Cảm biến áp suất có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình đo lường & kiểm soát áp suất trong các hệ thống công nghiệp, dân dụng cùng nhiều lĩnh vực khác. Một cảm biến được lắp đặt & bảo trì đúng cách không chỉ đảm bảo hiệu quả hoạt động, mà còn góp phần giảm thiểu rủi ro & tiết kiệm chi phí vận hành. Trong nội dung bài viết hôm nay, ATPro sẽ hướng dẫn bạn cách lắp đặt và bảo trì cảm biến áp suất đúng cách, giúp thiết bị hoạt động ổn định & bền bỉ trong thời gian dài. Theo dõi ngay!
Tổng quan về cảm biến áp suất
Cảm biến áp suất là thiết bị chuyên dùng để đo lường áp suất của chất lỏng, khí hoặc hơi trong một hệ thống bất kỳ. Dữ liệu từ cảm biến sẽ được chuyển đổi thành tín hiệu điện để theo dõi, kiểm soát hoặc có những điều chỉnh phù hợp.
Các loại cảm biến áp suất phổ biến hiện nay, được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành & lĩnh vực khác nhau bao gồm:
– Cảm biến áp suất tương đối: chuyên dùng để đo áp suất so với áp suất khí quyển
– Cảm biến áp suất tuyệt đối: chuyên dùng để đo áp suất so với chân không
– Cảm biến chênh lệch áp suất: thường được dùng để đo sự khác biệt giữa 2 điểm áp suất trong hệ thống
Hướng dẫn cách lắp đặt và bảo trì cảm biến áp suất đúng cách
Cách lắp đặt cảm biến áp suất đúng cách
Để cảm biến hoạt động ổn định & bền bỉ trong thời gian dài, quy trình lắp đặt cần tuân theo các bước dưới đây:
Bước 1: Chuẩn bị trước khi lắp đặt
– Kiểm tra thiết bị: đảm bảo cảm biến không có dấu hiệu hư hỏng hay nứt vỡ trong quá trình vận chuyển
– Xác định vị trí lắp đặt: chọn vị trí lắp đặt ít rung động, không chịu tác động trực tiếp của môi trường khắc nghiệt như nhiệt độ quá cao hoặc ăn mòn hóa học
– Chuẩn bị dụng cụ: các dụng cụ cần chuẩn bị gồm có cờ lê, ống nối phù hợp, băng keo chịu nhiệt & một số phụ kiện cần thiết khác
Bước 2: Tiến hành lắp đặt
– Lắp đặt cơ học:
- Kết nối cảm biến với hệ thống qua mặt bích hoặc ren, đảm bảo siết chặt vừa đủ, tránh rò rỉ nhưng không làm như ren
- Nếu cảm biến tiếp xúc trực tiếp với chất ăn mòn hoặc nhiệt độ cao, bạn cần lắp thêm ống siphon hoặc bộ phận bảo vệ
– Kết nối điện:
- Kiểm tra sơ đồ đấu nối theo hướng dẫn của nhà sản xuất
- Kết nối đúng cực âm (-), dương (+) theo hướng dẫn. Sử dụng dây dẫn đạt tiêu chuẩn, có khả năng chống nhiễu, đảm bảo tín hiệu truyền tải chính xác
– Hiệu chuẩn cảm biến:
- Sau khi lắp đặt, cần hiệu chỉnh cảm biến để đảm bảo độ chính xác của các giá trị đo được. Điều này có thể thực hiện qua phần mềm hoặc thiết bị hiệu chuẩn chuyên dụng
Bước 3: Kiểm tra hoạt động
– Khởi động hệ thống & theo dõi tín hiệu từ cảm biến
– Kiểm tra xem có hiện tượng rò rỉ hoặc tín hiệu bất thường không. Nếu có, tiến hành điều chỉnh ngay lập tức
Cách bảo trì cảm biến áp suất đúng cách
Bảo trì định kỳ là việc rất cần thiết, giúp thiết bị hoạt động bền bỉ với hiệu suất cao nhất. Để bảo trì cảm biến áp suất, bạn làm theo hướng dẫn dưới đây:
Vệ sinh định kỳ
– Thời gian: từ 3 – 6 tháng/lần hoặc thường xuyên hơn nếu thiết bị làm việc trong môi trường khắc nghiệt
– Cách thực hiện:
- Ngắt toàn bộ hệ thống trước khi tháo cảm biến
- Sử dụng dung dịch làm sạch chuyên dụng để làm sạch bụi bẩn, cặn bám hoặc hóa chất trên bề mặt thiết bị
- Tránh sử dụng các vật dụng sắc nhọn có thể làm trầy xước về mặt cảm biến
Kiểm tra hiệu suất
– Sử dụng thiết bị hiệu chuẩn chuyên dụng để kiểm tra độ chính xác của cảm biến
– Trong trường hợp phát hiện sai số lớn hơn giới hạn cho phép, cần hiệu chỉnh hoặc thay thế cảm biến
Kiểm tra kết nối điện
– Kiểm tra dây dẫn & các mối nối, đảm bảo không bị lỏng hoặc oxy hóa
– Đo điện áp & tín hiệu đầu ra để phát hiện sự cố
Lưu ý về môi trường làm việc
– Tránh để cảm biến tiếp xúc lâu với nhiệt độ quá cao, độ ẩm hoặc hóa chất ăn mòn
– Nếu cảm biến làm việc trong môi trường nguy hiểm, nên sử dụng vỏ bọc bảo vệ
>>> Xem thêm: So Sánh Cảm Biến Áp Suất Analog Và Cảm Biến Áp Suất Số Chi Tiết Nhất
Lắp đặt & bảo trì cảm biến áp suất đúng cách không chỉ giúp tối ưu hóa hiệu suất hệ thống, mà còn góp phần kéo dài tuổi thọ của thiết bị. Hãy tuân thủ các hướng dẫn từ nhà sản xuất & thực hiện bảo trì định kỳ, đảm bảo thiết bị hoạt động ổn định & hiệu quả trong thời gian dài. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích về cách lắp đặt và bảo trì cảm biến áp suất. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ trực tiếp với ATPro để được hỗ trợ giải đáp & tư vấn cụ thể.
Tham khảo ngay các sản phẩm đang được bán chạy nhất tại ATPro
ATPro - Cung cấp phần mềm SCADA, quản lý điện năng, hệ thống gọi số, hệ thống xếp hàng, đồng hồ LED treo tường, đồng hồ đo lưu lượng nước, máy tính công nghiệp, màn hình HMI, IoT Gateway, đèn tín hiệu, đèn giao thông, đèn máy CNC, bộ đếm sản phẩm, bảng LED năng suất, cảm biến công nghiệp,...uy tín chất lượng giá tốt. Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.
Bài viết liên quan
Cảm Biến Siêu Âm Trong Hệ Thống Tự Động Hóa Và Robot: Vai Trò, Ứng Dụng
Với khả năng đo khoảng cách, phát hiện vật thể & điều hướng mà không [...]
Th1
Ứng Dụng Cảm Biến Siêu Âm Trong Đo Khoảng Cách Và Phát Hiện Vật Cản
Ngày nay, cảm biến siêu âm được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực [...]
Th1
Cảm Biến Siêu Âm Là Gì? Các Loại Cảm Biến Siêu Âm Phổ Biến Trong Công Nghiệp
Trong các ngành công nghiệp hiện đại, cảm biến siêu âm đã trở thành công [...]
Th1
Tổng Hợp Những Lợi Ích Của Cảm Biến Áp Suất Trong Hệ Thống IoT Hiện Nay
Trong thời đại Internet vạn vật (IoT) phát triển mạnh mẽ, các thiết bị cảm [...]
Th1
[Góc Giải Đáp]: Tại Sao Cần Hiệu Chuẩn Cảm Biến Áp Suất Định Kỳ?
Cảm biến áp suất là thiết bị có vai trò đặc biệt quan trọng trong [...]
Th1
So Sánh Cảm Biến Áp Suất Analog Và Cảm Biến Áp Suất Số Chi Tiết Nhất
Cảm biến áp suất là thiết bị được sử dụng rộng rãi trong các ngành [...]
Th1