Giới Thiệu Các Loại Cảm Biến Nhiệt Độ Phổ Biến Và Ứng Dụng Của Chúng

Các loại cảm biến nhiệt độ phổ biến và ứng dụng của chúng

Cảm biến nhiệt độ được biết đến là thiết bị đo lường & giám sát nhiệt độ trong nhiều ứng dụng khác nhau, đóng vai trò quan trọng trong các ngành công nghiệp, sản xuất, y tế & nhiều lĩnh vực khác. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, các loại cảm biến nhiệt độ ngày càng được cải tiến, đảm bảo độ chính xác & hiệu quả trong quá trình đo lường. Trong nội dung bài viết hôm nay, hãy cùng ATPro tìm hiểu các loại cảm biến nhiệt độ phổ biến và ứng dụng của chúng.

Cảm biến nhiệt độ và những thông tin cơ bản bạn cần biết

Cảm biến nhiệt độ là thiết bị đo lường được dùng để phát hiện & ghi lại nhiệt độ trong môi trường hoặc vật thể. Sau đó, chuyển đổi thông tin nhiệt độ thành tín hiệu điện tử để hiển thị, giám sát hoặc điều khiển các hệ thống liên quan. Cảm biến nhiệt độ hoạt động dựa trên nhiều nguyên lý khác nhau, phụ thuộc vào loại cảm biến cụ thể. 

Cảm biến nhiệt độ là thiết bị đo lường được dùng để phát hiện & ghi lại nhiệt độ trong môi trường hoặc vật thể
Cảm biến nhiệt độ là thiết bị đo lường được dùng để phát hiện & ghi lại nhiệt độ trong môi trường hoặc vật thể

Ngày nay, cảm biến nhiệt độ được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành & lĩnh vực khác nhau như sản xuất, điện tử, y tế, hệ thống điều hòa không khí,… nhằm đảm bảo giám sát & điều khiển nhiệt độ 1 cách chính xác & hiệu quả. 

Tổng hợp các loại cảm biến nhiệt độ phổ biến và ứng dụng của chúng

Dưới đây là các loại cảm biến nhiệt độ phổ biến và ứng dụng của chúng:

Cảm biến nhiệt điện trở (RTD)

Cảm biến nhiệt điện trở (Resistance Temperature Detector) là thiết bị cảm biến hoạt động dựa trên nguyên lý thay đổi điện trở của vật liệu khi nhiệt độ thay đổi. Vật liệu phổ biến nhất được sử dụng trong cảm biến nhiệt điện trở là Platinum, lý do là vì Platinum có độ chính xác cao & ổn định với nhiệt độ. Các loại RTD phổ biến như PT100, PT1000 hiện được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng yêu cầu độ chính xác cao.

Cảm biến nhiệt điện trở RTD
Cảm biến nhiệt điện trở RTD

Ứng dụng của cảm biến nhiệt điện trở RTD:

  • Công nghiệp sản xuất: thiết bị được sử dụng để kiểm soát nhiệt độ trong các quy trình sản xuất công nghiệp như sản xuất hóa chất, luyện kim & trong các hệ thống HVAC
  • Nghiên cứu & phát triển: với độ chính xác cao, cảm biến nhiệt điện trở rất phổ biến trong các phòng thí nghiệm nghiên cứu & phát triển, nơi sự sai lệch nhiệt độ nhỏ cũng có thể ảnh hưởng lớn đến kết quả nghiên cứu
  • Y tế: cảm biến RTD thường được sử dụng trong các thiết bị y tế như máy theo dõi nhiệt độ cơ thể

Cặp nhiệt điện (Thermocouple)

Thermocouple hoạt động dựa trên hiệu ứng Seebeck, trong đó sự khác biệt nhiệt độ giữa 2 vật liệu kim loại khác nhau sẽ tạo ra 1 lớp điện áp. Các loại cặp nhiệt điện phổ biến hiện nay gồm có loại K, loại T, loại J & loại E được sử dụng tùy thuộc vào phạm vi nhiệt độ & độ chính xác theo yêu cầu. 

Cảm biến cặp nhiệt điện được sử dụng trong nhiều ngành & lĩnh vực
Cảm biến cặp nhiệt điện được sử dụng trong nhiều ngành & lĩnh vực

Ứng dụng của Thermocouple

  • Lò nung & công nghiệp sản xuất thép: Thermocouple loại K có khả năng chịu nhiệt độ rất cao, được sử dụng trong các lò nung & quy trình sản xuất thép
  • Điện tử & thiết bị điện: cặp nhiệt điện thường được sử dụng trong các ứng dụng cần đo nhiệt độ ở mức rất cao & tốc độ phản hồi nhanh 

Cảm biến nhiệt độ bán dẫn 

Cảm biến nhiệt độ bán dẫn sử dụng đặc tính của chất bán dẫn để đo nhiệt độ. Thiết bị có kích thước khá nhỏ, tiêu thụ ít năng lượng & dễ dàng tích hợp vào các hệ thống điện tử. 

Cảm biến nhiệt độ bán dẫn sử dụng đặc tính của chất bán dẫn để đo nhiệt độ
Cảm biến nhiệt độ bán dẫn sử dụng đặc tính của chất bán dẫn để đo nhiệt độ

Ứng dụng của cảm biến nhiệt độ bán dẫn:

  • Thiết bị điện tử tiêu dùng: cảm biến nhiệt độ bán dẫn được dùng trong các thiết bị điện tử tiêu dùng như máy tính xách tay, điện thoại di động,… để kiểm soát nhiệt độ của bộ vi xử lý
  • Ứng dụng IoT: nhờ sở hữu kích thước nhỏ & tiêu thụ năng lượng thấp, loại cảm biến này được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị IoT để theo dõi & kiểm soát nhiệt độ môi trường 

Cảm biến nhiệt hồng ngoại (IR)

Cảm biến IR hoạt động dựa trên quá trình phát hiện bức xạ hồng ngoại do vật thể phát ra. Tất cả vật thể ở nhiệt độ cao hơn 0 K đều sẽ phát ra bức xạ hồng ngoại & cảm biến IR có khả năng đo lường sự phát ra này để tính toán mức nhiệt độ mà không cần tiếp xúc trực tiếp.

Cảm biến nhiệt hồng ngoại IR
Cảm biến nhiệt hồng ngoại IR

Ứng dụng của cảm biến nhiệt hồng ngoại IR:

  • Kiểm tra nhiệt độ từ xa: cảm biến IR được sử dụng để đo nhiệt độ từ xa, chẳng hạn như trong quy trình kiểm tra nhiệt độ trên các bề mặt nóng mà không cần tiếp xúc trực tiếp
  • Y tế: trong các ứng dụng y tế, cảm biến IR thường được sử dụng trong nhiệt kế hồng ngoại để đo nhiệt độ cơ thể từ xa, đặc biệt ở 2 vị trí trán & tai 

Top các loại cảm biến nhiệt độ bán chạy tại ATPro

Cảm biến nhiệt độ đóng vai trò quan trọng trong nhiều ngành & lĩnh vực khác nhau. Hiểu rõ các loại cảm biến nhiệt độ & cách chúng hoạt động giúp bạn lựa chọn chính xác loại cảm biến cho từng ứng dụng cụ thể, góp phần nâng cao hiệu quả & độ chính xác trong quá trình giám sát & kiểm soát nhiệt độ. Hy vọng sau khi theo dõi toàn bộ nội dung bài viết, bạn đã có cái nhìn tổng quan & chi tiết về các loại cảm biến nhiệt độ phổ biến cũng như ứng dụng của chúng trong cuộc sống hiện nay. 

Nếu cần hỗ trợ tư vấn cụ thể, đừng ngại hãy nhấc máy & gọi ngay cho chúng tôi theo số hotline phòng kinh doanh.

THAM KHẢO TOP 10 SẢN PHẨM BÁN CHẠY TẠI ATPro

ATPro việt nam

ATPro - Cung cấp phần mềm SCADA, tủ điện công nghiệp, đồng hồ LED điện tử, đồng hồ nước điện tử, máy đo lưu lượng, van công nghiệp, máy tính công nghiệp, màn hình cảm ứng HMI, IoT GATEWAY công nghiệp, đèn cảnh cáo tín hiệu, bộ đếm sản phẩm, bảng led năng suất, cảm biến công nghiệp...uy tín chất lượng giá tốt. Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

Cảm Biến Áp Suất Là Gì? Các Loại Cảm Biến Áp Suất Phổ Biến Hiện Nay

Cảm biến áp suất là thiết bị có vai trò quan trọng trong nhiều ngành [...]

Hướng Dẫn Cách Hiệu Chuẩn Cảm Biến Độ Ẩm Để Đạt Độ Chính Xác Cao

Cảm biến độ ẩm là thiết bị quan trọng trong nhiều ngành & lĩnh vực [...]

Cách Hiệu Chuẩn Cảm Biến Quang Để Đạt Độ Chính Xác Cao Có Thể Bạn Chưa Biết

Cảm biến quang là thiết bị có vai trò quan trọng trong các ngành công [...]

Ứng Dụng Cảm Biến Quang Trong Hệ Thống Kiểm Tra Chất Lượng Sản Phẩm

Trong công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào các dây chuyền [...]

Tổng Hợp Các Ứng Dụng Cảm Biến Quang Trong Hệ Thống Tự Động Hóa

Trong thời đại công nghiệp 4.0, hệ thống tự động hóa trở thành xu hướng [...]

So Sánh Cảm Biến Quang Và Cảm Biến Tiệm Cận: Ưu – Nhược Điểm, Ứng Dụng

Trong tự động hóa công nghiệp, cảm biến là thiết bị có vai trò vô [...]