Trí tuệ nhân tạo AI là gì? Lịch sử và ứng dụng của AI

Trí tuệ nhân tạo – hay AI là một thuật ngữ đã quá quen thuộc trong thời đại số hiện nay. Nhắc tới AI, chắc hẳn ai cũng hình dung ra những thiết bị tiên tiến, tối tân và hiện đại. Sự xuất hiện của AI đã giải quyết được vô số nhu cầu của con người trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Không một quốc gia nào trên thế giới phát triển mà thiếu đến sự hỗ trợ của AI. Để hiểu rõ hơn về trí tuệ nhân tạo AI là gì và những ứng dụng của công nghệ này trong đời sống. Hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây của ATPro Corp nhé!

Tìm hiểu khái niệm Trí tuệ nhân tạo AI là gì?

AI (Artificial Intelligence) được hiểu Trí Tuệ Nhân Tạo. Đây là một lĩnh vực quan trọng trong khoa học máy tính mà con người tạo ra trí thông minh nhân tạo trong máy tính. Với mục đích giúp chúng có khả năng tự động hóa các hành vi thông minh tương tự như con người.

Trong AI, khác biệt chính so với việc lập trình logic thông thường. Là ứng dụng của các hệ thống thiết bị, máy móc mô phỏng trí tuệ con người trong các tác vụ mà con người thực hiện tốt hơn máy tính. Cụ thể, AI cho phép máy tính thực hiện các hoạt động. Như suy luận và giải quyết vấn đề, giao tiếp và hiểu ngôn ngữ tự nhiên và thích nghi với môi trường một cách tự động.

AI đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết nhiều vấn đề trong đời sống. Được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đem lại những tiện ích và lợi ích to lớn cho xã hội.

Các dấu mốc lịch sử ra đời của trí tuệ nhân tạo AI 

Năm 1950 lần đầu tiên nhà toán học Alan Turing đưa ra phép thử Turing. Cũng trong năm đó, giáo sư Isaac Asimov giới thiệu “3 định luật Robot” nổi tiếng. 

Năm 1951, tạo ra chương trình máy tính đầu tiên.

Năm 1955, chương trình chơi game tự động lần đầu tiên được ra đời.

Năm 1959, Viện Công Nghệ Massachusetts (MIT) đã thành lập phòng thí nghiệm AI.

Năm 1961, đầu tiên trên Thế giới robot lắp đặt công nghiệp được chế tạo.

Năm 1964, phiên bản đầu tiên thử nghiệm đầu tiên của một chương trình AI hiểu được ngôn ngữ tự nhiên.

Năm 1965, phát minh chatbot đầu tiên có tên là Eliza (Chatbot là chương trình máy tính tương tác với người dùng bằng ngôn ngữ tự nhiên).

Năm 1974, tạo ra phương tiện tự động đầu tiên tại phòng thí nghiệm AI của Đại học Stanford.

Năm 1989, Đại học Carnegie Mellon phát triển phương tiện tự trị sử dụng mạng neuron nhân tạo. 

Năm 1997, máy tính chơi cờ vua Deep Blue do IBM phát triển đã đánh bại nhà vô địch Thế Giới Garry Kasparov.

Năm 1999, robot thông minh AIBO của hãng Sony. Cũng cùng năm đó phòng thí nghiệm AI của MIT cũng phát triển robot có khả năng thể hiện cảm xúc.

Năm 2009, Google phát triển xe hơi tự lái.

Năm 2010, công ty Science phát triển công nghệ AI có khả năng viết báo cáo.

Năm 2011, IBM phát triển phần mềm AI Watson và đã đánh bại nhà vô địch trò chơi Jeopardy! (đây là chương trình đố vui kiến thức). Cũng cùng năm đó, 3 ứng dụng trợ lý ảo ra đời như Siri, Google now, Cortana.

Năm 2015, Elon Musk cùng một số CEO khác sáng lập Open AI.

Năm 2016, phần mềm AlphaGo phát triển bởi Google DeepMind đã đánh bại nhà vô địch cờ vây Hàn Quốc.

Tìm hiểu một số ứng dụng của trí tuệ nhân tạo AI

Trong lĩnh vực sản xuất

Trong sản xuất các trí tuệ nhân tạo được ứng dụng để kiểm soát chất lượng, bảo trì dự đoán, tối ưu hóa chuỗi cung ứng, và robot. Các thuật toán triển khai nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm. Bằng cách phát hiện lỗi trong sản phẩm, bảo trì dự đoán sẽ tối thiểu hóa thời gian ngừng hoạt động của các trang thiết bị.

Nhờ vậy mà các nhà máy có thể tối ưu chuỗi cung ứng, từ đó phân phối mọi tài nguyên hiệu quả hơn. Đồng thời áp dụng robot để tăng năng suất và mức độ chính xác trong các quy trình.

Tại ATPro Corp- chúng tôi đã có nhiều kinh nghiệm triển khai các giải pháp giám sát. Ví dụ giám sát năng suất sản xuất, giải pháp giám sát hoạt động thiết bị máy móc, hệ thống đếm sản phẩm tự động cũng như các cánh tay robot,…

Trong lĩnh vực y tế

Việc kết hợp AI vào lĩnh vực y tế hỗ trợ quá trình chuẩn đoán nhanh chóng- chính xác, phân tích tình trạng,… Nhằm đưa ra liệu trình phù hợp cá nhân hoá. 

Tích hợp công nghệ AI vào các thiết bị thông minh cũng như các hệ thống giám sát y tế IoT. Những thiết bị này sẽ thu thập dữ liệu liên tục về tình trạng bệnh nhân. Ví dụ như nhịp tim, nồng độ glucose, huyết áp,…để các nhân viên y tế  theo dõi các tình trạng bệnh hiệu quả hơn.

Đồng thời công nghệ AI cũng được tích hợp trong các hệ thống hỗ trợ dịch vụ tại bệnh viện. Cụ thể như hệ thống gọi số thứ tự tự động QMS, Kiosk tra cứu thông tin, hệ thống gọi y tá,…Những giải pháp này giảm bớt căng thẳng cho đội ngũ nhân viên y tế cũng như hỗ trợ bệnh nhân trong quá trình khám chữa bệnh tại bệnh viện. 

Trong vận tải

Trong ngành vận tải, trí tuệ nhân tạo (AI) đang được áp dụng mạnh mẽ để cải thiện hiệu suất, an toàn và trải nghiệm của người dùng. Các ô tô tự lái ra đời, giảm thiểu những sơ suất trong quá trình di chuyển. Hay các hệ thống quản lý giao thông thông minh giúp tối ưu hóa lộ trình vận chuyển. Dựa trên dữ liệu về tình trạng giao thông, điều kiện thời tiết và tải trọng. Công nghệ AI đề xuất lộ trình tối ưu nhất cho các phương tiện, giảm thiểu thời gian di chuyển và tiết kiệm năng lượng.

Ngoài ra, AI được sử dụng trong việc phát hiện và dự báo sự cố trong vận tải, như tai nạn giao thông hoặc hỏng hóc xe. Dữ liệu từ các camera an ninh và cảm biến trên đường phát hiện sự cố và cảnh báo người quản lý hoặc lái xe kịp thời.

Trong nông nghiệp

Trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghệ AI giúp tối ưu hóa quản lý đất đai, tăng cường sản xuất và giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường. Một ứng dụng tiêu biểu là hệ thống dự đoán sản lượng cây trồng dựa trên dữ liệu về điều kiện thời tiết, đất đai. Hệ thống AI đưa ra dự báo chính xác về sản lượng dự kiến, đưa ra quyết định thời điểm thu hoạch và quản lý nguồn lực hiệu quả. Hoặc áp dụng trong việc quản lý tưới tiêu tự động. Dựa trên hình ảnh từ camera và dữ liệu cảm biến, về độ ẩm đất, dự báo thời tiết, nhu cầu nước của cây trồng. Để điều chỉnh lượng nước tưới đảm bảo cây trồng phát triển tốt và tiết kiệm nước.

Tham khảo: Tìm Hiểu IoT Là Gì? Lợi Ích Và Ứng Dụng Của Công Nghệ Internet Vạn Vật

Lời kết 

Với sự tiến bộ không ngừng và sự sáng tạo không ngừng nghỉ, tương lai công nghệ AI hứa hẹn sẽ còn rộng mở và phong phú hơn bao giờ hết. Điều quan trọng sử dụng sức mạnh của AI một cách có trách nhiệm. Đảm bảo rằng công nghệ này được sử dụng để mang lại lợi ích tối đa cho con người và xã hội.

Ngoài ra công nghệ AI còn được phát triển và ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Chẳng hạn như: trong giáo dục, giải trí, công nghiệp, bán lẻ, tự động hóa và robot hỗ trợ tăng cường sản xuất,… Tất cả những ứng dụng này đều là minh chứng cho sự phát triển và ứng dụng rộng rãi của công nghệ. Và mang đến nhiều lợi ích đáng kể cho xã hội và kinh tế.

ATPro Corp hy vọng rằng với những chia sẻ trên, sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về Trí tuệ nhân tạo AI là gì? Lịch sử và ứng dụng của AI. Đừng quên theo dõi và truy cập website của ATPro để cập nhập kiến thức hay mỗi ngày bạn nhé!

ATPro việt nam

ATPro - Cung cấp phần mềm SCADA, tủ điện công nghiệp, đồng hồ LED điện tử, đồng hồ nước điện tử, máy đo lưu lượng, van công nghiệp, máy tính công nghiệp, màn hình cảm ứng HMI, IoT GATEWAY công nghiệp, đèn cảnh cáo tín hiệu, bộ đếm sản phẩm, bảng led năng suất, cảm biến công nghiệp...uy tín chất lượng giá tốt. Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

Forum Là Gì? Phân Biệt Sự Khác Nhau Cơ Bản Giữa Forum Và Website

Forum được đánh giá là một trong những giải pháp hiệu quả giúp website của [...]

USP Là Gì? Cách Xác Định Và Phát Triển USP Sản Phẩm Độc Đáo, Hiệu Quả Nhất

USP là 1 thuật ngữ không còn quá xa lạ với những người làm trong [...]

Số hóa sản xuất là gì? ứng dụng số hóa trong sản xuất

Để tránh tụt hậu dẫn đến việc không thể cạnh tranh nổi trên thị trường [...]

Số hóa là gì? Lợi ích số hóa nhà máy trong ngành công nghiệp sản xuất

Hiện nay, trong ngành công nghiệp sản xuất đã và đang có những bước phát [...]

Nhà máy thông minh trong thời đại công nghệ số hóa

Trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, việc áp dụng các công nghệ [...]

Industry 4.0 digital transformation là gì?

Industry 4.0 digital transformation là một khái niệm được rất nhiều người quan tâm trong [...]