Nếu như bạn đang kinh doanh online thì không nên bỏ qua kênh bán hàng Marketplace. Vậy bạn có biết Marketplace là gì? Và cách bán hàng trên Marketplace hiệu quả. Hãy cùng ATPro Corp tham khảo ngay bài viết này nhé.
Tìm hiểu khái niệm về Marketplace là gì?
Marketplace được hiểu nôm na như một “chợ online” hay “sàn TMĐT theo mô hình C2C“. Một nền tảng trực tuyến nơi mà người mua và người bán gặp nhau, trao đổi và thực hiện giao dịch mua bán các sản phẩm/ dịch vụ.
Trong một Marketplace, người dùng thường được tìm kiếm, so sánh giá và mua sắm từ một loạt các nhà cung cấp khác nhau. Hay thậm chí người bán từ các quốc gia khác nhau chẳng hạn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan,…. Marketplace cung cấp một cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ và cá nhân để tiếp cận một đám đông khách hàng tiềm năng lớn. Đồng thời, đối với người mua, Marketplace mang lại sự thuận tiện, có nhiều lựa chọn sản phẩm và dịch vụ. Đến từ nhiều nguồn khác nhau trên cùng một nền tảng. Tuy nhiên đây cũng chính là vấn đề nan giải đối với người bán bởi tính cạnh tranh rất cao, rất khốc liệt.
Phân loại Marketplace như thế nào?
Marketplace phân loại dựa theo đối tượng
C2C marketplace: kết nối cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh tới người tiêu dùng thông qua các sàn. Tham khảo các sàn như zalo, facebook, instagram, shopee, lazada,…
B2C marketplace: kết nối doanh nghiệp kinh doanh, nhà phân phối chính hãng tới khách hàng tiềm năng. B2C và C2C khác nhau ở chỗ những doanh nghiệp này tham gia trên các sàn TMĐT với vai trò Mall (shopee mall, lazada mall,…).
Marketplace phân loại dựa theo sản phẩm
Theo chiều dọc: ở mô hình này người bán sẽ cung cấp các dòng sản phẩm cùng loại đến từ nhiều đơn vị cung cấp khác nhau.
Theo chiều ngang: trong mô hình này người bán thiết kế danh mục sản phẩm nằm trong một lĩnh vực với nhau hay cùng ngành hàng.
Hỗn hợp: mô hình này hỗ trợ người bán cung cấp đa dạng các mặt hàng, ngành hàng từ các nhà phân phối khác nhau.
Làm thế nào để bán hàng trên Marketplace hiệu quả?
Cung cấp đầy đủ các thông tin cơ bản sản phẩm/dịch vụ và thực hiện đúng theo chính sách mà từng sàn Marketplace đề ra.
- Tối ưu hóa từ khóa (SEO): Sử dụng từ khóa phù hợp trong tiêu đề, mô tả và các phần khác của sản phẩm. Để tối ưu hóa việc tìm kiếm và thu hút khách hàng tiềm năng.
- Phản hồi và phục vụ khách hàng: Phản hồi nhanh chóng và chuyên nghiệp đối với các yêu cầu từ khách hàng. Điều này giúp xây dựng lòng tin và uy tín cho thương hiệu của bạn trên Marketplace.
- Chăm sóc hình ảnh và mô tả sản phẩm: Sử dụng hình ảnh chất lượng và mô tả sản phẩm chi tiết, thu hút người mua và tạo niềm tin vào sản phẩm của bạn.
- Tận dụng tính năng quảng cáo: Một số Marketplace cung cấp các tính năng quảng cáo hoặc tăng cường vị trí sản phẩm trong kết quả tìm kiếm. Tận dụng các tính năng này để tăng khả năng xuất hiện của sản phẩm của bạn trước người mua tiềm năng.
- Theo dõi và đánh giá kết quả: Theo dõi hiệu suất của sản phẩm của bạn trên Marketplace bằng cách đo lường lượt xem, lượt thích và bình luận. Dựa vào dữ liệu này để điều chỉnh chiến lược bán hàng của bạn và tối ưu hóa hiệu suất.
Thực hiện các chiến lược trên một cách cẩn thận và hiệu quả, tận dụng tiềm năng của Marketplace. Để tăng doanh số bán hàng và phát triển kinh doanh bạn nhé!
Tham khảo: Chiết khấu là gì? Lợi ích khi áp dụng chiết khấu trong kinh doanh
Cùng điểm danh các Marketplace mạng xã hội phổ biến hiện nay
Marketplace Facebook: là một phần của nền tảng mạng xã hội Facebook. Người dùng Facebook mua bán các sản phẩm/ dịch vụ mới hoặc đã qua sử dụng trong cộng đồng của họ. Marketplace được tích hợp trực tiếp vào ứng dụng Facebook hoặc website Facebook. Giúp cho việc tìm kiếm và mua bán trở nên thuận tiện cho người dùng.
Marketplace Zalo: là một tính năng của Zalo cho phép các doanh nghiệp tạo ra các trang chính thức để quảng bá và bán sản phẩm/dịch vụ. Điều này giúp tạo ra một môi trường thuận lợi hơn cho việc trao đổi thông tin mua bán giữa người bán và người mua. Zalo Shop cung cấp các tính năng như tạo và quản lý sản phẩm, quản lý đơn hàng, tương tác với khách hàng. Và các tính năng khác để hỗ trợ việc kinh doanh trực tuyến.
Lời kết
Trong bối cảnh thị trường ngày càng phát triển và sự phổ biến của mô hình kinh doanh trực tuyến. Marketplace không chỉ là nơi để mua sắm. Mà còn là nền tảng để doanh nghiệp hay cá nhân kết nối và giao dịch hàng hóa và dịch vụ một cách thuận tiện, hiệu quả.
Với sự linh hoạt và tiện ích mà Marketplace mang lại, cùng với những bước tiến vượt bậc trong công nghệ và dịch vụ. Việc bán hàng trực tuyến trở nên dễ hơn trước kia. Để bán hàng trên Marketplace đạt hiệu quả, cần chú trọng vào việc xây dựng một hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ. Cung cấp sản phẩm chất lượng và dịch vụ tốt nhất, tối ưu hóa mô tả sản phẩm và hình ảnh. Đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu và phản hồi từ phía khách hàng. Đồng thời, việc nắm vững các quy tắc và chính sách của Marketplace cụ thể cũng là chìa khóa để thành công trong việc kinh doanh trên nền tảng này.
Hy vọng với bài viết trên của ATPro Corp sẽ giúp bạn đọc hiểu Marketplace là gì? Và cách bán hàng trên Marketplace hiệu quả, tối ưu. Đừng quên theo dõi và truy cập website của ATPro để cập nhập kiến thức hay mỗi ngày bạn nhé!
ATPro - Cung cấp phần mềm SCADA, tủ điện công nghiệp, đồng hồ LED điện tử, đồng hồ nước điện tử, máy đo lưu lượng, van công nghiệp, máy tính công nghiệp, màn hình cảm ứng HMI, IoT GATEWAY công nghiệp, đèn cảnh cáo tín hiệu, bộ đếm sản phẩm, bảng led năng suất, cảm biến công nghiệp...uy tín chất lượng giá tốt. Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.THAM KHẢO TOP 10 SẢN PHẨM BÁN CHẠY TẠI ATPro
Bài viết liên quan
Sitemap Là Gì? Tìm Hiểu Lý Do Tại Sao Website Bán Hàng Cần Có Sitemap?
Trong thời đại công nghệ số phát triển, mô hình kinh doanh trực tuyến trở [...]
Th1
FAQ Là Gì? Vai Trò Quan Trọng Và Cách Tạo Trang FAQ Cho Website Đơn Giản
FAQ là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trên các trang mạng hiện [...]
Th1
Procurement Là Gì? Sự Khác Nhau Cơ Bản Giữa Procurement Và Purchasing
Procurement là thuật ngữ quen thuộc, được nhắc đến & sử dụng phổ biến trong [...]
Th1
Distribution Là Gì? Vai Trò Quan Trọng Của Distribution Trong Marketing
Distribution là 1 khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực marketing mà bất kỳ marketer [...]
Th1
EBIT Là Gì? Chỉ Số EBIT Có Vai Trò Gì Trong Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp?
Phân tích tài chính doanh nghiệp là hoạt động vô cùng quan trọng, giúp nhà [...]
Th1
Nhãn Hiệu Là Gì? Sự Khác Nhau Cơ Bản Giữa Nhãn Hiệu Và Thương Hiệu
Hiện nay, vẫn có rất nhiều người nhầm tưởng nhãn hiệu với thương hiệu là [...]
Th1