Có thể bạn chưa biết, trong các ngành công nghiệp & cuộc sống hàng ngày, cảm biến độ ẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng. Từ việc kiểm soát chất lượng không khí trong nhà, giám sát độ ẩm trong nông nghiệp đến các ứng dụng trong công nghiệp sản xuất thực phẩm & dược phẩm,… cảm biến độ ẩm là thiết bị không thể thiếu. Trong bài viết này, hãy cùng ATPro tìm hiểu về các loại cảm biến độ ẩm phổ biến hiện nay để có lựa chọn phù hợp nhé!
Các loại cảm biến độ ẩm phổ biến hiện nay được tin dùng
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại cảm biến độ ẩm khác nhau, phù hợp với từng nhu cầu & lĩnh vực ứng dụng cụ thể. Dưới đây là 3 loại cảm biến độ ẩm phổ biến nhất:
Cảm biến độ ẩm điện dung
Nguyên lý hoạt động: Cảm biến độ ẩm điện dung sử dụng 1 tụ điện có 2 lớp điện cực, ở giữa là lớp vật liệu điện môi với chức năng đo độ ẩm không khí. Khi độ ẩm thay đổi, độ điện dung của tụ điện cũng thay đổi theo, cảm biến sẽ chuyển đổi sự thay đổi này thành tín hiệu điện để dễ dàng xử lý & phân tích.
Ưu – nhược điểm:
- Tốc độ phản hồi nhanh, độ ổn định cao
- Phạm vi đo lường rộng, từ 5 đến 9m
- Kết quả đo độ ẩm tương đối với độ chính xác cao
- Bị ảnh hưởng bởi độ ẩm, thời gian cho kết quả khá chậm do khoảng cách từ cảm biến đến mạch báo hiệu bị hạn chế
Ứng dụng: Cảm biến độ ẩm điện dung được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống HVAC, đo độ ẩm đất, dự báo thời tiết,…
Cảm biến độ ẩm điện trở
Nguyên lý hoạt động: Cảm biến độ ẩm điện trở sử dụng sự thay đổi của điện trở giữa 2 điện cực để thiết lập giá trị của độ ẩm tương đối.
Ưu – nhược điểm:
- Kích thước nhỏ gọn, giá thành phải chăng
- Thích hợp với các ứng dụng giám sát từ xa do khoảng cách giữa cảm biến & mạch tín hiệu lớn
- Độ nhạy & độ chính xác thấp hơn so với cảm biến độ ẩm điện dung
- Có thể bị ảnh hưởng bởi bụi bẩn & các yếu tố môi trường
Ứng dụng: Ngày nay, cảm biến độ ẩm điện trở được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp, lĩnh vực gia dụng & thương mại.
- Phân tích độ ẩm đất, hỗ trợ người nông dân kiểm soát, giúp cây trồng phát triển trong điều kiện môi trường tốt nhất
- Được ứng dụng trong các sản phẩm gia dụng như thiết bị điều hòa không khí, máy sấy,…
Cảm biến độ ẩm dẫn nhiệt
Nguyên lý hoạt động: Cảm biến độ ẩm dẫn nhiệt hoạt động dựa trên cơ chế so sánh sự chênh lệch kết quả độ ẩm thu được từ 2 môi trường ẩm & khô, thông qua việc tấm nhiệt điện trở tiếp xúc với không khí bên ngoài. Từ sự chênh lệch kết quả đo độ ẩm giữa 2 môi trường ẩm & khô để xác định kết quả đo.
Ưu – nhược điểm:
- Thích hợp với môi trường có nhiệt độ cao & tính ăn mòn cao
- Độ bền cao, hoạt động bền bỉ & ổn định trong thời gian khoảng 3 – 4 năm
- Cảm biến độ ẩm dẫn nhiệt có độ phân giải cao nhất trong các loại cảm biến độ ẩm trên thị trường hiện nay
- Có thể đưa ra kết quả đo sai nếu tiếp xúc với loại khí nào có đặc tính nhiệt khác với Nitơ
Ứng dụng: Cảm biến độ ẩm dẫn nhiệt được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực từ công nghiệp đến các sản phẩm gia dụng trong cuộc sống như: máy sấy, lò sấy quần áo,… được sử dụng rộng rãi trong ngành chế biến thực phẩm & dược phẩm để đo độ ẩm của các nguyên liệu, thành phần,… từ đó giúp điều chỉnh độ ẩm phù hợp.
Cách lựa chọn loại cảm biến độ ẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng
Để lựa chọn được loại cảm biến độ ẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng & môi trường làm việc, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố dưới đây:
- Độ chính xác: tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể, các loại cảm biến khác nhau sẽ có độ chính xác khác nhau
- Dải đo: lựa chọn loại cảm biến độ ẩm có dải đo phù hợp với điều kiện môi trường làm việc & yêu cầu của ứng dụng
- Tuổi thọ & Độ bền: ưu tiên chọn các loại cảm biến có tuổi thọ & độ bền cao, đặc biệt khi sử dụng trong môi trường khắc nghiệt
- Chi phí: cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng giữa chi phí đầu tư & hiệu quả mang lại
Top các loại cảm biến độ ẩm bán chạy tại ATPro
Tóm lại, cảm biến độ ẩm là thiết bị có vai trò đặc biệt quan trọng & không thể thiếu trong các lĩnh vực sản xuất cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại cảm biến độ ẩm khác nhau, mỗi loại sẽ có những ưu – nhược điểm riêng, đáp ứng từng nhu cầu sử dụng & môi trường ứng dụng khác nhau. Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết, bạn đã hiểu rõ hơn về các loại cảm biến độ ẩm phổ biến hiện nay & có thể lựa chọn được loại cảm biến phù hợp với nhu cầu.
>>> Xem thêm: Cảm Biến Độ Ẩm Là Gì? Nguyên Lý Hoạt Động Và Các Ứng Dụng Nổi Bật
Nếu cần hỗ trợ tư vấn cụ thể hoặc giải đáp các câu hỏi liên quan, đừng ngần ngại, hãy gọi ngay cho ATPro qua số hotline phòng kinh doanh.
ATPro - Cung cấp phần mềm SCADA, quản lý điện năng, hệ thống gọi số, hệ thống xếp hàng, đồng hồ LED treo tường, đồng hồ đo lưu lượng nước, máy tính công nghiệp, màn hình HMI, IoT Gateway, đèn tín hiệu, đèn giao thông, đèn máy CNC, bộ đếm sản phẩm, bảng LED năng suất, cảm biến công nghiệp,...uy tín chất lượng giá tốt. Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.THAM KHẢO TOP 10 SẢN PHẨM BÁN CHẠY TẠI ATPro
Bài viết liên quan
Ứng Dụng Cảm Biến Áp Suất Trong Hệ Thống Công Nghiệp Hiện Đại
Có thể nói, cảm biến áp suất là một thành phần không thể thiếu, giúp [...]
Th11
Hướng Dẫn Cách Lắp Đặt Và Bảo Dưỡng Cảm Biến Quang Hiệu Quả, Đơn Giản
Cảm biến quang là thiết bị quan trọng trong các hệ thống tự động hóa, [...]
Th11
Tích Hợp Cảm Biến Độ Ẩm Trong Các Thiết Bị IoT Mang Lại Những Lợi Ích Gì?
Trong kỷ nguyên công nghệ số, Internet vạn vật (IoT) đang thay đổi cách chúng [...]
Th11
Bạn Đã Biết Cách Hiệu Chuẩn Cảm Biến Nhiệt Độ Để Đảm Bảo Độ Chính Xác?
Hiệu chuẩn cảm biến nhiệt độ là bước quan trọng để đảm bảo thiết bị [...]
Th11
Cảm Biến Áp Suất Là Gì? Các Loại Cảm Biến Áp Suất Phổ Biến Hiện Nay
Cảm biến áp suất là thiết bị có vai trò quan trọng trong nhiều ngành [...]
Th11
Hướng Dẫn Cách Hiệu Chuẩn Cảm Biến Độ Ẩm Để Đạt Độ Chính Xác Cao
Cảm biến độ ẩm là thiết bị quan trọng trong nhiều ngành & lĩnh vực [...]
Th11