Trong các ngành công nghiệp hiện đại, đo mức vật liệu như chất lỏng, chất rắn, bột, hạt trong bồn chứa, bể chứa hoặc silo là vô cùng quan trọng, nhằm đảm bảo quy trình sản xuất an toàn, chính xác & hiệu quả. Một trong những công nghệ được sử dụng phổ biến & có độ chính xác cao hiện nay là cảm biến đo mức radar. Vậy cảm biến đo mức radar là gì? Thiết bị có cấu tạo, nguyên lý hoạt động & ứng dụng như thế nào? Hãy cùng ATPro tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết hôm nay.
Cảm biến đo mức radar là gì?
Cảm biến đo mức radar (Radar Level Sensor) là thiết bị sử dụng sóng radar để đo khoảng cách từ cảm biến đến bề mặt vật liệu cần đo, nhằm xác định mức chất lỏng, chất rắn trong bể, bồn chứa hay silo. Cảm biến đo mức radar không cần tiếp xúc trực tiếp với chất cần đo, do vậy rất phù với môi trường khắc nghiệt (nhiệt độ cao, áp suất cao, bụi bẩn, ăn mòn,…).
Xem nhanh top 12 cảm biến công nghiệp tốt được nhiều người tin dùng tại ATPro
Cảm biến đo mức radar có cấu tạo như thế nào?
Cảm biến đo mức radar được cấu tạo từ các bộ phận sau:
Ăng-ten (Antenna)
Là bộ phận phát & thu tín hiệu sóng radar. Tùy theo thiết kế, cảm biến có thể sử dụng các loại ăng-ten như như ống dẫn sóng, hình nón hoặc dạng thanh. Ăng-ten đóng vai trò quyết định đến phạm vi đo & độ chính xác.
Bộ phát sóng radar
Phát ra sóng điện từ (ở tần số cao) về phía bề mặt vật liệu cần đo. Sóng radar sau đó phản xạ lại khi gặp bề mặt chất liệu & được thu lại bởi chính cảm biến.
Bộ xử lý tín hiệu
Bộ xử lý tín hiệu tiếp nhận sóng phản hồi & tính toán thời gian phản xạ để xác định khoảng cách. Từ đó, xác định mức chất trong các bể, bồn chứa hay silo.
Vỏ bảo vệ
Vỏ bảo vệ cảm biến đo mức radar được làm từ các vật liệu chịu nhiệt, chống ăn mòn, thường là nhôm, thép không gỉ hoặc nhựa PTFE,… giúp bảo vệ các bộ phận bên trong khỏi môi trường bên ngoài.
Bộ giao tiếp tín hiệu
Bộ giao tiếp tín hiệu bao gồm các cổng tín hiệu như Modbus, analog (4-20mA), Profibus, HART hoặc giao tiếp không dây (Bluetooth, WirelessHART) giúp truyền dữ liệu đến hệ thống điều khiển trung tâm (PLC, SCADA,…).
Nguyên lý hoạt động của cảm biến đo mức radar
Cảm biến đo mức radar hoạt động dựa trên nguyên lý thời gian phản xạ sóng radar. Cụ thể như sau:
– Cảm biến phát ra sóng radar (sóng điện từ) từ ăng-ten hướng xuống bề mặt chất cần đo
– Sóng radar khi gặp bề mặt vật liệu sẽ phản xạ lại & quay trở lại cảm biến
– Thiết bị đo thời gian từ lúc phát đến lúc nhận sóng phản xạ trở về
– Từ thời gian đo được & vận tốc sóng radar, cảm biến tính ra khoảng cách
– Mức chất trong bồn chứa/bể chứa/silo được xác định bằng cách lấy chiều cao tổng trừ khi khoảng cách đo được
Công thức tính: Mức đo = Chiều cao bồn chứa – Khoảng cách từ cảm biến đến bề mặt chất liệu
Nhờ hoạt động bằng sóng điện từ, thế nên cảm biến đo mức radar không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, áp suất, hơi nước, bụi hoặc đặc tính hoá học của chất liệu, từ đó đảm bảo độ chính xác cao trong nhiều điều kiện khác nhau.
Các ứng dụng của cảm biến đo mức radar
Nhờ tính linh hoạt & độ chính xác cao, ngày nay, cảm biến đo mức radar được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau:
Hoá chất & Dầu khí
– Đo mức chất lỏng ăn mòn như kiềm, axit,…
– Đo mức dầu & xăng trong các bồn, bể chứa lớn
Thực phẩm & Đồ uống
– Giám sát mức nguyên liệu lỏng như nước, sữa, rượu, bia,…
– Ứng dụng trong bồn chứa có nhiệt độ cao & áp suất lớn
Cấp thoát nước
– Giám sát mức nước trong bể chứa, hồ chứa & các trạm bơm
– Cảnh báo tình trạng tràn bồn, kiểm soát lưu lượng
Nhà máy điện & Công nghiệp nặng
– Đo mức dầu bôi trơn, nước ngưng tụ trong tua bin, nước làm mát,…
– Ứng dụng trong các hệ thống giám sát tự động hoá
Ngành xi măng, xây dựng, khai khoáng
– Đo mức xi măng, cát, đá, than trong silo
– Chịu được môi trường bụi bẩn, rung động,…
Cảm biến đo mức radar là giải pháp tiên tiến, hiệu quả & đáng tin cậy trong việc đo mức chất lỏng, rắn, bột trong các bồn chứa công nghiệp. Với độ chính xác cao, khả năng làm việc trong môi trường khắc nghiệt & tính linh hoạt trong các ứng dụng, thiết bị trở thành lựa chọn hàng đầu trong các hệ thống giám sát & điều khiển tự động hoá.
>>> Xem thêm: Cảm Biến Báo Mức Và Ứng Dụng Trong Công Nghiệp Hiện Đại
Qua những chia sẻ của ATPro trong bài viết, hy vọng bạn đã hiểu rõ cảm biến đo mức radar là gì cũng như nắm được cấu tạo, nguyên lý hoạt động & các ứng dụng nổi bật của thiết bị trong thực tiễn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số hotline phòng kinh doanh.
Tham khảo ngay các sản phẩm đang được bán chạy nhất tại ATPro
ATPro - Cung cấp phần mềm SCADA, MES, quản lý điện năng, hệ thống gọi số, hệ thống xếp hàng, đồng hồ LED treo tường, đồng hồ đo lưu lượng, máy tính công nghiệp, màn hình HMI, IoT Gateway, đèn tín hiệu, đèn giao thông, đèn máy CNC, bộ đếm sản phẩm, bảng LED năng suất, cảm biến công nghiệp,...uy tín chất lượng giá tốt. Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.
Bài viết liên quan
Cảm Biến Vân Tay Là Gì? Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Cảm Biến Vân Tay
Trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ, sử dụng các thiết bị nhận [...]
Th7
[Hỏi – Đáp]: Cảm Biến Vật Cản Hồng Ngoại Hoạt Động Như Thế Nào?
Cảm biến vật cản hồng ngoại là một trong những loại cảm biến phổ biến [...]
Th7
Cảm Biến Nhiệt Độ Hồng Ngoại Không Tiếp Xúc Là Gì? Nguyên Lý, Ứng Dụng
Trong bối cảnh công nghiệp hiện đại & yêu cầu kiểm soát chất lượng ngày [...]
Th7
Cảm Biến Báo Mức Và Ứng Dụng Trong Công Nghiệp Hiện Đại
Giám sát & điều khiển mức chất lỏng/chất rắn trong các bể chứa, silo, bồn [...]
Th7
Tầm Quan Trọng Của Thiết Bị Cảm Biến Trong Nhà Máy
Trong kỷ nguyên công nghiệp 4.0, nơi tự động hóa & số hóa đóng vai [...]
Th7
Cảm Biến Khí Là Gì ? Phân Loại Và Ứng Dụng Của Cảm Biến Khí
Trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ, kiểm soát & giám sát chất [...]
Th7