Cảm biến đo mực nước công nghiệp hỗ trợ đo lượng nước trong một hồ, bể chứa, ao, hay các hệ thống xử lý nước,… một cách chính xác nhất và nhanh nhất. Thay thế các phương pháp đo đạc, giám sát thủ công có nhiều hạn chế như trước kia. Trong bài viết này, cùng tìm hiểu cảm biến mực nước là gì? Và có bao nhiêu loại, hãy cùng theo dõi bài viết sau đây của ATPro.
Cảm biến mực nước là gì
Cảm biến mực nước là một loại cảm biến được sử dụng để đo và ghi nhận mức độ mực nước trong các hồ, bể chứa, ao, giếng, và các hệ thống xử lý nước khác. Mục đích chính của cảm biến mực nước là cung cấp thông tin về mực nước hiện tại để quản lý và điều khiển hiệu quả việc sử dụng và quản lý tài nguyên nước.
Các loại cảm biến đo mức nước hoạt động khá tốt trong các môi trường khác nhau. Phạm vi sử dụng các loại cảm biến này khá rộng rãi, cho phép đo lường các loại chất lỏng như nước ngọt, nước sinh hoạt, nước thải công nghiệp,… Thậm chí còn có thể đo những chất lỏng đặc biệt hơn như chất hóa học, axit, chất độc hại của ngành công nghiệp chế tạo vật liệu,…Tuỳ theo từng loại ứng dụng mà sử dụng cảm biến phù hợp. Nhờ có cảm biến mực nước mà giúp con người đo lường các thông số chất lỏng đạt hiệu quả cao. Giúp các nhà máy kiểm tra và điều khiển mức nước phục vụ cho quá trình sản xuất công nghiệp.
Các loại cảm biến mực nước phổ biến hiện nay
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thiết bị đo mức nước ứng dụng giám sát điều khiển trong nhiều hệ thống nhà máy khác nhau. Vậy nên chọn loại cảm biến nào? Hãy tham khảo các loại cảm biến mực nước phổ biến hiện nay nhé!
Cảm biến đo mực nước không tiếp xúc
Loại cảm biến này được sử dụng để xác định mực chất lỏng đạt tới vị trí đặt cảm biến, xuất tín hiệu ngõ ra mức cao/thấp kèm đèn cảnh báo. Bởi không không tiếp xúc với chất lỏng hoặc đặt phía trong bồn nên có độ bền cao, sử dụng được lâu dài.
Xem thêm Cảm biến là gì? Mua cảm biến Sensor chính hãng ở đâu giá rẻ
Đầu thu phát sóng từ cảm biến giúp thiết bị giám sát mực chất lỏng một cách liên tục với độ chuẩn cao. Cảm biến cho phép đo xuyên qua các thành bình phi kim loại, bình nhựa, ống thủy tinh. Thiết bị thường sử dụng để đo axit – hoá chất hoặc các lưu chất chứa trong phòng thí nghiệm, phòng nghiên cứu,…
Cảm biến đo mực nước bằng phương pháp thả chìm (thủy tĩnh)
Đây là loại cảm biến được thả chìm trực tiếp trong nước và dựa vào áp suất nước để đo mức. Loại cảm biến này chỉ đơn giản là đầu sensor kết hợp lớp màng chịu áp để quy đổi ra tín hiệu đo thực tế. Sau đó, thông tin đo được đi theo dây dẫn truyền về thiết bị điều khiển giám sát.
Loại cảm biến thủy tĩnh thường ứng dụng nhiều trong các môi trường đo: nước giếng, nước sông hoặc đo mực nước hồ thủy điện, nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt trong dân,…
Cảm biến đo mực nước siêu âm
Nếu xét về mức ổn định thì đây được xem là loại cảm biến khá bền kết hợp độ chính xác cao. Loại cảm biến hiện đại tuy nhiên lại có giá thành cao. Cụ thể loại thiết bị này đo lường được hầu hết các loại chất lỏng hiện nay. Như nước, nước thải, nước sinh hoạt,… Các loại chất độc hại như axit, muối, các loại chất dễ gây ăn mòn,… Hay các loại nhiên liệu như xăng dầu dễ cháy,…
Cảm biến mực nước dạng siêu âm hoạt động trên nguyên lý thu phát sóng điện từ. Trong quá trình hoạt động, sóng điện từ được truyền trong môi trường chất lỏng ở bể chứa hay thùng chứa. Và sẽ chạm vào bề mặt chất lỏng cần đo sau đó phản xạ lại cho cảm biến. Tiếp theo cảm biến nhận sóng phản xạ lại và bắt đầu tính toán. Dựa vào tốc độ đo đạt và thời gian phản hồi của sóng điện từ mà cảm biến này sẽ cho ra được mức chất lỏng hay nhiên liệu trong bể chứa một cách chính xác, nhanh chóng. Các dòng cảm biến này thường tích hợp sẵn màn hình hiển thị thông số.
Cảm biến đo mực nước có dạng phao
Loại thiết bị đo mức nước dạng phao có cấu tạo đơn giản nhất và giá thành cũng tương đối là rẻ. Trong các bồn chứa, phao nổi bên trong bồn nếu như nước dâng đến đâu thì phao sẽ nổi lên đến đó. Khi gần đến nắp bồn hệ thống sẽ tự động ngắt bơm (tránh tràn bồn). Tín hiệu đầu ra dạng dạng analog 4-20mA hay tín hiệu relay điều khiển.
Nhược điểm của loại cảm biến này chính là dù phao đo mức dạng cơ hay điện tử thì đều có sự sai số. Nên loại cảm biến này ít được triển khai trong các hệ thống công nghiệp.
Cảm biến đo mực nước bằng phương pháp điện dung
Dòng cảm biến đo mực nước đo liên tục, lắp đặt từ đáy lên đến đỉnh của bồn chứa chất lỏng. Khi lắp đặt, thường gắn 2 que ở vị trí đáy và đỉnh của bồn chứa. Cảm biến dùng để điều khiển bơm (khi bồn đầy sẽ tự động tắt, khi bồn cạn nước sẽ tự động bơm nước. Cảm biến có sai số thấp trong quá trình hoạt động.
Đặc biệt, thiết bị còn đo được chất rắn, xi măng, hạt nhựa…với độ chính xác rất cao. Với sự đa dạng thì đo mực bằng điện dung được sử dụng linh hoạt trong các môi trường: axit hoá chất; xăng dầu, nước thải,…. Thậm chí có những dùng được trong môi trường có sánh khuấy.
Cảm biến đo mực nước dạng xoay
Dùng để báo đầy báo cạn trong các ứng dụng đo mực nước, chất rắn, dạng bột mịn hay dạng hạt,… Khi hoạt động, cảm biến sẽ xoay với vận tốc không đổi. Khi mực chất lỏng hay chất rắn chạm vào các cánh xoay, cảm biến sẽ ngừng xoay. Truyền tín hiệu đến trung tâm điều khiển để báo mức một cách nhanh chóng- chính xác.
Thông thường sẽ lắp đặt 2 đến 3 cảm biến trong một thùng chứa để báo đầy/báo cạn. Có thể lắp thêm cảm biến thứ 3 nếu muốn báo mức trung bình trong bể chứa.
Cảm biến đo mực nước công nghiệp bằng sóng radar
Đo mức nước bằng cảm biến bằng sóng radar có độ chính xác rất cao. Sử dụng nguyên lý truyền sóng radar để đo lường, theo dõi và kiểm soát mực chất lỏng hay chất rắn dạng bột. Sau đó truyền các tín hiệu đến bộ xử lý trung tâm để hiển thị, cảnh báo hoặc điều khiển.
Lưu ý khi lựa chọn cảm biến mực nước
Cảm biến mực nước công nghiệp là những thiết bị được thiết kế đặc biệt. Nhằm đo mực nước trong các ứng dụng công nghiệp, độ chính xác, độ tin cậy và khả năng chịu được môi trường khắc nghiệt. Một số thông tin quan trọng về cảm biến mực nước cần lưu ý khi lựa chọn:
- Nên chọn các loại cảm biến mực nước được chế tạo từ các chất liệu như thép không gỉ, chất liệu composite hoặc nhựa cứng. Điều này giúp cảm biến chịu được tác động của nước, hóa chất và môi trường khác.
- Độ chính xác cao để đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy trong việc đo mực nước.
- Mỗi loại cảm biến được thiết kế để đo trong các khoảng đo khác nhau, từ nhỏ đến lớn.
- Giao tiếp và đầu ra phù hợp với hệ thống đo lường và kiểm soát hiện có. Các loại giao tiếp thông dụng bao gồm: tín hiệu analog (voltage hoặc current), tín hiệu digital (Modbus, RS485, HART). Hoặc giao tiếp không dây (Wireless, LoRaWAN).
- Khả năng chống nước và chịu được môi trường bụi, chất tác động cơ học và môi trường khắc nghiệt trong các ứng dụng công nghiệp.
>> Tham khảo thêm: Cảm biến radar và những thông tin về cảm biến này
Các lợi ích cảm biến mực nước công nghiệp
Trong đời sống hàng ngày, cảm biến đo mực nước dùng theo dõi và kiểm soát lượng nước sử dụng. Bằng cách cung cấp thông tin về mức nước, cảm biến giúp nhận biết khi nào cần tiếp tục sử dụng nước và khi nào cần tiết kiệm. Điều này giúp giảm lãng phí và tiết kiệm tài nguyên nước quý báu. Ví dụ: trong hệ thống tưới tiêu tự động, cảm biến mực nước có thể điều chỉnh lượng nước được tưới. Dựa trên mức độ mực nước hiện tại, đảm bảo sử dụng hiệu quả và tiết kiệm nước.
Trong các môi trường công nghiệp như nhà máy xử lý nước, nhà máy điện,…Cảm biến mực nước đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và phòng tránh các tai nạn chập điện, hỏa hoạn,…Cảm biến kết hợp với hệ thống điều khiển tự động trong các ứng dụng công nghiệp. Cho phép việc điều khiển và điều chỉnh mực nước tự động.
Cảm biến đo mực nước được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng như quản lý tài nguyên nước, hệ thống tự động tưới tiêu, xử lý nước thải,…. Việc đo mực nước chính xác và đáng tin cậy rất quan trọng. Giúp sử dụng hiệu quả tài nguyên nước và đáp ứng các yêu cầu của hệ thống.
Top các loại cảm biến đo nước bán chạy tại ATPro
Trên đây là những thông tin cơ bản về cảm biến mực nước công nghiệp. Hy vọng bài viết này đã đem lại cho bạn những kiến thức thú vị về cảm biến.
Nếu có thắc mắc hay cần thêm thông tin hãy liên hệ với ATPro Corp qua số hotline, hân hạnh được phục vụ quý khách.
ATPro - Cung cấp phần mềm SCADA, tủ điện công nghiệp, đồng hồ LED điện tử, đồng hồ nước điện tử, máy đo lưu lượng, van công nghiệp, máy tính công nghiệp, màn hình cảm ứng HMI, IoT GATEWAY công nghiệp, đèn cảnh cáo tín hiệu, bộ đếm sản phẩm, bảng led năng suất, cảm biến công nghiệp...uy tín chất lượng giá tốt. Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.THAM KHẢO TOP 10 SẢN PHẨM BÁN CHẠY TẠI ATPro
Bài viết liên quan
Cảm Biến Công Nghiệp RIKA Với Cảm Biến Công Nghiệp TE Connectivity: So Sánh & Lựa Chọn
Trong bài viết hôm nay, hãy cùng ATPro tìm hiểu ưu – nhược điểm của [...]
Th6
Cảm Biến Công Nghiệp RIKA Với Cảm Biến Công Nghiệp Ifm: Lựa Chọn Tốt Nhất
Cảm biến công nghiệp RIKA với cảm biến công nghiệp Ifm đều được biết đến [...]
Th6
Cảm Biến Công Nghiệp RIKA Với Cảm Biến Công Nghiệp Emerson: Lựa Chọn Phù Hợp
Cảm biến công nghiệp là thiết bị có vai trò đặc biệt quan trọng trong [...]
Th6
Cảm Biến Công Nghiệp RIKA Với Cảm Biến Công Nghiệp Microsensor: So Sánh & Đánh Giá
Trong ngành công nghiệp hiện đại, cảm biến đóng vai trò quan trọng trong việc [...]
Th6
Cảm Biến Công Nghiệp RIKA Với Cảm Biến Công Nghiệp ABB: Hãng Nào Tốt Hơn?
Trong số các nhà sản xuất cảm biến công nghiệp hàng đầu hiện nay, RIKA [...]
Th6
Cảm Biến Công Nghiệp RIKA Với Cảm Biến Công Nghiệp Honeywell: Lựa Chọn Phù Hợp
Cả RIKA & Honeywell đều cung cấp các dòng sản phẩm cảm biến công nghiệp [...]
Th6