Lora IoT Gateway mạng phủ sóng không dây tầm xa

Lora IoT Gateway mạng phủ sóng không dây tầm xa

Ngày nay, với mô hình IoT hay được gọi là Internet of Things. Có tốc độ phát triển nhanh chóng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hãy cùng ATPro Corp tìm hiểu về Lora IoT Gateway mạng phủ sóng không dây tầm xa. Một loại hình công nghệ phục vụ tất cả các ứng dụng và dự ​án ​của IoT.

Tìm hiểu lora IoT Gateway là gì?

Lora IoT Gateway là một thành phần quan trọng trong hệ thống mạng LoRaWAN. Sử dụng các công nghệ không dây và khả năng truyền tải dữ liệu ở khoảng cách xa. Một trong những công nghệ không dây phổ biến được sử dụng cho mục đích này là LoRaWAN (Long Range Wide Area Network).

LoRaWAN là một công nghệ mạng không dây được thiết kế đặc biệt cho các ứng dụng IoT từ xa. Các thiết bị LoRaWAN có khả năng truyền dữ liệu trên khoảng cách xa và tiêu thụ rất ít năng lượng. Điều này làm cho nó phù hợp cho các ứng dụng yêu cầu phủ sóng rộng và tuổi thọ pin dài. IoT Gateway sẽ được đặt ở vị trí chiến lược trong một khu vực cần phủ sóng. Và chuyển dữ liệu từ các thiết bị IoT LoRaWAN đến mạng internet hoặc mạng nội bộ.

Tìm hiểu các thành phần của mạng LoRaWAN

Thiết bị cuối (End Devices): một cảm biến hay thiết bị truyền động sẽ kết nối không dây với mạng LoRaWAN. Thông qua các bộ gateway sử dụng công nghệ điều chế LoRa.

Cổng LoRaWAN(Gateway LoRaWAN): nhận các dữ liệu RF được điều chế LoRa từ các thiết bị cuối. Và được chuyển tiếp dữ liệu này đến máy chủ ở mạng LoRaWAN. Các cảm biến kết nối với gateway thông qua mạng IP backbone. Đặc biệt cùng một cảm biến sẽ gửi các dữ liệu đến nhiều gateway. Điều này giúp giảm bớt khả năng lỗi gói. Đồng thời, tối ưu chi phí pin cho các cảm biến di động tính năng xác định vị trí.

Máy chủ mạng (Network server): quản lý toàn bộ hệ thống mạng, điều chỉnh hệ thống và thiết lập kết nối AES 128-bit an toàn. Nhằm thực hiện công việc truyền tải và kiểm soát dữ liệu. Đảm bảo tính xác thực của mọi cảm biến và tính toàn vẹn của các thông báo.

Máy chủ ứng dụng (Application servers): xử lý, quản lý và diễn giải dữ liệu nhận được từ các cảm biến một cách an toàn. Tạo ra một down link payloads đến các thiết bị đầu cuối.

LoRaWAN có vai trò như thế nào?

LoRa IoT Gateway đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hệ thống mạng LoRaWAN cho các ứng dụng IoT. Như theo dõi cảm biến từ xa, giám sát môi trường, quản lý thiết bị thông minh, và nhiều ứng dụng khác.

Nhiệm vụ lớn nhất hiện nay đối với các hệ thống IoT. Chính là làm cho các giải pháp có chi phí rẻ hơn và mở rộng phạm vi tiếp cận. Sử dụng ít năng lượng như LoRaWAN là giải pháp tốt nhất để làm cho mọi vật trở nên thông minh hơn.

Khi sử dụng LoRaWAN, sản lượng điện tiêu thụ ít hơn nhiều nên giúp cải thiện thời lượng pin của các thiết bị IoT. Tất cả các nền tảng IoT chính gồm AWS, Azure, Google Cloud và HomeKit đều hỗ trợ các sản phẩm LoRaWAN.

Tham khảo: Gateway là gì? Phân biệt gateway, bridge, switch, router, repeater, hub

Các sản phẩm lora gateway phổ biến hiện nay

Lora gateway BL280

Lora Gateway BL280– Cổng giao tiếp với các nền tảng đám mây IoT hoặc hệ thống MES, SCADA thông qua Ethernet hoặc 4G. Hỗ trợ giao thức Modbus TCP, giao thức MQTT và chế độ truyền dẫn trong suốt. Và sử dụng công nghệ tần số vô tuyến Lora để giao tiếp với các nút không dây trong đường xuống.

LORA GATEWAY BL280 (4G+ Ethernet+ Lora)

 

Lora gateway S281

Lora Gateway S281 là công nghệ LoRa mới nhất dành cho các giải pháp internet vạn vật công nghiệp. Thiết bị hỗ trợ tối đa 99 mô-đun độ ẩm nhiệt độ không dây, cảm biến độ ẩm nhiệt độ không dây được cấp nguồn bằng pin AAA. Và 99 mô-đun cổng nối tiếp không dây với bán kính giám sát lên đến 2500m.

lora-gateway-s281-gprs-3g-4g

LoRaWAN được ứng dụng thực tế trong những lĩnh vực nào?

Ứng dụng trong các hệ thống thành phố thông minh: 

  • Chiếu sáng thông minh
  • Giám sát chất lượng không khí
  • Quản lý bãi đậu xe thông minh
  • Quản lý các cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất;

Ứng dụng nông nghiệp

  • Hệ thống tưới tiêu, cảm biến mực nước
  • Quản lý môi trường đất trồng trọt: nhiệt độ- độ ẩm, độ pH, EC,..
  • Quản lý trang trại chăn nuôi,

Ứng dụng công nghiệp

  • Hệ thống vận chuyển và trung chuyển hàng hoá;
  • Quản lý, giám sát nhiệt độ độ ẩm kho hàng, kho đông lạnh,…;
  • Quản lý quá trình sản xuất, năng suất tại các nhà máy, nhà xưởng,…;
  • Quản lý các quy trình xử lý nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt,…;

Ứng dụng nhà thông minh: 

  • Kết hợp với các thiết bị camera tăng cường an ninh cho gia đình từ xa;
  • Tự động hóa nhà với các thiết bị thông minh

Trong tương lai các quốc gia và khu vực sẽ thực hiện toàn cầu hóa. Công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp một mạng thông minh. Với chi phí thấp và hiệu quả cao cho các ứng dụng trong tương lai. Để đóng góp, cải thiện và triển khai mạng thông minh đáp ứng các nhu cầu trong tương lai.

ATPro nhà cung cấp IoT gateway chất lượng tại Việt Nam

Với việc triển khai các công nghệ tiên tiến phục vụ trong cuộc sống và các công việc sản xuất,… Đã mang lại nhiều lợi ích cho các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng. Tuy nhiên việc áp dụng và cài đặt công nghệ này đòi hỏi các doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng. Cũng như tìm hiểu, đánh giá cẩn thận những ưu, nhược điểm của công nghệ này.

Mong rằng bài viết trên đây của ATPro Corp đã đem đến những thông tin hữu ích. Xoay quanh loại công nghệ IoT Gateway phổ biến này.

ATPro việt nam

ATPro - Cung cấp phần mềm SCADA, tủ điện công nghiệp, đồng hồ LED điện tử, đồng hồ nước điện tử, máy đo lưu lượng, van công nghiệp, máy tính công nghiệp, màn hình cảm ứng HMI, IoT GATEWAY công nghiệp, đèn cảnh cáo tín hiệu, bộ đếm sản phẩm, bảng led năng suất, cảm biến công nghiệp...uy tín chất lượng giá tốt. Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

Sự khác biệt giữa Switch Managed và Switch Unmanaged

Với nhu cầu kết nối internet như hiện nay, không thể không nhắc đến các [...]

Khái niệm cơ bản về GPRS, GPS và các ứng dụng trong thực tế

Trong bài viết này, ATPro Corp sẽ giới thiệu khái niệm cơ bản về GPS và [...]

Một số cách truyền dữ liệu trong IoT cho các kỹ sư điện

Khi triển khai các ứng dụng IoT (Internet of Things), ngoài lựa chọn các thiết [...]

Khó khăn khi áp dụng IoT – Internet of Thing tại Việt Nam

Internet of Things (IoT) thực sự là một cách mạng công nghiệp. Mang lại nhiều [...]

Các giao thức IoT dùng để “nói chuyện” mà bạn cần biết

Thực tế hiện nay IoT đã nổi lên như một xu hướng đột phá trong [...]

Ứng dụng của IoT trong lĩnh vực bất động sản

Các công nghệ IoT đã ảnh hưởng như thế nào đến lĩnh vực bất động [...]