Cảm biến quang là gì? mua các loại cảm biến quang ở đâu giá rẻ

CẢM BIẾN QUANG LÀ GÌ

Cảm biến quang có ý nghĩa vô cùng lớn trong các quá trình tự động hóa công nghiệp. Sử dụng loại cảm biến này giúp cho việc phát hiện các vật thể trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về khái niệm cũng như những ứng dụng của các loại cảm biến quang điện dùng trong công nghiệp là gì?

Cảm biến quang là gì?

Cảm biến quang là một thiết bị được sử dụng để đo lường khoảng cách và tốc độ di chuyển của vật thể, sự vắng mặt hoặc sự hiện diện của một đối tượng bằng cách sử dụng bộ phát ánh sáng, thường là tia hồng ngoại và bộ thu quang điện. Đây là một loại cảm biến được dùng khá nhiều trong các nhà máy công nghiệp.

Cảm biến quang

Các loại cảm biến quang

Cảm biến quang thu phátCảm biến quang thu phát

Cảm biến quang thu phát thường được tích hợp với hai ngõ ra thường đóng hoặc mở giúp chúng ta có nhiều lựa chọn hơn trong các phương án thiết kế cũng như thay thế cảm biến của một số hãng không có sản phẩm. Về đầu nối điện trong cảm biến quang thu phát, thì luôn quy về một chuẩn là Nâu Dương, Xanh Âm. Với lưu ý Đen ngõ ra NO và trắng ngõ ra NC.

Cảm biến quang phản xạ gương

Cảm biến quang phản xạ gương

Cảm biến phản xạ gương có kích thước nhỏ gọn, cấu trúc được bảo vệ IP65 theo tiêu chuẩn của IEC. Với cảm biến  quang phản xạ gương thì hoàn toàn có thể chọn được chế độ Light ON / Dark ON. Ngoài ra thì cảm biến này còn được tích hợp độ nhạy VR, mạch ngăn cách rõ ràng và được nối ngược cực.

Xem thêm TDS là gì? Mua Cảm biến đo tổng chất rắn hòa tan TDS Sensor ở đâu?

Cảm biến quang phản xạ gương có chức năng tự động ngăn ngừa sự giao thoa lẫn nhau. Được cãi thiện tuyệt đối về sự chống nhiễu và giảm tối thiểu sự ảnh hưởng của ánh sáng nhiều loạn thay đổi.

Cảm biến quang khuếch tán

Cảm biến quang khuếch tán

Trên thị trường có một số loại cảm biến quang khuếch tán như sau:

  • Loại khuếch tán 100mm, NPN
  • Loại khuếch tán 100mm, PNP
  • Loại khuếch tán 300mm, NPN
  • Loại khuếch tán 300mm, PNP

Ứng dụng của cảm biến quang

Công dụng chủ yếu của cảm biến quang điện là dùng để phát hiện các dạng vật thể khác nhau. Phát hiện mọi hình dạng, mọi kích thước. Do đó, cảm biến quang điện đóng vai trò cực kì quang trọng trong các lĩnh vực công nghiệp.

Ưu điểm:

  • Nhờ nguyên lí hoạt động dựa vào chủ yếu là tác dụng của ánh sáng, do đó cảm biến quang có thể phát hiện được nhiều dang vật thể khác nhau mà không cần phải tiếp xúc với các thực thể đó.
  • Khả năng bị hao mòn được hạn chế đáng kể, có tuổi thọ cao, độ chính xác tuyệt đối và có tính ổn định.
  • Phát hiện khá nhiều loại thực thể khác nhau.
  • Độ nhảy ứng dụng cao, đáp ứng được tốc độ cao.

Cấu trúc thiết kế của cảm biến quang là gì?

Cảm biến quang bao gồm 3 bộ phận chính: Bộ phát sáng, bộ thu sáng và mạch xử lí tín hiệu ra.

Bộ phát sáng

Ánh sáng mà bộ cảm biến quang thường sử dụng là ánh sáng của đèn LED. Ánh sáng khá đặc biệt là được phát theo xung. Chính các nhịu điệu của xung này mà có thể giúp cho cảm biến phân biệt được ánh sáng của cảm biến tránh lẫn lộn với các loại ánh sáng khác.

Bộ thu sáng

Giúp cảm nhận ánh sáng và chuyển đổi thành điện theo tỉ lệ thích hợp. Bộ phận thu sáng này hoàn toàn có thể nhận ánh sáng trực tiếp từ bộ phát thanh ánh sáng hoặc ánh sáng sau khi được phản xạ lại.

Mạch xử lí tín hiệu ra

Mạch này có tính năng chuyển từ tín hiệu Tranzito Quang thành tín hiệu ON/OFF sau khi được khuếch đại. Điều kiện là khi ánh sáng thu được vượt qua mức ngưỡng xác định. Khi đó, tín hiệu của cảm biến sẽ được kích hoạt.

3 bộ phận trên của cảm biến quang làm việc theo thứ tự:

Bộ phận phát sáng → Bộ phận thu sáng → Mạch xử lí tín hiệu ra.

Điều chỉnh độ nhạy của cảm biến quang

Bất kì một cảm biến quang loại nào thì đều có 2 khả năng chỉnh độ nhạy như sau:

  • Sử dụng công tắc chuyển Light-On/Dark-On. Trong đó công tắc L-ON/D-ON sẽ thay đổi tình trạng đầu ra của hai cảm biến.
  • Chỉnh ngưỡng của người sử dụng: Chức năng này giúp điều chỉnh ngưỡng là mức ánh sáng đủ để kích hoạt đầu ra.

Điều chỉnh độ nhạy của cảm biến quang

Khi thu được ánh sáng có ngưỡng lớn hơn hoặc bằng thì tín hiệu của cảm biến quang sẽ được xuất ra.

Trên thực tế thì việc điều chỉnh mức ngưỡng sẽ dẫn đến tăng hoặc giảm các khoảng cách đã phát hiện. Quá trình này khiến cho cảm biến nhạy hơn, phát hiện được cả những vật nhỏ và vật mờ. Một vài nhãn hiệu cảm biến quang có một biến trở vặn vít để điều chỉnh ngưỡng. Mặt khác, một số khác còn có nút đặt ngưỡng. Nút này giúp cho có ngưỡng thích hợp nhất cho từng ứng dụng cụ thể.

Top các loại cảm biến quang bán chạy tại ATPro

Trên đây là một số thông tin về cảm biến quang mà ATPro đã chia sẽ đến các bạn. Mỗi loại cảm biến quang điện sẽ có một chức năng riêng, do đó việc phân biệt chính xác sẽ giúp cho quá trình sử dụng các tính năng này một cách hiệu quả nhất.liên hệ

THAM KHẢO TOP 10 SẢN PHẨM BÁN CHẠY TẠI ATPro

ATPro việt nam

ATPro - Cung cấp phần mềm SCADA, quản lý điện năng, hệ thống gọi số, hệ thống xếp hàng, đồng hồ LED treo tường, đồng hồ đo lưu lượng nước, máy tính công nghiệp, màn hình HMI, IoT Gateway, đèn tín hiệu, đèn giao thông, đèn máy CNC, bộ đếm sản phẩm, bảng LED năng suất, cảm biến công nghiệp,...uy tín chất lượng giá tốt. Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

Ứng Dụng Cảm Biến Áp Suất Trong Hệ Thống Công Nghiệp Hiện Đại

Có thể nói, cảm biến áp suất là một thành phần không thể thiếu, giúp [...]

Hướng Dẫn Cách Lắp Đặt Và Bảo Dưỡng Cảm Biến Quang Hiệu Quả, Đơn Giản

Cảm biến quang là thiết bị quan trọng trong các hệ thống tự động hóa, [...]

Tích Hợp Cảm Biến Độ Ẩm Trong Các Thiết Bị IoT Mang Lại Những Lợi Ích Gì?

Trong kỷ nguyên công nghệ số, Internet vạn vật (IoT) đang thay đổi cách chúng [...]

Bạn Đã Biết Cách Hiệu Chuẩn Cảm Biến Nhiệt Độ Để Đảm Bảo Độ Chính Xác?

Hiệu chuẩn cảm biến nhiệt độ là bước quan trọng để đảm bảo thiết bị [...]

Cảm Biến Áp Suất Là Gì? Các Loại Cảm Biến Áp Suất Phổ Biến Hiện Nay

Cảm biến áp suất là thiết bị có vai trò quan trọng trong nhiều ngành [...]

Hướng Dẫn Cách Hiệu Chuẩn Cảm Biến Độ Ẩm Để Đạt Độ Chính Xác Cao

Cảm biến độ ẩm là thiết bị quan trọng trong nhiều ngành & lĩnh vực [...]

Để lại một bình luận