Tìm Hiểu Sự Khác Nhau Giữa Van Bi Điều Khiển Điện Và Van Điện Từ

Sự khác nhau giữa van bi điều khiển điện và van điện từ

Điểm chung của van bi điều khiển điện và van điện từ là đều sử dụng nguồn năng lượng điện để thực hiện đóng/mở cửa van và kiểm soát dòng chảy lưu chất tự động. Tuy nhiên, van bi điện và van điện từ sẽ có những ưu điểm và tính năng hoàn toàn khác nhau, phù hợp với từng môi trường và hệ thống cụ thể. Mời bạn cùng ATPro tìm hiểu sự khác nhau giữa van bi điều khiển điện và van điện từ để hiểu rõ hơn về từng loại van qua nội dung bài viết hôm nay nhé!

Giới thiệu sơ lược van bi điều khiển điện là gì?

Van bi điều khiển điện (tên trong tiếng anh Electric control ball valve) hay còn gọi là van bi điện, van bi điều khiển bằng điện, van bi đóng mở bằng điện được định nghĩa như sau:

thiết bị ngành nước thường được sử dụng để lắp đặt trong các hệ thống đường ống dẫn chất lỏng, khí, hơi,… Van bi điện có nhiệm vụ đóng/mở và điều tiết lưu lượng dòng chảy đi qua van tới các hệ thống khác trên đường ống. Nhờ khả năng hoạt động độc lập & vận hành đóng/mở tự động mà không cần sử dụng đến sức người. Ngày nay, van bi điều khiển bằng điện được sử dụng rất nhiều trong các ngành công nghiệp tự động hóa và các hệ thống liên quan đến chất lỏng, chất khí, hóa chất ăn mòn. 

Các dòng van bi điều khiển bằng motor điện được sử dụng phổ biến hiện nay
Các dòng van bi điều khiển bằng motor điện được sử dụng phổ biến hiện nay

Tìm hiểu chung van điện từ là gì?

Solenoid valve dịch sang tiếng việt có nghĩa là van điện từ. Đây là một loại van công nghiệp sử dụng năng lượng điện để tạo ra từ trường thông qua cuộn coil điện giúp đóng/mở, ngăn chặn hoặc cho phép dòng chảy lưu chất đi qua van và kiểm soát dòng chảy đó một cách dễ dàng và chính xác. Van điện từ có thời gian đóng/mở siêu nhanh, chỉ cần cấp điện là van đã thực hiện xong quy trình đóng hoặc mở. 

Van điện từ chủ yếu được sử dụng trong các hệ thống yêu cầu tốc độ đóng/mở nhanh, ví dụ như: hệ thống xử lý nước, nhà máy sản xuất đồ uống – nước giải khát, nhà máy chế biến thực phẩm,…

Van điện từ
Van điện từ – Thiết bị ngành nước được sử dụng trong nhiều hệ thống

So sánh sự khác nhau giữa van bi điều khiển điện và van điện từ 

Điểm giống nhau giữa van bi điều khiển điện & van điện từ

  • Van bi điều khiển điện và van điện từ hoạt động hiệu quả trong nhiều môi trường môi chất: nước, khí, hơi, xăng dầu,…
  • Cả 2 loại van này đều sử dụng dải điện áp 24V, 110V và 220V để điều khiển đóng/mở cửa van tự động 
  • Vận hành hoàn toàn tự động, không cần dùng đến sức người để điều khiển 
  • Khả năng đóng/mở, điều tiết dòng chảy lưu chất có độ chính xác cao
  • Đạt tiêu chuẩn IP67 và IP8, giúp van hoạt động ổn định trong môi trường nước
  • Thiết kế chắc chắn, dễ dàng lắp đặt, bảo trì định kỳ hoặc thay mới
  • Giá thành phải chăng, phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng 

Sự khác nhau giữa van bi điều khiển điện & van điện từ

Về cấu tạo

Bộ điều khiển: Van bi điện được thiết kế có bộ điều khiển motor điện giúp đóng/mở van tự động. Còn van điện từ thiết kế có cuộn coil điện tạo nên lực hút giúp đĩa van nâng lên – hạ xuống để tự động đóng/mở cửa van.

Thân van: Bên trong thân van bi điều khiển điện có quả bi kim loại tròn, đục lỗ xuyên tâm cho phép hoặc ngăn chặn dòng chảy lưu thông qua van. Van điện từ bên trong phần đĩa van được làm bằng cao su hoặc viton. 

Về nguyên lý vận hành

Van bi đóng mở bằng điện có 2 kiểu hoạt động chính là ON/OFF và tuyến tính. 

Van điện từ có 2 loại thông dụng là thường đóng (NC) và thường mở (NO).

Sự linh hoạt trong quá trình đóng/mở

Việc sử dụng cuộn coil điện tạo ra từ trường giúp thời gian đóng/mở van rất nhanh. Ngược lại, với van bi điện sử dụng motor quay để tạo ra chuyển động đóng/mở nên thời gian cho 1 hành trình đóng/mở mất khoảng 8 – 15 giây. 

Van điện từ có thời gian đóng/mở nhanh hơn van bi điều khiển điện
Van điện từ có thời gian đóng/mở nhanh hơn van bi điều khiển điện

Về kích thước

So về kích thước, van bi điều khiển bằng điện (DN15 – DN500) có kích thước lớn hơn van điện từ (DN15 – DN200). Cả 2 loại van này có sự đa dạng về kích cỡ nên có thể sử dụng để lắp đặt ở nhiều hệ thống khác nhau. 

Xem thêm: Phân Biệt Van Điều Khiển Tuyến Tính Và Van Điều Khiển ON OFF: Giống & Khác

Về kiểu kết nối với đường ống

Van điện từ chỉ có 2 kiểu lắp đường ống thông dụng là nối ren và mặt bích. Còn van bi điều khiển điện có rất nhiều kiểu lắp như rắc ro, nối ren, mặt bích, clamp,…

Top các loại van công nghiệp bán chạy tại ATPro

Sau khi tìm hiểu về sự khác nhau giữa van bi điều khiển điện và van điện từ, chắc chắn bạn đã có thêm cho bản thân nguồn kiến thức bổ ích. Từ đó, giúp việc lựa chọn loại van phù hợp với hệ thống và nhu cầu sử dụng trở nên dễ dàng hơn. Mọi thắc mắc, câu hỏi hoặc cần thêm thông tin hãy liên hệ trực tiếp đến số hotline của ATPro.

THAM KHẢO TOP 10 SẢN PHẨM BÁN CHẠY TẠI ATPro

ATPro việt nam

ATPro - Cung cấp phần mềm SCADA, tủ điện công nghiệp, đồng hồ LED điện tử, đồng hồ nước điện tử, máy đo lưu lượng, van công nghiệp, máy tính công nghiệp, màn hình cảm ứng HMI, IoT GATEWAY công nghiệp, đèn cảnh cáo tín hiệu, bộ đếm sản phẩm, bảng led năng suất, cảm biến công nghiệp...uy tín chất lượng giá tốt. Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

Ứng Dụng Của Đồng Hồ Đo Lưu Lượng Nước Trong Nông Nghiệp

Từ nông nghiệp, sản xuất đến lĩnh vực dầu khí Đồng hồ đo lưu lượng [...]

Cách Lắp Đặt Và Bảo Trì Đồng Hồ Đo Lưu Lượng Nước Cần Lưu Ý

Việc sử dụng đồng hồ đo lưu lượng nước để quản lý và kiểm soát [...]

Các Loại Đồng Hồ Đo Lưu Lượng Nước Phổ Biến

Nhu cầu quản lý và sử dụng nước tăng cao, đồng hồ đo lưu lượng [...]

Vai Trò Của Đồng Hồ Đo Lưu Lượng Nước Trong Việc Tiết Kiệm Nước

Nước là nguồn tài nguyên quý giá và ngày càng khan hiếm, đòi hỏi chúng [...]

Các Thương Hiệu Đồng Hồ Đo Lưu Lượng Nước Hàng Đầu Trên Thị Trường

Các thương hiệu đồng hồ đo lưu lượng nước đảm bảo chất lượng, bền bỉ [...]

Ứng Dụng Của Đồng Hồ Đo Lưu Lượng Nước Trong Công Nghiệp

Trong ngành công nghiệp hiện đại, việc kiểm soát và quản lý lưu lượng nước [...]