Đèn giao thông là gì? mua ở đâu giá rẻ uy tín

Đèn tín hiệu giao thông và đèn giao thông

Trong cuộc sống hiện nay, chúng ta dễ dàng nhìn thấy những cột đèn tín hiệu đặt tại các ngã ba, ngã tư, tại các đường ga tàu, bến phà,… để điều khiển giao thông, đảm bảo an toàn cho các phương tiện và giảm tình trạng ùn tắc vào giờ cao điểm. Vậy đèn giao thông là gì? Hiện có những loại đèn giao thông nào? Mời bạn cùng ATPro tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây.

Đèn giao thông là gì?

Đèn giao thông hay đèn tín hiệu giao thông là một thiết bị chuyên dùng để điều khiển giao thông ở những giao lộ có lượng phương tiện lưu thông lớn. Đèn giao thông là thiết bị có vai trò quan trọng, không chỉ đảm bảo an toàn cho các phương tiện khi tham gia giao thông mà còn giúp giảm tình trạng ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm. Hiện nay, đèn tín hiệu giao thông thường được lắp ở các ngã ba, ngã tư, bến phà, đường ga tàu hoặc trên vỉa hè. 

Đèn giao thông - một trong những loại đèn báo có vai trò quan trọng
Đèn giao thông – một trong những loại đèn báo có vai trò quan trọng

Tìm hiểu lịch sử ra đời của đèn tín hiệu giao thông

Có thể bạn chưa biết, lịch sử của đèn giao thông bắt nguồn từ chiếc đèn tín hiệu dành cho tàu hỏa (tháng 10/1868). Lúc đầu, đèn tín hiệu được thắp sáng bằng khí gas và cần có người điều khiển. Ở thời điểm đó, đèn tín hiệu giao thông chưa có đèn vàng, thay vào đó là một chiếc còi. 

Ban đầu, người ta đặt hệ thống đèn tín hiệu ngay bên tòa nhà Quốc hội Anh ở Luân Đôn, mục đích để báo hiệu cho những đoàn tàu đi qua. Trên cây cột hình khuỷu có 2 chiếc đèn: 1 đèn màu đỏ – các phương tiện giao thông phải dừng lại và 1 đèn màu xanh – cảnh báo chú ý. 

Tháng 8/1914, công ty về tín hiệu đèn giao thông ra đời tại Mỹ & chịu trách nhiệm lắp đèn tại các ngã tư bang Ohio. Tuy nhiên, lúc đó đèn tín hiệu vẫn chưa có đèn vàng nên khi chuyển trạng thái, cảnh sát phải bấm chiếc còi hú vang để thông báo cho các lái xe biết. 

Lịch sử ra đời của đèn tín hiệu giao thông
Lịch sử ra đời của đèn tín hiệu giao thông

Đến 1920, đèn giao thông mới có đủ 3 màu: đỏ, vàng, xanh (được sĩ quan cảnh sát Williams Post, sống tại Detroit sáng chế). Năm 1923, Gerrette Morgan được nhận bằng phát minh ra đèn tín hiệu giao thông, mặc dù ông không phải là người trực tiếp sáng chế ra. 

Năm 1950, đèn tín hiệu được sử dụng rộng rãi ở Canada và phát triển nhanh chóng trên toàn thế giới. Ngày nay, hệ thống đèn giao thông hiện đại hơn, có nhiều tính năng hơn. 

Xem nhanh top 6 đèn giao thông tốt được nhiều người tin dùng tại ATPro

Các loại đèn giao thông

Đèn giao thông được phân thành nhiều loại khác nhau: đèn giao thông dành cho đường sắt, đường bộ, đường thủy,… Mỗi loại đèn giao thông sẽ mang 1 ý nghĩa và đảm nhiệm các chức năng khác nhau. Thông thường, người ta thường phân loại theo màu đèn & ký hiệu bên trong của thiết bị. Cụ thể như sau:

Đèn giao thông cho các phương tiện lưu thông trên đường bộ 

Theo tiêu chuẩn chung, đèn giao thông dành cho xe cộ sử dụng 3 màu chính: đỏ, vàng, xanh và được sắp xếp theo thứ tự từ trên xuống (nếu lắp dọc) hoặc đèn xanh hướng về phía vỉa hè (trong trường hợp lắp ngang).

Đèn đỏ: Khi đèn sáng, tất cả các phương tiện đang di chuyển phải dừng lại trước vạch dừng (trừ trường hợp xe được quyền đi tiếp theo đèn phụ/biển báo phụ). Lúc này, người đi bộ được phép sang đường.

Đèn vàng: Đánh dấu sự thay đổi tín hiệu từ đèn đỏ sang xanh hoặc ngược lại. Nếu đèn vàng bật sau đèn xanh nghĩa là xe chuẩn bị dừng lại, nếu bật sau đèn đỏ nghĩa là xe chuẩn bị được phép đi. Trong trường hợp chỉ có 1 đèn vàng sáng nhấp nháy thì người điều khiển xe vẫn được đi nhưng cần chú ý quan sát.

Đèn xanh: Báo hiệu các phương tiện tham gia giao thông được phép đi, đồng thời người đi bộ không được sang đường. 

Đèn giao thông thường được lắp đặt tại các ngã ba, ngã tư
Đèn giao thông thường được lắp đặt tại các ngã ba, ngã tư

Đèn giao thông cho người đi bộ 

Tín hiệu đèn giao thông trên thế giới dành cho người đi bộ sử dụng 2 màu: đỏ & xanh. Đèn đỏ được lắp ở trên và đèn xanh lắp ở dưới (theo chiều dọc) hoặc đèn đỏ ở bên trái, đèn xanh ở bên phải/đèn đỏ ở bên phải, đèn xanh ở bên trái (nếu lắp theo chiều ngang).

Đèn đỏ: Khi đèn sáng, người đi bộ không được sang đường & phải đứng trên vỉa hè.

Đèn xanh: Khi đèn sáng, cho phép người đi bộ sang đường.

Đèn giao thông dành cho người đi bộ
Đèn giao thông dành cho người đi bộ

Đèn đếm lùi 

Loại đèn này thường được lắp đặt bổ sung bên cạnh đèn chính. Đèn đếm lùi hiển thị bằng 1 con số đếm ngược với các màu sắc khác nhau. Khi đèn đếm về 0, lập tức chuyển màu đèn chính (đỏ, xanh, vàng). Đèn đếm lùi có thể có số 0 ở hàng chục hoặc có thể không có.

Như vậy bài viết trên đây đã giới thiệu đến quý bạn đọc những thông tin cơ bản về đèn tín hiệu giao thông khái niệm, lịch sử hình thành và các loại đèn giao thông được sử dụng rộng rãi hiện nay.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ trực tiếp số hotline để được hỗ trợ giải đáp cụ thể trong thời gian sớm nhất.

Tham khảo ngay các sản phẩm đang được bán chạy nhất tại ATPro

ATPro việt nam

ATPro - Cung cấp phần mềm SCADA, quản lý điện năng, hệ thống gọi số, hệ thống xếp hàng, đồng hồ LED treo tường, đồng hồ đo lưu lượng nước, máy tính công nghiệp, màn hình HMI, IoT Gateway, đèn tín hiệu, đèn giao thông, đèn máy CNC, bộ đếm sản phẩm, bảng LED năng suất, cảm biến công nghiệp,...uy tín chất lượng giá tốt. Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

So sánh đèn giao thông LED và đèn giao thông thông thường chi tiết

Đèn giao thông là thiết bị điều tiết phương tiện, đèn giao thông giúp giảm [...]

Cách Lắp Đặt Và Bảo Trì Đèn Giao Thông Đúng Cách

Đèn giao thông là một phần không thể thiếu trong việc đảm bảo an toàn [...]

Cách Chọn Mua Đèn Tháp Chất Lượng Cao

Việc chọn mua đèn tháp chất lượng cao, đáp ứng đúng nhu cầu sử dụng. [...]

Những Sai Lầm Phổ Biến Khi Sử Dụng Đèn Tháp Và Cách Khắc Phục

Đèn tháp được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy, xí nghiệp, và môi [...]

Các Thương Hiệu Nổi Tiếng Đèn Tháp Tại Việt Nam

Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ và kỹ thuật, đèn tháp LED [...]

Xu Hướng Công Nghệ Trong Sản Xuất Đèn Tháp Hiện Đại

Hệ thống đèn tháp báo hiệu là thiết bị không thể thiếu trong các nhà [...]