Thời đại công nghệ số phát triển, các phần mềm giảng dạy, học tập trực tuyến được sử dụng phổ biến & rộng rãi, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục. Một trong những cái tên nổi bật phải kể đến chính là E-learning. E-learning đã thay đổi hoàn toàn cách thức học tập, giảng dạy & truyền đạt kiến thức, giúp việc học trở nên đơn giản, dễ dàng & hiệu quả hơn. Vậy cụ thể E-learning là gì? Sử dụng E-learning mang đến những lợi ích gì? Cùng ATPro khám phá chi tiết trong nội dung bài viết hôm nay nhé!
Định nghĩa E-learning là gì?
E-learning là gì? E-learning (tên đầy đủ Electronic Learning), tạm dịch: giáo dục trực tuyến là phương pháp giảng dạy, học tập, đào tạo & quản lý giáo dục dựa trên một hệ thống có kết nối mạng internet. Được sử dụng trực tiếp trên các thiết bị điện tử thông minh như máy tính để bàn (PC), máy tính xách tay (laptop), máy tính bảng & smartphone. E-learning còn được nhiều người biết đến với tên gọi: phần mềm học tập online.
E-learning cung cấp một hệ thống học tập trực tuyến, nơi chia sẻ kiến thức & các kỹ năng đến một hoặc nhiều cá nhân cùng lúc. Không chỉ dừng lại ở việc học tập thụ động, khi sử dụng bài giảng E-learning, học viên còn có thể tương tác với giảng viên để giúp nâng cao hiệu quả học tập. Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin trong thời đại 4.0, phần mềm E-learning đã trở thành hình thức giáo dục trực tuyến có sự tương tác đa chiều được nhiều trường học tin tưởng lựa chọn sử dụng.
Các thành phần chính của hệ thống giáo dục trực tuyến E-learning
Trong hệ thống E-learning có khá nhiều thành phần quan trọng, giúp người dùng có trải nghiệm học tập & giảng dạy trực tuyến tốt nhất. Dưới đây là 3 thành phần không thể thiếu trong một hệ thống E-learning hiện nay:
Đối tượng người dùng
Có thể nói, đối tượng người dùng là một thành phần có vai trò đặc biệt quan trọng, là nhân tố cấu thành hệ thống giáo dục trực tuyến E-learning. Bởi chỉ khi có người sử dụng, hệ thống E-learning mới có thể hoạt động. Hiện nay, có 2 đối tượng chính hoạt động chủ yếu trên hệ thống E-learning là học viên & giáo viên.
Học viên
Đóng vai trò trung tâm. Khi học viên có nhu cầu học tập thì mới có giáo viên giảng dạy & hệ thống giáo dục trực tuyến mới có cơ hội phát triển và mở rộng. Một số hoạt động chủ yếu của học viên trong hệ thống E-learning:
- Tham gia vào các buổi học/khóa học trực tuyến
- Giao tiếp, tương tác với giáo viên giảng dạy, hoàn thành các bài tập được giao, bài kiểm tra định kỳ, bài đánh giá sau các buổi học
- Trao đổi trực tiếp với giáo viên về nội dung bài giảng, phản hồi chất lượng của các buổi học/khóa học trực tuyến
Giáo viên
Là người đồng hành cùng các học viên trong các buổi học/khóa học trực tuyến, đồng thời cũng chính là yếu tố quan trọng cấu thành lên một hệ thống E-learning hoàn chỉnh. Nhiệm vụ chung của các giáo viên gồm có:
- Soạn giáo án, bài giảng & cập nhật lên hệ thống E-learning nhằm cung cấp kiến thức cho các học viên
- Gửi tài liệu, nội dung quan trọng có liên quan đến buổi học cho các học viên
- Theo dõi quá trình học tập & đưa ra các yêu cầu đối với từng học viên: làm bài kiểm tra/đánh giá năng lực,…
- Giải đáp thắc mắc, câu hỏi liên quan do học viện đặt ra trong các buổi học/khóa học trực tuyến
- …
Trung tâm quản lý hệ thống
Đây là bộ phận thuộc bên thứ 3 có nhiệm vụ theo dõi & quản lý toàn bộ hoạt động dạy & học trên hệ thống giáo dục trực tuyến E-learning. Với sự hỗ trợ của trung tâm quản lý hệ thống, quá trình học tập được đảm bảo diễn ra thuận lợi & suôn sẻ. Không chỉ vậy, bộ phận này còn chịu trách nhiệm thu thập các phản hồi/đánh giá của người dùng để cải thiện và nâng cao chất lượng của hệ thống.
Trung tâm quản trị & vận hành hệ thống
Bộ phận trung tâm quản lý & vận hành hệ thống đảm nhiệm vai trò quan trọng, đảm bảo hệ thống giáo dục trực tuyến E-learning hoạt động ổn định & hiệu quả. Bên cạnh đó, còn giúp quá trình giảng dạy, học tập diễn ra minh mạch, rõ ràng & theo một quy chuẩn nhất định.
Ưu & Nhược điểm của hình thức giáo dục trực tuyến E-learning
Bất kỳ một hệ thống hay phần mềm nào cũng sẽ có những ưu điểm & nhược điểm riêng, hệ thống giáo dục trực tuyến E-learning cũng không ngoại lệ.
Ưu điểm
- Thời gian học tập linh hoạt, có thể lựa chọn học tập vào mọi khung giờ
- Tài liệu học tập được cập nhật đầy đủ & liên tục trên hệ thống, giúp học viên dễ dàng tiếp cận
- Học viên, giáo viên dễ dàng trao đổi & tương tác với nhau trong suốt quá trình học tập, giảng dạy
- Hệ thống E-learning mang đến nhiều bài giảng thú vị, sinh động, hình ảnh hấp dẫn, thu hút sự chú ý & kích thích hứng thú học tập của các học viên
- E-learning cho phép các trường học & cơ sở giáo dục theo dõi, quản lý & xử lý các thông tin một cách tiện lợi và nhanh chóng
Nhược điểm
- E-learning hoạt động phụ thuộc hoàn toàn vào internet, đây chính là nhược điểm lớn nhất của hệ thống. Trong trường hợp đường truyền mạng yếu hoặc mất mạng, chất lượng dạy & học cũng như tiến độ sẽ bị ảnh hưởng
- Đòi hỏi các học viên phải có tinh thần tự giác cao, tính kỷ luật tốt mới có thể đạt được hiệu quả học tập cao
- Bài thi trực tuyến sẽ không phản ánh chính xác năng lực của học viên, bởi có nhiều trường hợp gian lận trong thi cử
- Hình thức học tập & giảng dạy trực tuyến (online) kém hiệu quả hơn so với việc tương tác trực tiếp. Lý do là vì các vấn đề có thể sẽ không được giải đáp ngay mà phải thông qua các cuộc gọi, tin nhắn, email sau đó
>>> Xem thêm: Tiktok Ads Là Gì? Điểm Danh 4 Hình Thức Quảng Cáo TikTok Hiệu Quả Nhất
Lợi ích khi sử dụng hệ thống giáo dục trực tuyến E-learning
Linh hoạt & Tiện lợi
Một trong những ưu điểm nổi bật nhất của hệ thống giáo dục trực tuyến E-learning chính là sự linh hoạt & tiện lợi. Với E-learning, học viên có quyền tự do học tập theo tốc độ & nhu cầu riêng, không bắt buộc tham gia vào các lớp học vì tài liệu học tập được cập nhật đầy đủ và liên tục trên hệ thống, cho phép học viên truy cập dễ dàng thông qua các thiết bị điện tử như máy tính, máy tính bảng, điện thoại di động có kết nối mạng internet.
Cho phép xây dựng kế hoạch học tập riêng
Hiện nay, các hệ thống giáo dục trực tuyến cho phép người học tự xây dựng kế hoạch, lộ trình học tập riêng. Điều đó được thể hiện thông qua việc học viên có thể chọn bất cứ môn học nào họ yêu thích & không bắt buộc phải hoàn thành tốt môn học đó như khi đi học ở trường lớp bên ngoài. Trong thời đại công nghệ 4.0 phát triển, nhiều hệ thống E-learning còn có khả năng tự động thay đổi & đề xuất phương pháp học dựa theo kiến thức, kỹ năng & nhu cầu của từng học viên.
Chi phí phù hợp
E-learning cung cấp giải pháp học tập tiết kiệm chi phí so với các phương pháp học tập truyền thống. Người học có thể tiết kiệm chi phí cho các khoản đi lại, ăn ở, sinh hoạt,… Hơn nữa, các khóa học trực tuyến thường có mức học phí phải chăng, tốt hơn so với các khóa học truyền thống. Chỉ cần sử dụng một phần mềm E-learning, bạn đã có thể tiết kiệm 50 – 70% tổng chi phí đầu tư cho việc học tập tại các cơ sở đào tạo trực tiếp.
Tiết kiệm thời gian
Phương pháp học tập & giảng dạy trực tuyến E-learning có thể cắt giảm tới 60% thời gian của cả người học & người dạy so với phương pháp học tập & giảng dạy trực tiếp tại các lớp học. Với người dạy, họ sẽ có thêm thời gian để dạy thêm các môn khác, để nghiên cứu, sáng tạo & cải thiện chất lượng giảng dạy. Với người học, họ có thêm thời gian để tìm hiểu, khám phá nhiều kiến thức mới ở những môn học khác để trau dồi kiến thức & nâng cao bản thân.
Qua những nội dung vừa được ATPro đề cập đến trong bài viết, có thể nhận thấy E-learning là một phương pháp học tập & giảng dạy trực tuyến hiệu quả, mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho cả người học & người dạy. Nếu cần thêm thông tin hoặc vẫn còn một số thắc mắc liên quan đến hệ thống giáo dục trực tuyến E-learning, hãy nhấc máy và gọi ngay đến số hotline để được hỗ trợ giải đáp chi tiết.
ATPro - Cung cấp phần mềm SCADA, tủ điện công nghiệp, đồng hồ LED điện tử, đồng hồ nước điện tử, máy đo lưu lượng, van công nghiệp, máy tính công nghiệp, màn hình cảm ứng HMI, IoT GATEWAY công nghiệp, đèn cảnh cáo tín hiệu, bộ đếm sản phẩm, bảng led năng suất, cảm biến công nghiệp...uy tín chất lượng giá tốt. Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.THAM KHẢO TOP 10 SẢN PHẨM BÁN CHẠY TẠI ATPro
Bài viết liên quan
Sitemap Là Gì? Tìm Hiểu Lý Do Tại Sao Website Bán Hàng Cần Có Sitemap?
Trong thời đại công nghệ số phát triển, mô hình kinh doanh trực tuyến trở [...]
Th1
FAQ Là Gì? Vai Trò Quan Trọng Và Cách Tạo Trang FAQ Cho Website Đơn Giản
FAQ là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trên các trang mạng hiện [...]
Th1
Procurement Là Gì? Sự Khác Nhau Cơ Bản Giữa Procurement Và Purchasing
Procurement là thuật ngữ quen thuộc, được nhắc đến & sử dụng phổ biến trong [...]
Th1
Distribution Là Gì? Vai Trò Quan Trọng Của Distribution Trong Marketing
Distribution là 1 khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực marketing mà bất kỳ marketer [...]
Th1
EBIT Là Gì? Chỉ Số EBIT Có Vai Trò Gì Trong Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp?
Phân tích tài chính doanh nghiệp là hoạt động vô cùng quan trọng, giúp nhà [...]
Th1
Nhãn Hiệu Là Gì? Sự Khác Nhau Cơ Bản Giữa Nhãn Hiệu Và Thương Hiệu
Hiện nay, vẫn có rất nhiều người nhầm tưởng nhãn hiệu với thương hiệu là [...]
Th1