EBIT Là Gì? Chỉ Số EBIT Có Vai Trò Gì Trong Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp?

EBIT là gì?

Phân tích tài chính doanh nghiệp là hoạt động vô cùng quan trọng, giúp nhà quản trị doanh nghiệp có được những quyết định điều hành thông minh, đúng đắn & phù hợp. Có thể nói, các chỉ số trong phân tích tài chính doanh nghiệp rất đa dạng, mỗi chỉ số sẽ phản ánh 1 vấn đề nhất định. Trong đó, EBIT (Earnings Before Interest and Taxes) – lợi nhuận trước lãi vay & thuế là chỉ số nằm trong nhóm quan trọng hàng đầu. Vậy bạn có biết EBIT là gì? EBIT có vai trò gì trong phân tích tài chính doanh nghiệp? Hãy cùng ATPro tìm hiểu & khám phá cụ thể hơn trong nội dung bài viết ngay bên dưới nhé!

EBIT là gì? 

Theo Wikipedia: 

EBIT (Earnings Before Interest and Taxes) tạm dịch: lợi nhuận trước lãi vay & thuế hay thu nhập trước lãi vay & thuế là 1 chỉ số dùng để đánh giá khả năng thu được lợi nhuận của doanh nghiệp, bằng thu nhập trừ đi các chi phí (chưa trừ tiền trả lãi & thuế thu nhập). 

Hiện nay, lợi nhuận trước lãi vay & thuế (EBIT) được tính theo 3 công thức dưới đây: 

  • EBIT = Tổng doanh thu – Chi phí hoạt động 
  • EBIT = Thu nhập sau thuế + Thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN) + Chi phí lãi vay 
  • EBIT = Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay 
EBIT là chỉ số dùng để đánh giá khả năng thu được lợi nhuận của doanh nghiệp
EBIT là chỉ số dùng để đánh giá khả năng thu được lợi nhuận của doanh nghiệp

EBIT là 1 chỉ số quan trọng trong phân tích tài chính doanh nghiệp, giúp đo lường & so sánh hiệu quả hoạt động kinh doanh 1 cách chính xác & khách quan nhất. 

Vai trò quan trọng của chỉ số EBIT trong phân tích tài chính doanh nghiệp

Chỉ số EBIT đóng vai trò quan trọng trong phân tích tài chính doanh nghiệp với các khía cạnh cụ thể như sau: 

Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh 

EBIT giúp đánh giá hiệu quả hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp, không tính đến cơ cấu vốn (lãi vay) & chính sách thuế. Qua đó, đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp dựa trên hoạt động kinh doanh chính. 

So sánh giữa các doanh nghiệp 

EBIT là chỉ số không bao gồm lãi vay & thuế. Do vậy, EBIT cho phép so sánh giữa các doanh nghiệp có cơ cấu vốn & thuế suất khác nhau. Điều này rất hữu ích khi phân tích & đánh giá tiềm năng đầu tư. 

Chỉ số EBIT đóng vai trò quan trọng trong phân tích tài chính doanh nghiệp
Chỉ số EBIT đóng vai trò quan trọng trong phân tích tài chính doanh nghiệp

Đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận 

Earnings Before Interest and Taxes cung cấp cái nhìn tổng quan về khả năng tạo ra lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính, giúp nhà quản lý & nhà đầu tư hiểu rõ hơn về sức mạnh cốt lõi của doanh nghiệp ở từng thời điểm. 

Cơ sở tính toán các chỉ số khác 

Có thể bạn chưa biết, EBIT còn là cơ sở để tính toán nhiều chỉ số tài chính quan trọng khác như tỷ lệ bao phủ lãi vay (ICR – Interest Coverage Ratio) & tỷ lệ lợi nhuận hoạt động (OPM – Operating Profit Margin),… 

EBIT là cơ sở để tính toán nhiều chỉ số tài chính quan trọng khác
EBIT là cơ sở để tính toán nhiều chỉ số tài chính quan trọng khác

Quản lý nội bộ 

EBIT được sử dụng như 1 công cụ hữu ích để quản lý nội bộ, giúp nhà quản lý doanh nghiệp đưa ra các quyết định chiến lược chính xác dựa trên hiệu quả hoạt động kinh doanh. 

Như vậy, chỉ số EBIT đã cung cấp cái nhìn tổng quan về khả năng sinh lời & hiệu suất kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp, giúp nhà đầu tư & người quản lý có những quyết định thông minh. 

Các chỉ số liên quan đến EBIT (Earnings Before Interest and Taxes)

Có khá nhiều chỉ số liên quan đến EBIT, khi kết hợp với EBIT có thể cung cấp cái nhìn toàn diện về tình hình tài chính & hiệu suất kinh doanh của 1 doanh nghiệp. Cụ thể gồm có: 

EBITDA 

EBITDA – Earnings Before Interest, Taxes, Depreciation and Amortization, tạm dịch lợi nhuận trước lãi vay, thuế, khấu hao & hao mòn. Chỉ số này phản ánh chính xác năng lực sinh lời từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 

Công thức tính: EBITDA = EBIT + Khấu hao + Hao mòn 

EBIT Margin 

Đây là chỉ số thể hiện tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần, qua đó cho biết khả năng tạo ra lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Công thức tính: EBIT Margin = EBIT/Doanh thu thuần

EBIT Margin là chỉ số thể hiện tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần
EBIT Margin là chỉ số thể hiện tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần 

EBT 

EBT – Earnings Before Tax, tạm dịch là lợi nhuận trước thuế, loại trừ các khoản chi phí liên quan đến lãi vay. EBT phản ánh khả năng tạo lợi nhuận sau khi trừ chi phí tài chính.

Công thức tính: EBT = EBIT – Chi phí lãi vay 

Nhìn chung, cả 3 chỉ số EBITDA, EBIT Margin & EBT đều cho thấy khả năng sinh lời của doanh nghiệp ở nhiều khía cạnh khác nhau, gúp đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 1 cách toàn diện. 

>>> Xem thêm: Nhãn Hiệu Là Gì? Sự Khác Nhau Cơ Bản Giữa Nhãn Hiệu Và Thương Hiệu

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến EBIT (Earnings Before Interest and Taxes) mà ATPro muốn chia sẻ đến quý bạn đọc. Hy vọng sau khi theo dõi hết bài viết, bạn đã nắm được EBIT là gì & có cái nhìn chính xác về vai trò của EBIT trong phân tích tài chính doanh nghiệp. Mọi thắc mắc cùng câu hỏi liên quan cần hỗ trợ giải đáp chi tiết, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline phòng kinh doanh. 

Đừng quên theo dõi & cập nhật bài viết mới, kiến thức hay mỗi ngày tại địa chỉ trang web atpro.com.vn nhé!

THAM KHẢO TOP 10 SẢN PHẨM BÁN CHẠY TẠI ATPro

ATPro việt nam

ATPro - Cung cấp phần mềm SCADA, tủ điện công nghiệp, đồng hồ LED điện tử, đồng hồ nước điện tử, máy đo lưu lượng, van công nghiệp, máy tính công nghiệp, màn hình cảm ứng HMI, IoT GATEWAY công nghiệp, đèn cảnh cáo tín hiệu, bộ đếm sản phẩm, bảng led năng suất, cảm biến công nghiệp...uy tín chất lượng giá tốt. Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

Sitemap Là Gì? Tìm Hiểu Lý Do Tại Sao Website Bán Hàng Cần Có Sitemap?

Trong thời đại công nghệ số phát triển, mô hình kinh doanh trực tuyến trở [...]

FAQ Là Gì? Vai Trò Quan Trọng Và Cách Tạo Trang FAQ Cho Website Đơn Giản

FAQ là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trên các trang mạng hiện [...]

Procurement Là Gì? Sự Khác Nhau Cơ Bản Giữa Procurement Và Purchasing

Procurement là thuật ngữ quen thuộc, được nhắc đến & sử dụng phổ biến trong [...]

Distribution Là Gì? Vai Trò Quan Trọng Của Distribution Trong Marketing

Distribution là 1 khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực marketing mà bất kỳ marketer [...]

Nhãn Hiệu Là Gì? Sự Khác Nhau Cơ Bản Giữa Nhãn Hiệu Và Thương Hiệu

Hiện nay, vẫn có rất nhiều người nhầm tưởng nhãn hiệu với thương hiệu là [...]

Những đợt sale lớn nhất năm trên Lazada, Tiki, Shopee

Những đợt sale lớn nhất năm là cơ hội tuyệt vời để doanh nghiệp tăng [...]