Chiết khấu là gì? Lợi ích khi áp dụng chiết khấu trong kinh doanh

Chiết khấu là gì? Lợi ích khi áp dụng chiết khấu trong kinh doanh

Chiết khấu là một khái niệm không xa lạ đối với người kinh doanh và người tiêu dùng. Không chỉ là một yếu tố quyết định trong quá trình mua bán, mà còn là một công cụ quản lý tài chính mạnh mẽ. Ảnh hưởng đến sự thành công của mỗi một doanh nghiệp. Bài viết này sẽ khám phá sâu hơn về khái niệm Chiết khấu là gì? Những lợi ích khi áp dụng chiết khấu trong quá trình kinh doanh.

Khái niệm về chiết khấu là gì? 

Chiết khấu (trong tiếng anh còn được gọi là Discount) hiểu đơn giản là giảm giá niêm yết của một sản phẩm. Đây được xem là một trong những chiến lược cực kỳ thông minh của các doanh nghiệp. Nhằm thúc đẩy doanh thu bán hàng của những sản phẩm cũ hoặc những sản phẩm mới tung ra thị trường chưa có nhiều người biết tới. Áp dụng chiết khấu còn là biện pháp giúp nhanh chóng xử lý hàng tồn kho. 

ATPro Corp giảm giá các dòng máy tính công nghiệp.

Liệt kê các loại chiết khấu thường gặp 

Loại chiết khấu khuyến mãi: hình thức giảm giá trực tiếp cho người mua. Với hình thức khuyến mãi này giúp kích thích khả năng mua sắm của người mua. Hình thức giảm giá trực tiếp thường dễ hiểu và đơn giản, không đòi hỏi khách hàng phải thực hiện các bước phức tạp để nhận ưu đãi.

Loại chiết khấu số lượng: là một phương thức khuyến mãi. Người bán thường sử dụng để hỗ trợ khách hàng khi mua hàng với số lượng lớn hoặc theo số lượng đề xuất. Đây là một chiến lược giá trị, đặc biệt phổ biến trong lĩnh vực doanh nghiệp và giữa các đại lý nhập hàng với quy mô lớn.

Loại chiết khấu thương mại: là một chiến lược khuyến mãi quan trọng. Đặc biệt được áp dụng trong mối quan hệ giữa nhà sản xuất và các nhà phân phối hàng hóa lớn. Tương tự như chiết khấu số lượng, chiết khấu thương mại là một cách hiệu quả để khuyến khích việc mua sắm số lượng lớn và tạo mối quan hệ đối tác mạnh mẽ giữa các bên. 

Vậy chiết khấu được tính như thế nào?

Chiết khấu là gì? Lợi ích khi áp dụng chiết khấu trong kinh doanh

Bước thứ nhất: Cần xác định tỷ lệ chiết khấu. Dựa trên các điều kiện cụ thể phù hợp với vốn bỏ ra, đảm bảo lợi nhuận để chọn tỷ lệ chiết khấu. 

Bước thứ hai: Cần xác định phần giảm giá chiết khấu= giá gốc*tỷ lệ chiết khấu. 

Bước thứ ba: Giá chiết khấu= giá gốc – số tiền khấu trừ.

Tham khảo: Branding là gì? Các yếu tố quan trọng khi làm branding thương hiệu

Các lợi ích khi áp dụng chiết khấu trong kinh doanh 

Chiết khấu là gì? Lợi ích khi áp dụng chiết khấu trong kinh doanh

  • Tăng doanh số bán hàng: Chiết khấu là một phương thức hiệu quả để kích thích việc mua sắm. Điều đặc biệt khách hàng thường có xu hướng phản ứng tích cực với cơ hội nhận giảm giá hoặc chiết khấu.
  • Thúc đẩy cạnh tranh đối với các doanh nghiệp: Việc áp dụng chiết khấu giúp doanh nghiệp giữ vững hay tăng cường vị thế trên thị trường. Các chiến lược giảm giá là yếu tố quyết định khi khách hàng đưa ra quyết định mua sắm.
  • Tăng lượng mua sắm và giữ chân khách hàng: Không chỉ kích thích mua sắm ngay lập tức mà còn tạo ra lòng trung thành từ khách hàng. Khả năng nhận ưu đãi giảm giá thường xuyên giữ chân khách hàng. Tăng cơ hội họ quay lại mua sắm trong tương lai.
  • Duy trì mối quan hệ đối tác: Áp dụng chiết khấu thương mại giữa các đối tác kinh doanh củng cố mối quan hệ giữa những bên liên quan. Không chỉ là một biện pháp kích thích doanh số bán hàng. Mà còn là một cách để xây dựng lòng tin và sự hợp tác lâu dài.
  • Quản lý tồn kho và tăng hiệu suất: Việc áp dụng chiết khấu số lượng giúp doanh nghiệp giảm tồn kho hiệu quả hơn. Đặc biệt là khi khuyến khích mua sắm theo số lượng lớn dẫn đến tối ưu hóa sản xuất và quá trình cung ứng.

Tuy nhiên không nên quá lạm dụng chiết khấu, tại sao?

Đúng vậy, chiết khấu là một trong những giải pháp hỗ trợ quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng nếu như quá lạm dụng sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Cụ thể:

  • Lạm dụng chiết khấu có thể gây mất lòng tin từ phía khách hàng về chất lượng và giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ. Khách hàng có ấn tượng rằng giá trị thực sự của sản phẩm là thấp nếu nó luôn được giảm giá.
  • Ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp nếu áp dụng một cách quá mức hoặc không được quản lý cẩn thận. 
  • Doanh nghiệp có thể mất khả năng kiểm soát giá bán. Điều này dẫn đến sự không ổn định về giá và khó khăn trong việc duy trì mức giá ổn định trên thị trường.
  • Các doanh nghiệp cạnh tranh chủ yếu dựa trên chiết khấu, dẫn đến cuộc đua giảm giá giữa các đối thủ. Gây ảnh hưởng đến giá trị thực sự của thị trường và làm giảm lợi nhuận chung của ngành.

Lời kết

Chiết khấu không chỉ là một công cụ giảm giá mà còn là một chiến lược quan trọng trong việc xây dựng và duy trì mối quan hệ kinh doanh. Đồng thời giúp doanh nghiệp thích ứng và thành công trong môi trường kinh doanh ngày nay.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng việc lạm dụng chiết khấu có thể đưa đến những hậu quả tiêu cực. Như giảm lợi nhuận, ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu, và thách thức với việc duy trì giá cả ổn định. Do đó, quản lý chiết khấu đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng và chiến lược định hình chặt chẽ từ phía doanh nghiệp.

Hy vọng qua bài viết này của ATPro Corp bạn đọc sẽ hiểu được Chiết khấu là gì? Và những lợi ích khi áp dụng chiết khấu trong kinh doanh. Đừng quên theo dõi và truy cập website của ATPro để cập nhập kiến thức hay mỗi ngày bạn nhé!

ATPro việt nam

ATPro - Cung cấp phần mềm SCADA, tủ điện công nghiệp, đồng hồ LED điện tử, đồng hồ nước điện tử, máy đo lưu lượng, van công nghiệp, máy tính công nghiệp, màn hình cảm ứng HMI, IoT GATEWAY công nghiệp, đèn cảnh cáo tín hiệu, bộ đếm sản phẩm, bảng led năng suất, cảm biến công nghiệp...uy tín chất lượng giá tốt. Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

Máy tính công nghiệp Eglobal với Máy tính công nghiệp Shuttle

Bạn đang có nhu cầu mua máy tính làm việc trong môi trường công nghiệp [...]

EBIT Là Gì? Chỉ Số EBIT Có Vai Trò Gì Trong Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp?

Phân tích tài chính doanh nghiệp là hoạt động vô cùng quan trọng, giúp nhà [...]

Nhãn Hiệu Là Gì? Sự Khác Nhau Cơ Bản Giữa Nhãn Hiệu Và Thương Hiệu

Hiện nay, vẫn có rất nhiều người nhầm tưởng nhãn hiệu với thương hiệu là [...]

Những đợt sale lớn nhất năm trên Lazada, Tiki, Shopee

Những đợt sale lớn nhất năm là cơ hội tuyệt vời để doanh nghiệp tăng [...]

Bộ Nhận Diện Thương Hiệu Là Gì? Thành Phần Cơ Bản & Tầm Quan Trọng

Để tạo nên sự khác biệt giữa doanh nghiệp của bạn so với các đối [...]

Customer Journey Là Gì? Chia Sẻ Các Bước Xây Dựng Customer Journey Map Thành Công

Customer Journey là thuật ngữ được nhắc đến rất nhiều trong marketing, trở thành thuật [...]