Trong thời đại công nghiệp hoá – hiện đại hoá, các thiết bị cảm biến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc đo lường, giám sát & điều khiển quá trình sản xuất. Trong đó, cảm biến điện dung là một trong những loại cảm biến phổ biến, được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nhờ khả năng phát hiện vật thể không phụ thuộc vào chất liệu kim loại hay phi kim. Vậy làm thế nào để chọn mua được loại cảm biến điện dung phù hợp? Trong nội dung bài viết hôm nay, ATPro sẽ tư vấn chọn mua cảm biến điện dung phù hợp với nhu cầu & môi trường sử dụng, đồng thời cung cấp cái nhìn toàn diện về loại cảm biến này. Theo dõi ngay!
Cảm biến điện dung là gì?
Cảm biến điện dung (Capacitive Sensor) là thiết bị chuyên dùng để phát hiện/đo lường sự thay đổi điện dung giữa 2 bề mặt dẫn điện với khả năng phát hiện các vật thể dẫn điện & không dẫn điện như gỗ, nhựa, chất lỏng, gốm, thuỷ tinh,… nhờ vào sự thay đổi của trường điện từ.
Khác với cảm biến tiệm cận cảm ứng chỉ phát hiện được vật thể kim loại, cảm biến điện dung có thể phát hiện cả vật thể kim loại & phi kim. Ngày nay, thiết bị được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành – lĩnh vực khác nhau như thực phẩm, dược phẩm, đóng gói,…
Xem nhanh top 12 cảm biến công nghiệp tốt được nhiều người tin dùng tại ATPro
Cảm biến điện dung có cấu tạo như thế nào?
Cấu tạo cơ bản của cảm biến điện dung bao gồm các thành phần chính sau:
Bộ phận điện cực
Là 2 bản cực kim loại nằm trong đầu dò của cảm biến, được đặt song song hoặc có hình trụ đồng tâm. Giữa các điện cực là lớp điện môi (không khí hoặc vật liệu cách điện).
Bộ tạo dao động
Tạo ra tần số dao động điện áp để cấp cho điện cực & khuếch đại tín hiệu thay đổi điện dung.
Mạch xử lý tín hiệu
Phân tích sự thay đổi điện dung & chuyển đổi thành tín hiệu đầu ra (ON/OFF hoặc tín hiệu analog 4-20mA, 0-10V)
Vỏ bảo vệ & Đầu nối
Thường được làm bằng nhựa hoặc kim loại, có khả năng chống nước, chống bụi & chịu nhiệt độ cao, phù hợp với môi trường công nghiệp khắc nghiệt.
Nguyên lý hoạt động của cảm biến điện dung
Cảm biến điện dung là thiết bị hoạt động dựa trên nguyên lý: Khi 1 vật thể tiến lại gần khu vực đầu dò, điện dung giữa 2 bản cực thay đổi => gây ra sự biến thiên trong dao động => tín hiệu này được xử lý & chuyển thành đầu ra để điều khiển hệ thống.
Cụ thể:
– Mỗi cảm biến sẽ có giá trị điện dung cố định khi không có vật thể tác động
– Khi 1 vật liệu (dẫn điện/không dẫn điện) tiến vào vùng ảnh hưởng, hằng số điện môi thay đổi, làm thay đổi giá trị điện dung
– Mạch xử lý bên trong cảm biến sẽ tiến hành so sánh giá trị điện dung mới với giá trị ngưỡng đã cài đặt, từ đó tạo tín hiệu điều khiển phù hợp
Tư vấn chọn mua cảm biến điện dung phù hợp với nhu cầu
Để đảm bảo chọn được loại cảm biến điện dung phù hợp nhất với nhu cầu, bạn cần lưu ý các tiêu chí sau:
Khoảng cách phát hiện
– Lựa chọn loại cảm biến có khoảng cách phát hiện phù hợp với vật thể cần đo
– Khoảng cách phát hiện phổ biến dao động từ 1mm đến 20mm
Loại tín hiệu đầu ra
– Tín hiệu ON/OFF: dùng cho các hệ thống điều khiển đơn giản
– Tín hiệu analog (4-20mA hoặc 0-10V): phù hợp với các hệ thống HMI, PLC, đo liên tục & chính xác
Hình dạng & Kích thước
– Cảm biến có dạng trụ ren M12, M18, M30 hay vuông nhỏ gọn, tùy vào vị trí lắp đặt
– Lựa chọn kích thước cảm biến phù hợp giúp dễ dàng lắp đặt & bảo trì
Loại vật thể cần phát hiện
– Xác định loại vật thể cần phát hiện: kim loại, phi kim hay chất lỏng?
– Đối với chất lỏng, ưu tiên chọn loại cảm biến có thể phát hiện xuyên qua thành bình (ví dụ như thuỷ tinh, nhựa,…)
Điều kiện môi trường
– Chọn các loại cảm biến có tiêu chuẩn IP phù hợp với môi trường sử dụng (IP67, IP68,…)
– Môi trường nhiệt độ cao, ẩm ướt, ưu tiên chọn loại cảm biến có vỏ chịu nhiệt & chống ăn mòn
Thương hiệu & Nguồn gốc
– Lựa chọn các thương hiệu uy tín như Autonics, Omron, Keyence,…
– Ưu tiên mua từ các nhà phân phối chính hãng để đảm bảo chất lượng & được hỗ trợ kỹ thuật
>>> Xem thêm: Cảm Biến Laser Là Gì? Cấu Tạo, Nguyên Lý Hoạt Động Và Ứng Dụng Nổi Bật
Cảm biến điện dung là thiết bị có vai trò quan trọng, giúp phát hiện & đo mức vật liệu nhanh chóng, chính xác & ổn định trong nhiều ngành công nghiệp. Để lựa chọn cảm biến phù hợp, bạn cần quan tâm đến khoảng cách phát hiện, vật liệu đo, tín hiệu đầu ra & điều kiện môi trường làm việc. Hy vọng với những gợi ý của ATPro trong bài viết, bạn đã có cái nhìn toàn diện, từ đó đưa ra quyết định chọn mua chính xác nhất.
Nếu cần hỗ trợ tư vấn chi tiết & lựa chọn loại cảm biến phù hợp, đừng ngại hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số hotline phòng kinh doanh.
Tham khảo ngay các sản phẩm đang được bán chạy nhất tại ATPro
ATPro - Cung cấp phần mềm SCADA, MES, quản lý điện năng, hệ thống gọi số, hệ thống xếp hàng, đồng hồ LED treo tường, đồng hồ đo lưu lượng, máy tính công nghiệp, màn hình HMI, IoT Gateway, đèn tín hiệu, đèn giao thông, đèn máy CNC, bộ đếm sản phẩm, bảng LED năng suất, cảm biến công nghiệp,...uy tín chất lượng giá tốt. Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.
Bài viết liên quan
Cảm Biến Lưu Lượng Nước Là Gì? Nguyên Lý Hoạt Động & Ứng Dụng Nổi Bật
Trong các hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước thải, sản xuất công nghiệp [...]
Th7
Cảm Biến Laser Là Gì? Cấu Tạo, Nguyên Lý Hoạt Động Và Ứng Dụng Nổi Bật
Trong thời đại công nghiệp 4.0, các thiết bị cảm biến giữ vai trò quan [...]
Th7
Cảm Biến Vân Tay Là Gì? Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Cảm Biến Vân Tay
Trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ, sử dụng các thiết bị nhận [...]
Th7
[Hỏi – Đáp]: Cảm Biến Vật Cản Hồng Ngoại Hoạt Động Như Thế Nào?
Cảm biến vật cản hồng ngoại là một trong những loại cảm biến phổ biến [...]
Th7
Cảm Biến Nhiệt Độ Hồng Ngoại Không Tiếp Xúc Là Gì? Nguyên Lý, Ứng Dụng
Trong bối cảnh công nghiệp hiện đại & yêu cầu kiểm soát chất lượng ngày [...]
Th7
Cảm Biến Đo Mức Radar Là Gì? Cấu Tạo, Nguyên Lý Hoạt Động Và Ứng Dụng
Trong các ngành công nghiệp hiện đại, đo mức vật liệu như chất lỏng, chất [...]
Th7