Sửa chữa máy tính công nghiệp IPC nhanh

Sửa chữa máy tính công nghiệp

Máy tính công nghiệp là dòng máy được sử dụng phổ biến trong công nghiệp nhờ thiết kế chắc chắn, hoạt động ổn định ở môi trường, điều kiện khắc nghiệt. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng thiết bị sẽ gặp các sự cố hỏng hóc và việc sửa chữa máy tính công nghiệp là điều rất cần thiết. Tìm hiểu ngay quy trình và một số lưu ý khi tiến hành sửa chữa máy tính IPC qua nội dung bài viết sau của ATPro Corp.

Tại sao cần sửa chữa máy tính công nghiệp IPC?

Bảo trì hay sửa chữa là công việc cần làm khi sử dụng máy tính công nghiệp được một khoảng thời gian nhất định. Điều này giúp máy tính của bạn có độ bền cao hơn, kịp thời phát hiện các sự cố, lỗi hỏng hóc,….Bởi trong quá trình sử dụng, máy tính có thể gặp các lỗi trục trặc, lỗi này lâu ngày sẽ khiến máy tính bị hư hỏng nặng nề. Lúc này, chi phí bỏ ra để sửa chữa máy sẽ cao hơn rất nhiều. 

Ngoài ra, khi sử dụng máy tính công nghiệp vô tình cài đặt phần mềm hoặc bấm vào đường link chứa virus, gây hại cho máy tính. Nó có thể lấy cắp thông tin quan trọng từ máy tính, xâm nhập vào hệ thống khiến máy ngày càng giật lag,…. 

Do vậy, khi gặp những trường hợp này việc bạn cần làm là bảo trì và sửa chữa để ngăn chặn các lỗi mà máy tính đang gặp phải. 

Tại sao nên sửa chữa máy tính công nghiệp?
Tại sao nên sửa chữa máy tính công nghiệp?

Quy trình sửa chữa máy tính công nghiệp (Industrial Computer/Industrial PC)

Trước khi xác định máy gặp lỗi gì để có phương án sửa chữa hợp lý thì chúng ta cần tiến hành kiểm tra máy. 

  • Kiểm tra phần cứng: bao gồm ổ cứng (SSD/HDD), bộ nhớ, bo mạch chủ (mainboard), card đồ họa, nguồn cắm,…Tập trung kiểm tra kết nối và dây cáp đảm bảo không bị lỏng hoặc đã bị hỏng.
  • Kiểm tra phần mềm: bao gồm hệ điều hành, phiên bản hệ điều hành, phần mềm, ứng dụng, driver,…
  • Xác định lỗi và tiến hành sửa chữa: Sau khi đã xác định được nguyên nhân gây ra sự cố hỏng hóc do phần cứng hay phần mềm, tiếp theo sẽ tiến hành sửa chữa theo quy trình, đưa ra phương án xử lý phù hợp (thay thế linh kiện mới,…). Khi hoàn tất sửa chữa, cần kiểm tra, chạy test thử để đảm bảo máy tính công nghiệp hoạt động ổn định. 

Các bước kiểm tra và sửa chữa phần cứng

  • Bước 1: Tiến hành kiểm tra từng linh kiện, từng bộ phận bên trong máy để xác định lỗi hư hỏng
  • Bước 2: Dùng bình xịt khí nén để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn bám bên trong thùng máy và thực hiện vệ sinh cả bên trong lẫn bên ngoài máy
  • Bước 3: Kiểm tra các đầu cắm và cổng kết nối để đảm bảo không có sự hư hỏng 
  • Bước 4: Đảm bảo CPU hoạt động ổn định 
  • Bước 5: Thực hiện sửa chữa và thay thế linh kiện của máy đã bị hỏng (nếu có)
  • Bước 6: Lắp máy lại hoàn chỉnh sau khi sửa chữa xong. Chạy thử kiểm tra lại xem có lỗi phát sinh gì không
Kiểm tra lỗi phần cứng máy tính công nghiệp
Kiểm tra lỗi phần cứng máy tính công nghiệp

Xem thêm: Ứng dụng máy tính công nghiệp trong tự động hóa nhà máy: Xu thế thịnh hành thời đại 4.0

Các bước kiểm tra và sửa chữa phần mềm 

  • Bước 1: Kiểm tra phiên bản hệ điều hành, phiên bản phần mềm, ứng dụng và một số thông tin liên quan đến phần mềm của máy tính công nghiệp 
  • Bước 2: Kiểm tra các phần mềm ứng dụng đảm bảo hoạt động ổn định
  • Bước 3: Kiểm tra tính năng, khả năng tương thích với phần cứng của phần mềm trên máy tính, để đáp ứng yêu cầu công việc
  • Bước 4: Nếu có lỗi, thực hiện cài đặt lại hoặc cập nhật phần mềm ứng dụng, driver, hệ điều hành,… cho máy tính
Kiểm tra lỗi phần mềm máy tính công nghiệp
Kiểm tra lỗi phần mềm máy tính công nghiệp

Một số lưu ý khi thực hiện sửa chữa máy tính công nghiệp IPC

  • Thứ nhất: Tuân thủ các quy định an toàn để tránh gây nguy hiểm cho bản thân và mọi người xung quanh. Máy tính công nghiệp có nhiều linh kiện, dây kết nối, do đó yêu cầu kỹ thuật viên phải có kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn trong việc sửa chữa máy tính công nghiệp IPC
  • Thứ hai: Có thể sử dụng các công cụ kiểm tra như Windows Task Manager hay Resource Monitor hoặc một số phần mềm chuyên dụng CPU-Z, AIDA64, Speccy,…Các công cụ này sẽ cung cấp thông tin về phần cứng và phần mềm của máy tính công nghiệp, giúp quá trình kiểm tra sửa chữa trở nên đơn giản, nhanh chóng hơn. 

Top các dòng máy tính bán chạy tại ATPro

ATPro Corp đã vừa giải đáp cho bạn tại sao cần sửa chữa máy tính công nghiệp và chia sẻ đến bạn quy trình cùng một số lưu ý khi thực hiện sửa chữa để đảm bảo an toàn. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích. Nếu còn câu hỏi cần giải đáp hãy gọi đến số hotline để được hỗ trợ.

THAM KHẢO TOP 10 SẢN PHẨM BÁN CHẠY TẠI ATPro

ATPro việt nam

ATPro - Cung cấp phần mềm SCADA, tủ điện công nghiệp, đồng hồ LED điện tử, đồng hồ nước điện tử, máy đo lưu lượng, van công nghiệp, máy tính công nghiệp, màn hình cảm ứng HMI, IoT GATEWAY công nghiệp, đèn cảnh cáo tín hiệu, bộ đếm sản phẩm, bảng led năng suất, cảm biến công nghiệp...uy tín chất lượng giá tốt. Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

Máy tính công nghiệp tại Nhà Bè

Máy tính công nghiệp tại Nhà Bè đang trở thành một trong những giải pháp [...]

Máy tính công nghiệp tại Củ Chi

Máy tính công nghiệp là những hệ thống máy tính được thiết kế và chế [...]

Máy tính công nghiệp tại Cần Giờ

Việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến để nâng cao hiệu quả hoạt động [...]

Máy tính công nghiệp tại Hóc Môn

Máy tính công nghiệp là một trong những công cụ công nghệ được ứng dụng [...]

Máy tính công nghiệp tại Bình Chánh

Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao từ việc quản lý dây chuyền sản [...]

Cách khắc phục lỗi máy tính không nhận ổ cứng mà bạn nên biết

Lỗi máy tính không nhận ổ cứng là một trong những sự cố phổ biến [...]

Để lại một bình luận