Để tạo nên sự khác biệt giữa doanh nghiệp của bạn so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường cần phải có bộ nhận diện thương hiệu. Thông qua bộ nhận diện thương hiệu, doanh nghiệp có thể truyền tải thông điệp, tạo dấu ấn riêng với khách hàng. Vậy bộ nhận diện thương hiệu là gì? Để xây dựng bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp cần những yếu tố nào? Hãy cùng ATPro khám phá tất tần tật trong nội dung bài viết bên dưới.
Bộ nhận diện thương hiệu là gì?
Bộ nhận diện thương hiệu (Corporate Identity Program – CIP) là tập hợp gồm các yếu tố liên quan đến hình ảnh, nội dung được doanh nghiệp/thương hiệu thiết lập riêng nhằm tạo ra sự khác biệt về tất cả các khía cạnh, giúp khách hàng dễ dàng ghi nhớ & phân biệt thương hiệu của bạn trong hàng trăm, hàng nghìn thương hiệu khác. Cụ thể bao gồm mọi thứ từ tên gọi, logo, màu sắc đại diện, tagline/slogan, mascot (linh vật thương hiệu), hồ sơ nhân lực, giao diện website,…
Bộ nhận diện thương hiệu không chỉ là những thứ thể hiện ra bên ngoài, mà nó còn là mục tiêu cho thương hiệu & triết lý của mỗi doanh nghiệp. Yêu cầu tiên quyết của CIP là phải có sự liên kết, đồng bộ & nhất quán giữa các yếu tố cấu thành. Tuy nhiên, vẫn cần phải đảm bảo tính thẩm mỹ, thuần phong mỹ tục & không vi phạm Luật Sở hữu Trí tuệ, Luật cạnh tranh với các thương hiệu khác.
Vai trò quan trọng của bộ nhận diện thương hiệu CIP
Bộ nhận diện thương hiệu có vai vò rất quan trọng trong việc xây dựng & duy trì hình ảnh của 1 thương hiệu/doanh nghiệp trong mắt khách hàng. Khi nhắc đến Corporate Identity Program, không thể không nhắc đến 3 vai trò to lớn dưới đây:
Xây dựng bản sắc thương hiệu
Có thể bạn chưa biết, bộ nhận diện thương hiệu là 1 phần trong quản trị thương hiệu. Đây là yếu tố giúp các doanh nghiệp tạo dấu ấn riêng, đồng thời truyền tải thông điệp & văn hóa công ty đến đối tác & khách hàng của mình. Điều làm khách hàng nhớ đến thương hiệu & giúp doanh nghiệp chiếm ưu thế hơn trong tâm trí họ chính là nét đặc trưng về logo hoặc tagline/slogan.
Tạo sự tin tưởng
Thông qua việc truyền tải thông điệp, giá trị sản phẩm về mặt lý tính (chất lượng tốt, mẫu mã đẹp,…) & cảm tính (sự khác biệt,…) bộ nhận diện thương hiệu giúp doanh nghiệp tạo sự tin tưởng & kích thích mong muốn sở hữu sản phẩm của khách hàng.
Phủ sóng hình ảnh thương hiệu
Bộ nhận diện thương hiệu chất lượng, có độ phủ sóng rộng rãi đóng góp rất lớn vào việc gia tăng doanh số bán hàng, tạo ra giá trị thương hiệu & mang về lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Các thành phần & yếu tố cơ bản cần có trong bộ nhận diện thương hiệu
Một bộ nhận diện thương hiệu hoàn chỉnh thường bao gồm nhiều thành phần & yếu tố khác nhau. Tất cả đều nhằm mục đích tạo ra 1 hình ảnh nhất quán & chuyên nghiệp cho thương hiệu. Dưới đây là các thành phần & yếu tố cơ bản cần có trong 1 bộ nhận diện thương hiệu:
Tên gọi
Đối với 1 thương hiệu, tên gọi là thành phần quan trọng nhất. Bởi nếu không có tên, bạn không thể tiếp thị & không thể kinh doanh. Tên gọi được xem là định danh chính & đại diện cho doanh nghiệp. Đặt tên cho thương hiệu là 1 quá trình phức tạp, trong đó các doanh nghiệp cần phải lưu ý 1 số yếu tố về xung đột nhãn hiệu, cách phát âm, tính nguyên bản, tính khả dụng của URL,… nhằm tối ưu hóa tên gọi thương hiệu.
Logo
Có thể nói, logo là thành phần dễ thấy & dễ nhận ra nhất của thương hiệu. Trên thực tế, khi xây dựng bộ nhận diện thương hiệu, các doanh nghiệp thường chỉ sử dụng 1 logo chính. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp cũng cần phải có các phiên bản thay thế.
Màu sắc thương hiệu
Các doanh nghiệp thường xây dựng & phát triển 1 bảng màu riêng cho thương hiệu, mang đến sự đa dạng & linh hoạt. Ví dụ như:
- Bảng màu chính: sử dụng trong tất cả các ấn phẩm & tài liệu
- Bảng màu phụ: hỗ trợ & bổ sung cho bảng màu chính
Hình ảnh
Dù là ảnh chụp thực tế hay ảnh minh họa đều là những cơ hội tuyệt vời để tạo sự khác biệt cho thương hiệu. Do vậy, các doanh nghiệp cần có định hướng phong cách hình ảnh rõ ràng, đặc biệt trong các ấn phẩm, tài liệu,…
Ngoài các thành phần & yếu tố cơ bản kể trên, trong bộ nhận diện thương hiệu của 1 doanh nghiệp còn có giao diện website, đồng phục nhân viên, font chữ thương hiệu, slogan/tagline, danh thiếp,bao bì & nhãn mác,…
>>> Xem thêm: Customer Journey Là Gì? Chia Sẻ Các Bước Xây Dựng Customer Journey Map Thành Công
Như vậy, ATPro đã vừa giới thiệu đến bạn bộ nhận diện thương hiệu là gì, vai trò & các yếu tố cần có trong bộ nhận diện thương hiệu của 1 doanh nghiệp. Hy vọng những nội dung trên sẽ hữu ích & giúp bạn hiểu rõ hơn về Corporate Identity Program – CIP. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi cần hỗ trợ giải đáp, xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi bằng cách gọi đến số hotline phòng kinh doanh.
Đừng quên theo dõi & cập nhật kiến thức hay mỗi ngày tại địa chỉ trang web atpro.com.vn nhé!
ATPro - Cung cấp phần mềm SCADA, tủ điện công nghiệp, đồng hồ LED điện tử, đồng hồ nước điện tử, máy đo lưu lượng, van công nghiệp, máy tính công nghiệp, màn hình cảm ứng HMI, IoT GATEWAY công nghiệp, đèn cảnh cáo tín hiệu, bộ đếm sản phẩm, bảng led năng suất, cảm biến công nghiệp...uy tín chất lượng giá tốt. Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.THAM KHẢO TOP 10 SẢN PHẨM BÁN CHẠY TẠI ATPro
Bài viết liên quan
Sitemap Là Gì? Tìm Hiểu Lý Do Tại Sao Website Bán Hàng Cần Có Sitemap?
Trong thời đại công nghệ số phát triển, mô hình kinh doanh trực tuyến trở [...]
Th6
FAQ Là Gì? Vai Trò Quan Trọng Và Cách Tạo Trang FAQ Cho Website Đơn Giản
FAQ là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trên các trang mạng hiện [...]
Th6
Procurement Là Gì? Sự Khác Nhau Cơ Bản Giữa Procurement Và Purchasing
Procurement là thuật ngữ quen thuộc, được nhắc đến & sử dụng phổ biến trong [...]
Th6
Distribution Là Gì? Vai Trò Quan Trọng Của Distribution Trong Marketing
Distribution là 1 khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực marketing mà bất kỳ marketer [...]
Th6
EBIT Là Gì? Chỉ Số EBIT Có Vai Trò Gì Trong Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp?
Phân tích tài chính doanh nghiệp là hoạt động vô cùng quan trọng, giúp nhà [...]
Th6
Nhãn Hiệu Là Gì? Sự Khác Nhau Cơ Bản Giữa Nhãn Hiệu Và Thương Hiệu
Hiện nay, vẫn có rất nhiều người nhầm tưởng nhãn hiệu với thương hiệu là [...]
Th6