Nên lựa chọn ổ cứng SSD hay HDD hiện là câu hỏi được nhiều khách hàng đặt ra khi tìm hiểu và có nhu cầu mua ổ cứng cho máy tính công nghiệp. Hãy cùng ATPro Corp đi tìm đáp án cho câu hỏi trên qua nội dung bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu ổ cứng SSD và ổ cứng HDD là gì?
Khái niệm ổ cứng SSD
Ổ cứng SSD (Solid State Drive) là một loại phương tiện lưu trữ dữ liệu (data) trên bộ nhớ flash trạng thái rắn. SSD có cấu tạo từ hai thành phần chính: bộ điều khiển flash và chip nhớ flash NAND.
Ổ cứng SSD sử dụng bộ nhớ bán dẫn SRAM, DRAM hay FLASH để lưu trữ, giúp cải thiện tốc độ so với ổ cứng HDD truyền thống.
Khái niệm ổ cứng HDD
Ổ cứng HDD (Hard Disk Drive) là ổ đĩa cứng truyền thống dùng để lưu trữ dữ liệu trên bề mặt các tấm đĩa tròn phủ từ tính. Loại ổ cứng này là bộ nhớ non-violate (không thay đổi), tức là khi không có nguồn điện thì những thông tin lưu trên ổ vẫn được bảo toàn.
Nguyên lý hoạt động của ổ cứng SSD và HDD
Nguyên lý hoạt động của Solid State Drive (SSD)
Khác với HDD, SSD thực hiện việc ghi thông tin vào các tấm nhớ được lưu trên bản mạch – chính là nơi lưu trữ dữ liệu trên máy tính. Các tấm nhớ này được phân chia thành từng trang và xếp chồng lên nhau gọi là các khối. Khi nhận lệnh ghi dữ liệu từ CPU, bộ điều khiển sẽ bắt đầu ghi thông tin lên một trang nào đó trong khối. Việc đọc dữ liệu chỉ cần tìm đến trang đã ghi dữ liệu và thực hiện đọc là xong.
Nguyên lý hoạt động của Hard Disk Drive (HDD)
HDD hoạt động khá đơn giản, nhờ vào cơ chế quay của đĩa từ và đầu dọc. Đĩa từ được phủ từ tính và chuyển động quanh một động cơ quay. Cùng với sự kết hợp với các bo mạch chủ điều khiển, từ đó nó có thể đọc/ghi dữ liệu, giải mã thông tin.
Xem thêm: Computer Vision là gì? Mọi thứ về thị giác máy tính bạn cần biết
Ưu – Nhược điểm của ổ cứng SSD (Solid State Drive) và HDD (Hard Disk Drive)
Ổ cứng SSD
Ưu điểm
- Ổ cứng HDD (Hard Disk Drive) được thiết kế với kiểu dáng đơn giản
- Lưu trữ được rất nhiều dữ liệu
- Giá thành hợp lý
- Kích thước: 3,5″ và 2,5″ phù hợp với máy tính để bàn và máy tính xách tay (laptop)
Nhược điểm
- Tỏa nhiệt lớn
- Phát ra tiếng ồn khi hoạt động
- Chịu ảnh hưởng bởi từ tính
Ổ cứng HDD
Ưu điểm
- Sở hữu tốc độ đọc, ghi dữ liệu nhanh chóng
- Không gặp phải tình trạng full disk như khi sử dụng ổ cứng HDD
- Tốc độ khởi động máy và chạy phần mềm cực nhanh
- Hoạt động êm ái, mát hơn so với ổ cứng HDD
- Tiêu hao năng lượng ít
Nhược điểm
- Giá thành khá cao, cao hơn so với ổ cứng HDD cùng dung lượng
- Số lượng lưu trữ có hạn
Lựa chọn ổ cứng SSD hay HDD cho máy tính công nghiệp (IPC)?
Để trả lời cho câu hỏi “Nên lựa chọn ổ cứng SSD hay HDD cho máy tính công nghiệp” trước tiên cùng ATPro tìm hiểu sự khác nhau giữa hai loại ổ cứng phổ biến này qua bảng sau:
Tiêu chí so sánh | Ổ cứng SSD | Ổ cứng HDD |
Kích thước | Kích thước chuẩn 2.5 inch với độ dày 7mm, ổ cứng SSD nhỏ gọn có kích thước chỉ bằng một thanh RAM hay card wifi trên laptop | Kích thước khoảng 1.8 inch đến 3.5 inch với độ dày 9.5mm |
Độ bền | Độ bền cao | Độ bền không cao bằng ổ cứng SSD |
Độ ồn | Không phát ra tiếng ồn, hoạt động êm ái và yên lặng | Phát ra tiếng ồn lớn khi hoạt động (lưu – xuất dữ liệu) |
Tốc độ đọc/ghi | Lên đến 3500MB/s | Đạt mức 100MB/s |
Điện năng tiêu thụ | Mức điện năng tiêu thụ thấp | Tiêu thụ nhiều năng lượng vì cần điện năng để quay mặt đĩa, gấp 4 lần so với ổ cứng SSD |
Mức độ phổ biến | Không phổ biến bằng ổ cứng HDD | Phổ biến do có nhiều mẫu mã hơn |
Độ phân mảnh | Không gây ảnh hưởng đến hiệu năng vì chip thiết kế rời và dữ liệu được phân vùng | Gây ảnh hưởng đến hiệu năng hoạt động, mất nhiều thời gian cho mặt đĩa tròn quay |
Giá thành | Giá thành cao | Giá thành rẻ hơn so với ổ cứng SSD cùng dung lượng |
Qua bảng so sánh trên, chúng ta có thể thấy được những ưu điểm vượt trội của ổ cứng SSD so với HDD. Tuy nhiên, giá thành của SSD cao hơn HDD rất nhiều, vì vậy tùy vào nhu cầu sử dụng và tài chính kinh tế để lựa chọn loại ổ cứng phù hợp. Để giúp tối ưu chi phí đầu tư, bạn có thể tham khảo phương án cài đặt hệ điều hành trên ổ cứng SSD và lưu trữ dữ liệu trên HDD.
Top các dòng máy tính bán chạy tại ATPro
Tóm lại, SSD và HDD đều là hai loại ổ cứng sở hữu nhiều đặc điểm nổi bật được sử dụng phổ biến hiện nay. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu rõ về sự khác biệt giữa hai loại ổ cứng này. Nếu vẫn còn phân vân nên lựa chọn ổ cứng SSD hay HDD cho máy tính công nghiệp xin vui lòng liên hệ trực tiếp với ATPro Corp để được hỗ trợ giải đáp cụ thể.
ATPro - Cung cấp phần mềm SCADA, tủ điện công nghiệp, đồng hồ LED điện tử, đồng hồ nước điện tử, máy đo lưu lượng, van công nghiệp, máy tính công nghiệp, màn hình cảm ứng HMI, IoT GATEWAY công nghiệp, đèn cảnh cáo tín hiệu, bộ đếm sản phẩm, bảng led năng suất, cảm biến công nghiệp...uy tín chất lượng giá tốt. Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.THAM KHẢO TOP 10 SẢN PHẨM BÁN CHẠY TẠI ATPro
Bài viết liên quan
Lý Do Tại Sao Doanh Nghiệp Nên Đầu Tư Vào Máy Tính Công Nghiệp?
Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của công nghệ và nhu cầu sử [...]
Th6
Những Xu Hướng Mới Trong Thiết Kế Máy Tính Công Nghiệp
Sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ đang thúc đẩy ngành công [...]
Th6
Hướng Dẫn Bảo Trì Máy Tính Công Nghiệp Chi Tiết Nhất
Mặc dù máy tính công nghiệp được thiết kế để chịu được điều kiện khắc [...]
Th6
Những Nhà Cung Cấp Máy Tính Công Nghiệp Hàng Đầu Tại Việt Nam
Nhu cầu sử dụng máy tính công nghiệp ngày càng tăng cao tại Việt Nam, [...]
Th6
Lịch Sử Phát Triển Của Máy Tính Công Nghiệp
Không giống như các dòng máy tính thông thường, máy tính công nghiệp được thiết [...]
Th6
Tương Lai Của Máy Tính Công Nghiệp Trong IoT
Ngày nay, máy tính công nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực [...]
Th6