Paid Search là gì? Khác nhau giữa Paid Search và Organic Search

Paid Search là gì?

Để SEO các nội dung trên đa nền tảng gần với từ khóa tìm kiếm của người dùng cần phải mất thời gian khá dài. Một cách tối ưu hiệu quả tiếp thị, rút ngắn thời gian được gọi là Paid Search. Tuy nhiên cách này cần trả phí để nội dung của mình nằm trong khoảng chú ý đầu tiên. Trong bài viết này, ATPro Corp sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quát và chi tiết về Paid Search là gì? Điểm khác biệt giữa Paid Search và Organic Search. Và tầm quan trọng của Paid Search đối với lĩnh vực Digital Marketing.

Tìm hiểu khái niệm Paid Search là gì?

Paid search (hay còn được gọi là tìm kiếm trả phí). Đây là một loại hình quảng cáo mà các chủ website phải trả chi phí quảng cáo. Sẽ dựa trên số lượng nhấp chuột trên quảng cáo và hiển thị ở vị trí đầu của bảng kết quả tìm kiếm.

Với công cụ tìm kiếm này sẽ làm cho người sử dụng xác định kết quả tìm kiếm một cách tự nhiên nhất. Nhằm thúc đẩy nhiều lượng truy cập vào website. Paid Search gồm các loại hình thức thanh toán khác nhau. Chẳng hạn như:

  • CPC (Cost Per Click nghĩa là chi phí trên mỗi lượt nhấp chuột),
  • CPM (Cost Per Mille nghĩa là chi phí trên mỗi nghìn lượt hiển thị), 
  • CPA (Cost Per Action nghĩa là chi phí cho mỗi lần hành động).
  •  PPC (Pay Per Click) là hình thức được sử dụng rộng rãi và gắn liền với CPC  cho mỗi lần nhấp chuột. 

Hình thức quảng cáo Hệ thống giám sát nhiệt độ độ ẩm của trang web ATPro Corp dựa trên hình thức Paid search.

Các thành phần tạo nên Paid Search là gì?

Đấu thầu từ khóa (Keyword Bidding):

Đây là quá trình mà các nhà quảng cáo cạnh tranh để hiển thị quảng cáo của họ khi người dùng tìm kiếm các từ khóa liên quan. Các đấu thầu có thể được thực hiện tự động hoặc thủ công, và người quảng cáo sẽ chi trả số tiền xác định mỗi lần người dùng nhấp vào quảng cáo của họ.

Tiện ích quảng cáo (Ad Extensions):

Là các phần mở rộng của quảng cáo chính, giúp cung cấp thông tin bổ sung và tăng cường hiệu quả của quảng cáo. Các tiện ích quảng cáo có thể bao gồm mở rộng liên kết, mở rộng văn bản, mở rộng số điện thoại, địa chỉ,….

Tìm điểm chất lượng(Quality Score):

Là một hệ thống đánh giá của Google để đo lường chất lượng của quảng cáo, từ khóa, và landing page. Tìm điểm chất lượng ảnh hưởng đến vị trí quảng cáo và chi phí mỗi nhấp chuột (CPC). Điểm cao hơn có thể giảm chi phí và tăng vị trí.

Landing Page:

Là trang web mà người dùng được chuyển hướng đến khi nhấp vào quảng cáo. Trang đích nên cung cấp thông tin liên quan và hấp dẫn, cũng như khuyến khích chuyển đổi (ví dụ: mua hàng, điền mẫu, đăng ký).

Chọn lựa từ khóa trong quảng cáo:

Là quá trình lựa chọn các từ khóa phù hợp và có liên quan để mục tiêu người dùng mục đích. Tăng cường khả năng hiển thị quảng cáo cho đúng đối tượng.

Điểm giống và khác nhau giữa Paid Search và Organic Search

Paid search và organic search là hai chiến lược tìm kiếm trực tuyến khác nhau. Các doanh nghiệp thường sử dụng để tăng cường hiện diện của họ trên trang kết quả tìm kiếm. 

Giống nhau:

  • Việc thực hiện Paid search và organic search nhằm mục đích tiếp cận và tăng lượt truy cập cho web.
  • Người dùng tìm kiếm từ khóa để hiển thị quảng cáo hoặc kết quả tìm kiếm.
  • Tăng khả năng tiếp cận của khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

Khác nhau:

Paid Search Organic Search
Chi phí quảng cáo có  không
Thời gian hiển thị nội dung đứng top Hiển thị ngay sau khi thiết lập quảng cáo Phải cần một thời gian để xây dựng.
Vị trí  Xuất hiện những vị trí đầu tiên trên kết quả tìm kiếm. Xuất hiện ở các vị trí xếp hạng tự nhiên (tuỳ theo độ mạnh của SEO) trên kết quả tìm kiếm.
CTR- Tỷ lệ nhấp chuột Cao hơn. Do hiển thị ở những vị trí top đầu Thấp hơn. Do vị trí xếp hạng tự nhiên
Tính ổn định  Sẽ có thay đổi khi ngừng quảng cáo Sẽ ổn định hơn khi duy trì thứ hạng tự nhiên.
Hiệu quả  Có thể hiệu quả đạt được ngay lập tức  Phải cần một khoảng thời gian. Vì phụ thuộc vào thứ tự xếp hạng và tối ưu hoá web. 

Tùy thuộc vào mục tiêu của chiến lược marketing mà mỗi doanh nghiệp sẽ chọn Paid search hay Organic search. Hoặc là sử dụng song song cả 2 hình thức cùng lúc. 

Tại sao trong các chiến lược phát triển Marketing nên chọn Paid Search?

Paid Search mang lại sự nhanh chóng và hiệu quả. Bằng cách đưa quảng cáo của doanh nghiệp trực tiếp đến đối tượng mục tiêu đang tìm kiếm. Giúp tăng cơ hội thu hút sự chú ý từ phía khách hàng tiềm năng và tăng khả năng chuyển đổi. Điều này đã giúp Paid Search trở thành một công cụ mạnh mẽ trong việc tối ưu hóa chiến lược quảng cáo. Và đáp ứng nhanh chóng đến những thay đổi trên thị trường.

Không chỉ là phương tiện quảng cáo linh hoạt, Paid Search còn mang lại sự kiểm soát lớn đối với ngân sách quảng cáo. Cho phép đặt ngân sách hàng ngày hoặc hàng tháng, giúp kiểm soát chi phí quảng cáo. Và tối ưu hóa hiệu suất dựa trên dữ liệu thực tế đã thu thập được. Chiến lược này cũng cho phép đánh giá kết quả một cách chính xác thông qua các công cụ theo dõi chuyển đổi.

Một ưu điểm quan trọng khác của Paid Search là khả năng tập trung vào đối tượng mục tiêu. Thông qua việc chọn lựa từ khóa chính xác và các nhóm quảng cáo liên quan. Điều này giúp tối ưu hóa hiệu quả chiến dịch và đảm bảo quảng cáo được hiển thị cho đúng đối tượng. Góp phần tăng cơ hội thu hút khách hàng quan tâm đến sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp.

Tham khảo: Training là gì? Các hình thức training phổ biến nhất hiện nay

Lời kết

Tóm lại, trong chiến lược phát triển Digital marketing, việc chọn Paid Search không chỉ mang lại hiệu suất ngay lập tức. Mà còn giúp doanh nghiệp duy trì tính linh hoạt, kiểm soát ngân sách, và tập trung vào đối tượng mục tiêu một cách hiệu quả.

Bài viết này ATPro tổng hợp những kiến thức về Paid Search là gì? Điểm khác biệt giữa Paid Search và Organic Search. Và tầm quan trọng của Paid Search đối với lĩnh vực Digital Marketing. Hy vọng nội dung này sẽ mang lại những thông tin hữu ích. Đừng quên theo dõi và truy cập website của ATPro để cập nhập kiến thức hay mỗi ngày bạn nhé!

THAM KHẢO TOP 10 SẢN PHẨM BÁN CHẠY TẠI ATPro

ATPro việt nam

ATPro - Cung cấp phần mềm SCADA, quản lý điện năng, hệ thống gọi số, hệ thống xếp hàng, đồng hồ LED treo tường, đồng hồ đo lưu lượng nước, máy tính công nghiệp, màn hình HMI, IoT Gateway, đèn tín hiệu, đèn giao thông, đèn máy CNC, bộ đếm sản phẩm, bảng LED năng suất, cảm biến công nghiệp,...uy tín chất lượng giá tốt. Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

Sitemap Là Gì? Tìm Hiểu Lý Do Tại Sao Website Bán Hàng Cần Có Sitemap?

Trong thời đại công nghệ số phát triển, mô hình kinh doanh trực tuyến trở [...]

FAQ Là Gì? Vai Trò Quan Trọng Và Cách Tạo Trang FAQ Cho Website Đơn Giản

FAQ là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trên các trang mạng hiện [...]

Procurement Là Gì? Sự Khác Nhau Cơ Bản Giữa Procurement Và Purchasing

Procurement là thuật ngữ quen thuộc, được nhắc đến & sử dụng phổ biến trong [...]

Distribution Là Gì? Vai Trò Quan Trọng Của Distribution Trong Marketing

Distribution là 1 khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực marketing mà bất kỳ marketer [...]

EBIT Là Gì? Chỉ Số EBIT Có Vai Trò Gì Trong Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp?

Phân tích tài chính doanh nghiệp là hoạt động vô cùng quan trọng, giúp nhà [...]

Nhãn Hiệu Là Gì? Sự Khác Nhau Cơ Bản Giữa Nhãn Hiệu Và Thương Hiệu

Hiện nay, vẫn có rất nhiều người nhầm tưởng nhãn hiệu với thương hiệu là [...]