Trong các hệ thống đường ống nước, mức áp suất đầu ra thường rất cao, khiến dòng chảy khó lưu thông. Để dòng lưu chất dễ dàng lưu thông đến các thiết bị, áp suất tại vị trí đó phải nhỏ hơn áp suất ban đầu. Để thực hiện được điều này, hiện nay người ta thường sử dụng van giảm áp để giảm mức áp suất đầu ra của hệ thống. Vậy van giảm áp là gì? Hãy cùng ATPro tìm hiểu chi tiết trong bài viết hôm nay.
Van giảm áp là gì?
Van giảm áp là một loại van công nghiệp có chức năng làm giảm áp suất & ổn định áp lực đầu ra, sao cho áp lực đầu ra luôn nhỏ hơn so với áp lực đầu vào của hệ thống. Giúp lưu chất truyền đi dễ dàng đến các thiết bị khác nhau mà mức áp suất không bị chênh lệch quá nhiều.
Van giảm áp cho phép bạn điều chỉnh áp lực đầu ra gần đúng với con số mong muốn, chỉ cần con số đó tương thích với các kết nối khác. Chính vì vậy, cho dù lưu chất có tốc độ dòng chảy nhanh hay chậm thì áp lực qua van vẫn sẽ được tùy chỉnh cho phù hợp.
Ngày nay, Pressure Reducing Valve được sử dụng nhiều trong các đường ống dẫn nước, nhà máy nén khí và một số hệ thống khác.
Tìm hiểu cấu tạo & nguyên lý hoạt động của van giảm áp
Cấu tạo của Pressure Reducing Valve
Có thể bạn chưa biết, van giảm áp là dòng van có nhiều loại cấu tạo và hình dáng khác nhau. Theo nguyên lý vận hành, van ổn áp có hai loại cấu tạo chính đó là: Van giảm áp tác động trực tiếp – Direct Operated Pressure Reducing Valve & van giảm áp tác động gián tiếp – Indirect Operated Pressure Reducing Valve.
Van giảm áp tác động trực tiếp
- Thân van: là bộ phận quan trọng nhất của van giảm áp, thường được kết nối với hệ thống bằng các kiểu mối nối như mối nối ren, mối nối hàn, mối nối lắp mặt bích,… và có sự liên kết chặt chẽ với bộ phận nắp van tạo thành 1 khối hoàn chỉnh
- Nắp van: liên kết trực tiếp với thân van, giúp lưu chất không bị trào ngược trong quá trình lưu thông
- Lò xo áp lực van: gồm lò xo điều chỉnh và lò xo van chính
- Trục van: nằm bên trong thân van và được kết nối với đĩa van. Nhiệm vụ chính của trục van là nhận lực từ tay quay và tác động đến đĩa van, làm đĩa van hoạt động
- Đĩa van: gắn cố định với trục van, khi được tác động đĩa van sẽ nâng lên và hạ xuống nhằm giảm áp suất cho hệ thống
- Tay quay: có nhiệm vụ điều chỉnh áp lực đầu ra cho van
- Nắp đáy: liên kết với thân van bằng kiểu mối nối ren hoặc mối nối lắp mặt bích
Van giảm áp tác động gián tiếp
- Van chính: là nơi thân van & đĩa van chính hoạt động. Được kết nối trực tiếp với đường ống, có chức năng điều chỉnh áp lực dòng chảy lưu chất đầu ra và đầu vào của van
- Vít điều chỉnh: nơi điều chỉnh áp suất đầu ra của van giảm áp
- Lò xo điều chỉnh: khi có hành động điều chỉnh, vít điều chỉnh sẽ tác động lực lên lò xo và truyền tín hiệu đến bộ điều khiển
- Bộ điều khiển: có nhiệm vụ tác động trực tiếp lên lò xo của van chính để điều chỉnh độ mở của van chính, giúp tăng hoặc giảm áp suất đầu ra
- Bộ điều chỉnh: nơi nhận tín hiệu của áp suất đầu ra. Bộ điều chỉnh có nhiệm vụ điều chỉnh áp suất tác động đến đĩa van, tạo ra sự cân bằng giữa áp suất trong van & áp suất đầu ra của van
Cơ chế hoạt động của van giảm áp
Vì có cấu tạo khác nhau, thế nên van giảm áp trực tiếp và van giảm áp gián tiếp sẽ có nguyên lý vận hành khác nhau. Tuy nhiên, đều có điểm chung là điều chỉnh mức áp suất dựa vào độ nén của lò xo điều chỉnh.
Cơ chế vận hành của van giảm áp trực tiếp
Ở trạng thái bình thường, van sẽ mở hoàn toàn, độ rộng của cửa van được thiết lập bằng vít điều chỉnh. Việc điều chỉnh này sẽ tác động trực tiếp đến lò xo của van, chỉ cần thực hiện tăng hoặc giảm độ nén của lò xo để tăng hoặc giảm áp. Áp suất định mức sẽ giữ cho giá trị của áp suất đầu ra luôn ổn định và không thay đổi.
Để tăng áp suất đầu ra của van, thực hiện vặn vít theo chiều kim đồng hồ. Để giảm áp suất đầu ra của van, thực hiện vặn vít theo chiều ngược kim đồng hồ.
Cơ chế vận hành của van giảm áp gián tiếp
Khác với van giảm áp tác động trực tiếp, ở van giảm áp tác động gián tiếp sẽ điều chỉnh sao cho cân bằng giữa áp suất đầu ra & áp suất tác động lên màng van chính. Sau đó mới thiết lập độ mở lớn, nhỏ cho van chính để đạt được áp suất mong muốn.
Ưu – Nhược điểm của van giảm áp (Pressure Reducing Valve)
Ưu điểm
Pressure Reducing Valve được ưa chuộng nhờ sở hữu hàng loạt ưu điểm vượt trội phải kể đến như:
- Đa dạng mẫu mã, giá thành phải chăng, phù hợp với từng nhu cầu sử dụng khác nhau
- Nhiều kiểu kết nối như: nối ren, nối hàn, nối mặt bích, thích hợp với nhiều loại đường ống có kích thước và chất liệu khác nhau
- Có thể chịu được áp suất cao lên tới hàng trăm bar
- Được ứng dụng trong nhiều môi trường lưu chất khác nhau: lỏng, khí, hơi,…
- Thiết kế nhỏ gọn, nguyên lý làm việc đơn giản, vận hành nhanh chóng
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, van giảm áp cũng có một số nhược điểm như:
- Không phát huy hết khả năng khi hoạt động trong môi trường lưu chất ở dạng rắn, có nhiều tạp chất
- Thường xuyên phải ngâm mình trong các lưu chất nên bộ phận làm kín của van giảm áp dễ bị hư hỏng
Xem thêm: Van Báo Động Là Gì? Cấu Tạo, Nguyên Lý Hoạt Động Và Cách Lắp Đặt
Top các loại van công nghiệp bán chạy tại ATPro
Van giảm áp là thiết bị ngành nước có vai trò quan trọng trong việc làm giảm mức áp suất đầu ra cho hệ thống, giúp dòng chảy dễ dàng lưu thông đến các vị trí khác. Nhờ có van ổn áp mà hệ thống đường ống nước hoạt động ổn định và hiệu quả hơn. Nếu còn thắc mắc van giảm áp là gì, hãy gọi trực tiếp đến số hotline ATPro để được giải đáp.
ATPro - Cung cấp phần mềm SCADA, tủ điện công nghiệp, đồng hồ LED điện tử, đồng hồ nước điện tử, máy đo lưu lượng, van công nghiệp, máy tính công nghiệp, màn hình cảm ứng HMI, IoT GATEWAY công nghiệp, đèn cảnh cáo tín hiệu, bộ đếm sản phẩm, bảng led năng suất, cảm biến công nghiệp...uy tín chất lượng giá tốt. Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.THAM KHẢO TOP 10 SẢN PHẨM BÁN CHẠY TẠI ATPro
Bài viết liên quan
Ứng Dụng Của Đồng Hồ Đo Lưu Lượng Nước Trong Nông Nghiệp
Từ nông nghiệp, sản xuất đến lĩnh vực dầu khí Đồng hồ đo lưu lượng [...]
Th9
Cách Lắp Đặt Và Bảo Trì Đồng Hồ Đo Lưu Lượng Nước Cần Lưu Ý
Việc sử dụng đồng hồ đo lưu lượng nước để quản lý và kiểm soát [...]
Th9
Các Loại Đồng Hồ Đo Lưu Lượng Nước Phổ Biến
Nhu cầu quản lý và sử dụng nước tăng cao, đồng hồ đo lưu lượng [...]
Th9
Vai Trò Của Đồng Hồ Đo Lưu Lượng Nước Trong Việc Tiết Kiệm Nước
Nước là nguồn tài nguyên quý giá và ngày càng khan hiếm, đòi hỏi chúng [...]
Th9
Các Thương Hiệu Đồng Hồ Đo Lưu Lượng Nước Hàng Đầu Trên Thị Trường
Các thương hiệu đồng hồ đo lưu lượng nước đảm bảo chất lượng, bền bỉ [...]
Th11
Ứng Dụng Của Đồng Hồ Đo Lưu Lượng Nước Trong Công Nghiệp
Trong ngành công nghiệp hiện đại, việc kiểm soát và quản lý lưu lượng nước [...]
Th9