Trong bối cảnh của công nghiệp hiện đại, quản lý & tối ưu hóa quy trình sản xuất nhằm nâng cao năng suất, giảm thiểu lỗi là rất cần thiết đối với nhiều doanh nghiệp. Để đạt được điều này, các doanh nghiệp cần đến những công cụ hỗ trợ như MES, ERP. Tuy nhiên, để sử dụng hiệu quả, bạn cần hiểu rõ hệ thống điều hành sản xuất là gì? Sự khác biệt cơ bản giữa MES & ERP. Hãy cùng ATPro tìm hiểu & khám phá tất tần tật trong nội dung bài viết ngay bên dưới.
Hệ thống điều hành sản xuất là gì?
Hệ thống điều hành sản xuất (Manufacturing Execution System – MES) là hệ thống phần mềm tích hợp được thiết kế để giám sát, quản lý & tối ưu hóa các quy trình sản xuất trong thời gian thực. MES đóng vai trò là cầu nối giữa hoạt động sản xuất tại các nhà máy & các hệ thống quản lý cấp cao hơn như ERP (Enterprise Resource Planning).
Các chức năng chính của hệ thống điều hành sản xuất MES phải kể đến như:
– Theo dõi sản xuất trong thời gian thực: MES giám sát toàn bộ hoạt động trên dây chuyền sản xuất, từ nguyên liệu đầu vào, quy trình chế biến đến sản phẩm hoàn thiện
– Quản lý lịch trình sản xuất: hệ thống điều hành sản xuất hỗ trợ lên kế hoạch sản xuất chi tiết, đảm bảo các nguồn lực được sử dụng tối đa
– Quản lý chất lượng: hệ thống hỗ trợ kiểm tra & ghi nhận chất lượng sản phẩm ngay trong quá trình sản xuất, nhằm giảm thiểu lỗi & đảm bảo chất lượng sản phẩm
– Thu thập dữ liệu: MES tự động thu thập dữ liệu từ thiết bị máy móc, cảm biến,… tạo ra một cơ sở dữ liệu lớn, nhằm phục vụ mục đích phân tích
– Cải thiện hiệu suất: hệ thống tiến hành phân tích dữ liệu để tìm ra các điểm “bất thường” trong quy trình sản xuất, qua đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu suất
Sự khác biệt cơ bản giữa hệ thống MES & ERP
MES & ERP đều là các hệ thống phần mềm hỗ trợ quản lý doanh nghiệp, tuy nhiên mỗi hệ thống sẽ có những vai trò & phạm vi ứng dụng riêng.
Tiêu chí so sánh | Hệ thống MES | Hệ thống ERP |
Phạm vi hoạt động | – Tập trung vào quản lý sản xuất ở cấp độ nhà máy/xưởng sản xuất, giám sát & điều phối quy trình sản xuất từ đầu đến cuối. MES đảm bảo quy trình sản xuất diễn ra trơn tru, hiệu quả & đáp ứng các yêu cầu về chất lượng | – Là hệ thống quản lý tài nguyên doanh nghiệp, ERP bao quát toàn bộ hoạt động của công ty, từ nhân sự, tài chính, quản lý, logistics đến quản lý sản xuất. ERP mang tính tổng thể hơn, giúp các doanh nghiệp hoạch định chiến lược dài hạn |
Chức năng chính | – Giám sát hoạt động sản xuất trong thời gian thực
– Theo dõi hiệu suất thiết bị – Quản lý công việc trên dây chuyền sản xuất |
– Quản lý tài chính, kế toán
– Lập kế hoạch nguồn lực sản xuất – Quản lý quan hệ khách hàng – Quản lý chuỗi cung ứng |
Tích hợp hệ thống | – Thường được kết nối trực tiếp với thiết bị cảm biến, thiết bị sản xuất & máy móc để thu thập dữ liệu thời gian thực | – Tích hợp với các hệ thống quản lý khác (bao gồm cả MES) để tạo ra một bức tranh toàn diện về hoạt động của doanh nghiệp |
Đối tượng sử dụng | – Chủ yếu được sử dụng bởi các kỹ sư, quản lý sản xuất & nhân viên trong nhà máy | – Được sử dụng bởi các cấp quản lý doanh nghiệp, từ giám đốc nhân sự, tài chính đến ban điều hành cấp cao |
MES & ERP: Nên lựa chọn sử dụng 1 trong 2 hay tích hợp cả 2?
Quyết định lựa chọn sử dụng MES, ERP hay cả 2 còn phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp.
– Chỉ sử dụng MES khi: doanh nghiệp muốn tập trung vào cải thiện sản xuất & quản lý các yếu tố liên quan đến nhà máy
– Chỉ sử dụng ERP khi: các doanh nghiệp không quá phức tạp trong sản xuất nhưng cần quản lý tài chính, nhân sự & khách hàng
– Tích hợp cả MES & ERP: với các doanh nghiệp sản xuất lớn, việc tích hợp cả MES & ERP vừa giúp đảm bảo quy trình sản xuất hoạt động hiệu quả, vừa cung cấp thông tin tổng thể để hỗ trợ ra quyết định chiến lược
Hiểu rõ hệ thống điều hành sản xuất là gì & sự khác biệt giữa MES và ERP giúp các doanh nghiệp lựa chọn chính xác công cụ hỗ trợ quản lý. Đặc biệt, trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh như hiện nay, việc áp dụng cả 2 hệ thống một cách hợp lý không chỉ giúp nâng cao hiệu suất, mà còn góp phần tạo ra lợi thế cạnh tranh cho mỗi doanh nghiệp.
>>> Xem thêm: Tìm Hiểu MES Là Gì? MES Là Viết Tắt Của Từ Gì? Những Điều Cần Biết Về MES
Mọi thông tin chi tiết cùng câu hỏi liên quan xin vui lòng liên hệ trực tiếp đến số hotline phòng kinh doanh để được hỗ trợ giải đáp cụ thể trong thời gian sớm nhất.
ATPro - Cung cấp phần mềm SCADA, quản lý điện năng, hệ thống gọi số, hệ thống xếp hàng, đồng hồ LED treo tường, đồng hồ đo lưu lượng nước, máy tính công nghiệp, màn hình HMI, IoT Gateway, đèn tín hiệu, đèn giao thông, đèn máy CNC, bộ đếm sản phẩm, bảng LED năng suất, cảm biến công nghiệp,...uy tín chất lượng giá tốt. Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.THAM KHẢO TOP 10 SẢN PHẨM BÁN CHẠY TẠI ATPro
Bài viết liên quan
Giải Pháp IoT Máy Móc Cho Hệ Thống MES: Tương Lai Của Sản Xuất Thông Minh
Trong kỷ nguyên của công nghiệp hiện đại, việc áp dụng các giải pháp IoT [...]
Th12
Vì Sao Nhà Máy Cần Phần Mềm MES Dù Đã Có Giải Pháp ERP?
Trong bối cảnh ngành sản xuất ngày càng chuyển mình mạnh mẽ nhờ các xu [...]
Th12
Phần Mềm Quản Lý Sản Xuất Là Gì? Các Phần Mềm Quản Lý Sản Xuất Tốt Nhất Hiện Nay
Trong thời đại công nghiệp 4.0, các giải pháp số hóa tại nhà máy đang [...]
Th12
Tìm Hiểu MES Là Gì? MES Là Viết Tắt Của Từ Gì? Những Điều Cần Biết Về MES
Trong thời đại công nghiệp 4.0, việc triển khai & áp dụng các giải pháp [...]
Th12
TOP 10 Tiêu Chí Lựa Chọn Phần Mềm MES Tối Ưu
Trong thời đại công nghiệp 4.0 các doanh nghiệp sản xuất tìm kiếm giải pháp [...]
Th12
Hệ Thống MES Là Gì? Tìm Hiểu Các Lợi Ích Của Hệ Thống Quản Lý Sản Xuất MES
Một trong những công cụ chuyên dùng để tối ưu khả năng vận hành của [...]
Th12