Bạn muốn tự tạo một trang web riêng để xây dựng các nội dung theo mong muốn. Nhưng vẫn đang bối rối và muốn tìm hiểu cách tạo website miễn phí, đơn giản? Đừng lo lắng, vì trong bài viết này ATPro Corp sẽ hướng dẫn cách sử dụng Google Sites để tạo và thiết kế trang web. Theo phong cách riêng bạn một cách nhanh chóng và dễ dàng. Hãy cùng theo dõi để khám phá cách tạo, thiết kế và tùy chỉnh trang web với Google Sites!
Tìm hiểu khái niệm Google sites là gì?
Google Sites là gì? Đây là một công cụ tạo website miễn phí được cung cấp bởi Google. Công cụ này cho phép bạn tạo ra các trang web chuyên nghiệp mà không cần kiến thức kỹ thuật về lập trình hoặc thiết kế web. Google Sites cung cấp một nền tảng đa dụng và mạnh mẽ cho việc xây dựng và quản lý trang web.
So với các nền tảng thiết kế website miễn phí khác như Wix, WordPress hay Weebly, Google Sites…Thì công cụ này được đánh giá có tác vụ dễ dàng hơn và thân thiện với người dùng.
Một điểm đáng chú ý là Google Sites cho phép chia sẻ thông tin và tài liệu của mình với người khác dễ dàng thông qua các tính năng chia sẻ tích hợp. Với những ưu điểm vượt trội này, Google Sites đã nhận được sự đánh giá cao bởi đông đảo người dùng. Đó chính là lý do vì sao Google Sites trở thành một trong những công cụ tạo trang web miễn phí phổ biến và được ưa chuộng hiện nay.
Tìm hiểu 8 bước tạo web bởi Google sites
Bước 1: Gõ từ khóa “ Google sites” trên thanh tìm kiếm Google để đến trình duyệt.
Bước 2: Nhấn vào biểu tượng dấu “+” và bắt đầu tạo trang web mới.
Xuất hiện giao diện chỉnh sửa trang web.
Bước 3: Bắt đầu xây dựng trang chủ web, cần nhập tên trang web.
Bước 4: Tiếp theo cần thêm logo cho trang web. Bằng cách vào phần “Cài đặt” sau đó chọn mục Hình ảnh thương hiệu và tải hình ảnh lên.
Bước 5: Nhập tiêu đề trang và đổi hình nền của trang. Lưu ý chỉnh kiểu chữ, kích thước và khoảng cách. Nên chọn hình ảnh phù hợp với nội dung web mà bạn định hướng đến.
Bước 6: Sau khi hoàn tất trang chủ, nếu như muốn thêm trang mới. Chỉ cần nhấn vào mục “Trang” và tiếp tục nhấn vào biểu tượng “Dấu cộng”.
Để có thể thêm trang con vào trang chính, bạn cần nhấn vào biểu tượng “Dấu ba chấm” và tiếp tục chọn mục “Thêm trang con”.
Bước 7: Thay đổi giao diện trang bằng cách vào mục “Giao diện” và tùy chọn các giao diện mình thích cũng như thay đổi màu sắc của giao diện.
Bước 8: Cuối cùng, sau khi hoàn tất các bước trên, tiếp tục nhấn “Xem trước” sau đó hãy xem lại giao diện trang web ở phiên bản smartphone, laptop, tablet.
Và công bố web bên góc phải màn hình.
Những ưu-nhược điểm của trang web được tạo bởi công cụ Google sites
Về ưu điểm:
- Công cụ miễn phí, dễ sử dụng;
- Google Sites tích hợp sẵn với các dịch vụ khác của Google. Như Google Drive, Google Maps, Google Docs, Google Sheets,…Việc tạo và quản lý nội dung trở nên thuận tiện hơn.
- Google Sites cung cấp lưu trữ miễn phí, không cần phải trả phí cho dịch vụ lưu trữ riêng biệt.
- Trang web được tạo bằng Google Sites sẽ tự động điều chỉnh và hiển thị đẹp mắt trên các thiết bị di động và máy tính bảng.
Về nhược điểm:
- Google Sites thường tạo ra URL trang web dài và khó nhớ.
- Còn nhiều hạn chế về tính năng, chẳng hạn như: như danh mục, mô tả hoặc sitemap,… Ảnh hưởng đến việc tối ưu hóa SEO và khả năng tìm kiếm của trang web.
- Không có tính năng chia sẻ các trang mạng xã hội. Giảm khả năng lan truyền và tiếp cận của nội dung trên trang web.
- Không cung cấp nhiều tính năng SEO như thẻ tiêu đề, mô tả meta,… Điều này làm giảm khả năng tối ưu hóa trang web cho công cụ tìm kiếm.
Tham khảo: Google photos là gì? 8 tính năng nổi bật của Google photos
Lời kết
Trong bài viết này, ATPro đã chia sẻ thông tin của Google Sites, cùng với 8 bước đơn giản để tạo ra một trang web trên nền tảng này. Đây là một công cụ hữu ích và tiện lợi dành cho những ai muốn tạo trang web. Mà không cần kiến thức chuyên sâu về thiết kế web. Nhớ rằng, việc lựa chọn công cụ tạo trang web phù hợp phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể của mỗi người và tổ chức. Google Sites là lựa chọn tốt cho những dự án nhỏ, trang web cá nhân, hoặc trang web dự án tạm thời.
Chúc các bạn đọc sẽ có những trải nghiệm thú vị trên các ứng dụng Google. Và hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo trong chuyên mục kiến thức hay với nhiều thông tin hữu ích và bổ ích hơn.
ATPro - Cung cấp phần mềm SCADA, tủ điện công nghiệp, đồng hồ LED điện tử, đồng hồ nước điện tử, máy đo lưu lượng, van công nghiệp, máy tính công nghiệp, màn hình cảm ứng HMI, IoT GATEWAY công nghiệp, đèn cảnh cáo tín hiệu, bộ đếm sản phẩm, bảng led năng suất, cảm biến công nghiệp...uy tín chất lượng giá tốt. Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.THAM KHẢO TOP 10 SẢN PHẨM BÁN CHẠY TẠI ATPro
Bài viết liên quan
Sitemap Là Gì? Tìm Hiểu Lý Do Tại Sao Website Bán Hàng Cần Có Sitemap?
Trong thời đại công nghệ số phát triển, mô hình kinh doanh trực tuyến trở [...]
Th3
FAQ Là Gì? Vai Trò Quan Trọng Và Cách Tạo Trang FAQ Cho Website Đơn Giản
FAQ là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trên các trang mạng hiện [...]
Th3
Procurement Là Gì? Sự Khác Nhau Cơ Bản Giữa Procurement Và Purchasing
Procurement là thuật ngữ quen thuộc, được nhắc đến & sử dụng phổ biến trong [...]
Th3
Distribution Là Gì? Vai Trò Quan Trọng Của Distribution Trong Marketing
Distribution là 1 khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực marketing mà bất kỳ marketer [...]
Th3
EBIT Là Gì? Chỉ Số EBIT Có Vai Trò Gì Trong Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp?
Phân tích tài chính doanh nghiệp là hoạt động vô cùng quan trọng, giúp nhà [...]
Th3
Nhãn Hiệu Là Gì? Sự Khác Nhau Cơ Bản Giữa Nhãn Hiệu Và Thương Hiệu
Hiện nay, vẫn có rất nhiều người nhầm tưởng nhãn hiệu với thương hiệu là [...]
Th3