Nên chọn máy tính công nghiệp IPC hay PLC trong tự động hóa

Máy tính công nghiệp IPC & PLC

Trong tự động hóa công nghiệp, máy tính công nghiệp IPC & PLC (Programmable Logic Controller) có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu suất sản xuất và tính linh hoạt của hệ thống máy móc. Tuy nhiên, IPC và PLC lại đáp ứng các yêu cầu và ứng dụng đặc thù khác nhau. Cùng tìm hiểu sự khác biệt chính giữa máy tính công nghiệp IPC và PLC trong bài viết hôm nay của ATPro Corp. 

Máy tính công nghiệp (Industrial PC – IPC) là gì?

Máy tính công nghiệp (tên tiếng anh Industrial PC – Industrial Computer) là hệ thống máy tính chuyên dụng, được thiết kế đặc biệt để dùng trong môi trường công nghiệp: nhà máy, xưởng sản xuất, phân xưởng,…với áp suất không đều, nhiệt độ cao, nguồn điện không ổn định, bụi bẩn, ẩm ướt. Máy sẽ vận hành với công suất liên tục 24/7 để đảm bảo hệ thống máy móc được hoạt động liên tục.

Máy tính công nghiệp IPC có hai loại chính là máy tính công nghiệp (IPC) màn hình cảm ứng và máy tính công nghiệp (IPC) không quạt. 

Máy tính công nghiệp IPC
Máy tính công nghiệp IPC

PLC là gì? 

PLC (Programmable Logic Controller) tên Tiếng Việt là bộ điều khiển logic có thể lập trình. PLC là thiết bị điện tử sử dụng trong tự động hóa công nghiệp để điều khiển, giám sát quá trình sản xuất và hệ thống máy móc. Sản phẩm bao gồm bộ vi xử lý, bộ nhớ lập trình, đầu vào (input), đầu ra (output), analog cùng giao diện để kết nối với thiết kế ngoại vi (cảm biến, bộ biến đổi tín hiệu,…).

PLC được lập trình để thực hiện nhiệm vụ theo chương trình logic lập trình, chương trình này cho phép tạo và chỉnh sửa trên máy tính, sau đó tải lên PLC để thực thi. PLC giúp tự động hóa quy trình công nghiệp, giảm lỗi rủi ro và cải thiện hiệu suất sản xuất. 

Ladder và Step Ladder là 2 ngôn ngữ lập trình PLC phổ biến hiện nay. 

PLC (Programmable Logic Controller)
PLC (Programmable Logic Controller)

Xem thêm: Lựa chọn ổ cứng SSD hay HDD cho máy tính công nghiệp?

5 điểm khác biệt chính giữa máy tính công nghiệp IPC & PLC (Programmable Logic Controller)

Cấu trúc 

Cả máy tính công nghiệp IPC & PLC đều có bộ xử lý trung tâm (CPU), các đơn vị đầu vào (input)/đầu ra (output) và bộ nhớ.

Công suất xử lý của PLC thấp hơn IPC, hoạt động theo tác vụ lặp đi lặp lại, được điều khiển bằng phần mềm điều khiển và HĐH chuyên dụng, trước khi sử dụng cần được lập trình.

Máy tính công nghiệp có CPU được phát triển dựa trên máy tính cá nhân, chạy hệ điều hành Windows, Linux, có khả năng xử lý dữ liệu phức tạp và chạy các ứng dụng mạnh mẽ. Trước khi sử dụng cần cài đặt hệ điều hành đúng cách và phần mềm điều khiển. 

Chi phí 

IPC có khả năng ứng dụng nhiều chương trình với tính linh hoạt cao, có thể cài đặt phần mềm bên thứ 3 để điều khiển nhiều thiết bị khác nhau. Do đó giá máy tính công nghiệp thường cao hơn PLC. Để so sánh, PLC tiết kiệm chi phí hơn vì nó được thiết kế theo mục đích và không cần chạy phần mềm bên thứ 3. 

Thiết bị ngoại vi và I/O (input/output)

IPC có cấu tạo thiết bị ngoại vi đầu vào/ra đa dạng hơn, linh hoạt hơn nhưng yêu cầu phải có: dây nối, đầu cắm để kết nối với các thiết bị điều khiển.

Còn với PLC, có một số đầu vào cảm biến và đầu ra điều khiển được tích hợp sẵn. Thế nhưng các thiết bị ngoại vi như: máy in, màn hình,…có ít dòng PLC có thể làm được và PLC của hãng này khó hoặc không thể kết hợp với phụ kiện PLC của thương hiệu khác. 

PLC của hãng này khó hoặc không thể kết hợp với thiết bị của PLC hãng khác
PLC của hãng này khó hoặc không thể kết hợp với thiết bị của PLC hãng khác

Tính năng và giao diện sử dụng 

PLC hiện nay chỉ tích hợp với màn hình cảm ứng HMI, cho phép người dùng giám sát và điều khiển hệ thống PLC với hệ thống dữ liệu hiển thị đơn giản. 

Với IPC, có thể thay đổi giao diện linh hoạt như màn hình máy tính, máy chiếu với thiết bị điều khiển riêng biệt. Có thể dễ dàng điều khiển máy tính (computer) từ xa thông qua Internet.

Công cụ lập trình 

Máy tính công nghiệp sử dụng ngôn ngữ lập trình C, C#, Python để xây dựng chương trình điều khiển máy móc, thiết bị tự động hóa. Đây là các ngôn ngữ lập trình nâng cao có thể tạo ra chương trình đáp ứng yêu cầu về bảo mật và khả năng tương thích. Bên cạnh đó có thể sử dụng phần mềm SCADA có sẵn để tiết kiệm thời gian tự phát triển phần mềm. 

Các PLC hiện được lập trình bằng ngôn ngữ C, C++ và basic nhưng tất cả PLC vẫn tuân thủ tiêu chuẩn IEC 61131/3 và hỗ trợ một số ngôn ngữ lập trình được quy định: sơ đồ bậc thang, sơ đồ khối chức năng, lưu đồ tuần tự,… 

Top các dòng máy tính bán chạy tại ATPro

Trên đây là những điểm khác biệt chính của máy tính công nghiệp IPC & PLC, mỗi thiết bị đều có ưu điểm vượt trội và một số nhược điểm riêng. Nhìn chung, cả IPC và PLC đều là những thiết bị quan trọng giúp tối ưu hóa quá trình công nghiệp. Mong rằng bài viết hôm nay sẽ thật sự hữu ích với bạn. Nếu cần tư vấn hãy gọi cho ATPro Corp để được hỗ trợ nhanh nhất.

THAM KHẢO TOP 10 SẢN PHẨM BÁN CHẠY TẠI ATPro

ATPro việt nam

ATPro - Cung cấp phần mềm SCADA, tủ điện công nghiệp, đồng hồ LED điện tử, đồng hồ nước điện tử, máy đo lưu lượng, van công nghiệp, máy tính công nghiệp, màn hình cảm ứng HMI, IoT GATEWAY công nghiệp, đèn cảnh cáo tín hiệu, bộ đếm sản phẩm, bảng led năng suất, cảm biến công nghiệp...uy tín chất lượng giá tốt. Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

Máy tính công nghiệp tại Nhà Bè

Máy tính công nghiệp tại Nhà Bè đang trở thành một trong những giải pháp [...]

Máy tính công nghiệp tại Củ Chi

Máy tính công nghiệp là những hệ thống máy tính được thiết kế và chế [...]

Máy tính công nghiệp tại Cần Giờ

Việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến để nâng cao hiệu quả hoạt động [...]

Máy tính công nghiệp tại Hóc Môn

Máy tính công nghiệp là một trong những công cụ công nghệ được ứng dụng [...]

Máy tính công nghiệp tại Bình Chánh

Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao từ việc quản lý dây chuyền sản [...]

Cách khắc phục lỗi máy tính không nhận ổ cứng mà bạn nên biết

Lỗi máy tính không nhận ổ cứng là một trong những sự cố phổ biến [...]

Để lại một bình luận