cong hình chuông được sử dụng phổ biến trong thống kê. 1 Sigma tượng trưng cho 1 độ lệch chuẩn duy nhất so với giá trị trung bình. Với tiêu chuẩn 6 Sigma chỉ cho phép khoảng 3 đến 4 lỗi hoặc khuyết tật/1 triệu sản phẩm được sản xuất. Six Sigma tương đương với tỷ lệ lỗi khoảng 0,00034% trên tổng sản phẩm/quy trình sản xuất. 

Lợi ích của Six Sigma (6 Sigma) trong quản lý chất lượng 

Có thể nói, Six Sigma là công cụ quản lý chất lượng được nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn nhỏ đầu tư triển khai bởi những lợi ích vượt trội mà nó mang lại. Cụ thể gồm có:

Giảm thiểu chi phí sản xuất thực tế

Bằng cách giảm thiểu tối đa các sản phẩm lỗi, khuyết tật, rút ngắn thời gian chờ đợi & cắt bỏ lãng phí trong toàn bộ quá trình sản xuất, Six Sigma đã giúp tiết kiệm chi phí & nguyên vật liệu sản xuất, từ đó giảm chi phí trên 1 đơn vị sản phẩm, đồng thời gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Cải thiện & Nâng cao chất lượng sản phẩm 

6 Sigma giúp doanh nghiệp cải thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua việc giảm thiểu lỗi & tối ưu hóa quy trình sản xuất. Chất lượng sản phẩm được kiểm soát chặt chẽ, đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng & yêu cầu của khách hàng chính là “chìa khóa” để giữ chân khách hàng & gia tăng độ uy tín của thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng.

Six Sigma giúp doanh nghiệp cải thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm
Six Sigma giúp doanh nghiệp cải thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm

Tăng sức mạnh cạnh tranh

Six Sigma trong quản lý chất lượng có vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua việc cải tiến quy trình sản xuất, tối ưu hóa hiệu suất & nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng tạo dựng lợi thế cạnh tranh & phát triển bền vững trên thị trường. 

>>> Xem thêm: Internet Marketing Là Gì? Tổng Hợp Các Kiến Thức Về Internet Marketing

Cách áp dụng, triển khai 6 Sigma theo mô hình DMAIC

Việc triển khai Six Sigma theo mô hình DMAIC gồm có 5 bước cơ bản: 

Bước 1: D – Define (Xác định)

Define là bước mở đầu trong quy trình cải tiến Six Sigma, đóng vai trò nền tảng giúp doanh nghiệp xác định các dữ kiện cơ bản cần thiết để thực hiện triển khai 6 Sigma quản lý chất lượng, cải thiện & nâng cao quy trình sản xuất.

Những khía cạnh cần tập trung thực hiện trong bước này bao gồm:

  • Xác định vấn đề
  • Xác định mục tiêu
  • Xác định đối tượng khách hàng
  • Xác định dữ liệu cần thu thập
  • Xác định phạm vi 
Cách áp dụng Six Sigma theo mô hình DMAIC
Cách áp dụng Six Sigma theo mô hình DMAIC

Bước 2: M – Measure (Đo lường)

Bước thứ 2 trong quy trình áp dụng Six Sigma theo mô hình DMAIC là Measure (Đo lường). Ở bước này sẽ tiến hành đo lường các dữ liệu của quy trình sản xuất, sau đó thu thập các thông số cần thiết để thực hiện đánh giá tình trạng hiện tại của quy trình. 

Một số công việc cần thực hiện trong bước Đo lường: 

  • Thu thập dữ liệu
  • Đo lường hiệu suất
  • Xác định biến số ảnh hưởng
  • Xác định sự chênh lệch giữa quy trình hiện tại & tiêu chuẩn chất lượng 

Bước 3: A – Analyze (Phân tích)

Sau khi đã hoàn thành những công việc ở bước Define (Xác định) & Measure (Đo lường), nhóm triển khai 6 Sigma sẽ tiếp tục tiến hành phân tích để xác định nguyên nhân của các vấn đề hoặc những sai sót trong quy trình sản xuất. 

Các công việc cần thực hiện:

  • Phân tích dữ liệu đã thu thập
  • Xác định nguyên nhân 
  • Tổng kết kết quả đã phân tích 

Bước 4: I – Improve (Cải tiến)

Có thể nói, Improve (Cải tiến) là giai đoạn quan trọng trong quy trình DMAIC của 6 Sigma. Ở bước này, nhóm sẽ tập trung thực hiện các giải pháp cải tiến nhằm giảm thiểu các sai sót & cải thiện chất lượng sản phẩm. 

Một số công việc cần thực hiện để đảm bảo tính hiệu quả & tính bền vững của quy trình:

  • Đề xuất các giải pháp 
  • Đánh giá tính khả tinh của giải pháp
  • Thực hiện các thay đổi & cải tiến
Improve (Cải tiến) là giai đoạn quan trọng trong quy trình DMAIC của 6 Sigma

Bước 5: C – Control (Kiểm soát)

Control (Kiểm soát) là bước cuối cùng trong quy trình áp dụng Six Sigma theo mô hình DMAIC. Ở bước này, nhóm triển khai 6 Sigma cho doanh nghiệp sẽ thiết lập đầy đủ các cơ chế kiểm soát, đảm bảo tính ổn định & đáp ứng các mục tiêu đã đặt ra sau quá trình Improve (Cải tiến).

Nội dung các công việc cần thực hiện ở bước Control (Kiểm soát):

  • Thiết lập hệ thống kiểm soát
  • Thiết lập chỉ số đo lường
  • Thiết lập hệ thống phản hồi
  • Đánh giá hiệu quả 

Bài viết trên đây, ATPro đã giới thiệu đến quý bạn đọc Six Sigma là gì, cách triển khai & áp dụng 6 Sigma trong doanh nghiệp theo mô hình DMAIC mang đến hiệu quả tối ưu nhất. Tuy nhiên, doanh nghiệp không thể thành công trong 1 thời gian ngắn, mà cần có sự tìm hiểu kỹ lưỡng về Six Sigma, cũng như chuẩn bị sẵn các công cụ hỗ trợ cần thiết & kế hoạch dự phòng. 

Đừng quên theo dõi & cập nhật các bài viết mới, kiến thức hay mỗi ngày tại atpro.com.vn nhé! Xin cảm ơn.

ATPro việt nam

ATPro - Cung cấp phần mềm SCADA, tủ điện công nghiệp, đồng hồ LED điện tử, đồng hồ nước điện tử, máy đo lưu lượng, van công nghiệp, máy tính công nghiệp, màn hình cảm ứng HMI, IoT GATEWAY công nghiệp, đèn cảnh cáo tín hiệu, bộ đếm sản phẩm, bảng led năng suất, cảm biến công nghiệp...uy tín chất lượng giá tốt. Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

Forum Là Gì? Phân Biệt Sự Khác Nhau Cơ Bản Giữa Forum Và Website

Forum được đánh giá là một trong những giải pháp hiệu quả giúp website của [...]

USP Là Gì? Cách Xác Định Và Phát Triển USP Sản Phẩm Độc Đáo, Hiệu Quả Nhất

USP là 1 thuật ngữ không còn quá xa lạ với những người làm trong [...]

Số hóa sản xuất là gì? ứng dụng số hóa trong sản xuất

Để tránh tụt hậu dẫn đến việc không thể cạnh tranh nổi trên thị trường [...]

Số hóa là gì? Lợi ích số hóa nhà máy trong ngành công nghiệp sản xuất

Hiện nay, trong ngành công nghiệp sản xuất đã và đang có những bước phát [...]

Nhà máy thông minh trong thời đại công nghệ số hóa

Trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, việc áp dụng các công nghệ [...]

Industry 4.0 digital transformation là gì?

Industry 4.0 digital transformation là một khái niệm được rất nhiều người quan tâm trong [...]